Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5999:1995

CHẤT  LƯỢNG  NƯỚC  -  LẤY  MẪU  –  HƯỚNG  DẪN  LẤY  MẪU  NƯỚC THẢI
Water quality - Sampling - Guidance on sampling of waste water

 

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định những chi tiết về lấy mẫu nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt, nghĩa là các kể hoạch lấy mẫu và kĩ thuật lấy mẫu. Nó được dùng cho mọi loại nước thải, nghĩa là nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt thô hoặc đã xử lí.

Tiêu chuẩn này không quy định việc lấy mẫu khi có sự cố tràn, mặc dầu các phương pháp (lược trình bày có thể áp dụng cho một số trường hợp.

1.1. Mục tiêu

Một  chương  trình  lấy  mẫu  có  thể  nhằm  nhiều  mục  tiêu.  Một  số  mục  tiêu  thông thường là:

- Xác định nồng độ các chất ô nhiễm trong dòng nước thải;

- Xác định tải lượng các chất ô nhiễm được mang bởi dòng nước thải;

- Cung cấp số liệu để vận hành các trạm xử lí nước thải;

- Xác định xem các giới hạn tải lượng thải có được tuân thủ hay không;

- Cung cấp so liệu để đánh thuế nước thải.

Khi vạch kế hoạch lấy mẫu nước thải cần phải luôn nhằm vào mục tiêu đã định để sao cho thông tin thu được phù hợp với yêu cầu.

Nói chung, các mục tiêu lấy mẫu là kiểm tra lượng hoặc đặc tính chất lượng như nêu ở các mục l.1.l và l.l.2

1.1.1. Mô tả đặc tính chất lượng

Mô tả đặc tính chất lượng nhằm xác định nồng độ hoặc tải lượng của các chất ô nhiễm trong một thời gian dài, thí dụ, để quan trắc sự thực hiện đúng tiêu chuẩn, để xác định xu hướng, để cung cấp số liệu về hiệu quả xử lí hoặc cung cấp số liệu tải lượng cho mục đích thiết kế và/hoặc kế hoạch hóa.

1.1.2. Kiểm tra chất lượng

Mục tiêu kiểm tra chất lượng có thể là:

a) Cung cấp số liệu cho kiểm soát hoạt động xử lí nước thải ngắn hạn hoặc dài hạn (thí dụ kiểm soát sinh khối phát triển trong công đoạn bùn hoạt tính, kiểm soát các quá trình phân hủy yếm khí, kiểm soát các trạm xử lí nước thải công nghiệp);

b) Cung cấp số liệu để bảo vệ trạm xử lí nước thải (thí dụ bảo vệ các trạm xử lí nước thải sinh hoạt khỏi tác động hủy hoại do các dòng thải công nghiệp, để phát hiện các nguồn sinh ra các chất tồn dư có hại của nước thải công nghiệp);

c) Cung cấp số liệu cho kiểm soát ô nhiễm (thí dụ kiểm soát những hoạt động phế thải trên đất, biển và các dòng nước).

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

Những tiêu chuẩn sau đây được dùng cùng với tiêu chuẩn này:

ISO 2602: 1980, Xử lí thống kê kết quả thử - Xác định giá trị trung bình – Khoảng tin cậy.

ISO 2854: 1976, Xử lí thống kê số liệu - Kỹ thuật đánh giá và các phép thử liên quan đến giá trị trung bình và các biển động.

ISO 5667- l: 1980, Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần l: Hướng dẫn lập các chương trình lấy mẫu.

TCVN  5992:  1995  (ISO  5667-2:  1991),  Chất  lượng  nước.  Lấy  mẫu.  Hướng  dẫn  kĩ

thuật lấy mẫu.

TCVN 5993: 1995 (ISO 5667- 3: 1985), Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lí mẫu.

TCVN 5995: 1995 (ISO 5667- 5: 1991), Chất lượng nước. Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước uống và nước dùng để chế biến đồ ăn uống.

TCVN 5981: 1995 (ISO 6107- 2: 1989), Chất lượng nước. Thuật ngữ - Phần dẫn lấy

3. Định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng những định nghĩa sau đây:

3.1. Mẫu tổ hợp

Hai hoặc nhiều mẫu trộn lẫn với nhau theo những tỉ lệ đã biết (gián đoạn hoặc liên tục), từ đó có thể thu được kết quả trung bình của một đặc tính mong muốn. Các tỉ lệ thường dựa trên các phép đo thời gian hoặc dòng chảy.

3.2. ống lấy mẫu

Đường

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5999:1995 (ISO 5667/10: 1992) về chất lượng nước - lấy mẫu – hướng dẫn lấy mẫu nước thải

  • Số hiệu: TCVN5999:1995
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1995
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản