Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CẤP CHÍNH XÁC CỦA PHƯƠNG TIỆN ĐO - YÊU CẦU CHUNG
Accuracy class of a measuring instrument - General requirements
Tiêu chuẩn này qui định yêu cầu chung về phân loại cấp chính xác của phương tiện đo, phương pháp quy định các đặc trưng đo lường tương ứng với cấp chính xác và cách ký hiệu cấp chính xác.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại phương tiện đo (vật đo, dụng cụ đo, chuyển đổi đo) có sai số do quán tính không đáng kể so với các sai số khác.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các phương tiện đo có định mức riêng đối với sai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống, các phương tiện đo mà khi sử dụng phải tính đến các đặc trưng động để xác định sai số của phép đo. Tiêu chuẩn này cũng không áp dụng cho các loại dụng cụ chỉ thị "0".
1.1. Cấp chính xác là một đặc trưng tổng quát của phương tiện đo phản ánh các đặc trưng đo lường có liên quan đến độ chính xác của phương tiện đo.
Việc phân loại cấp chính xác của phương tiện đo cụ thể phải được quy định bằng tiêu chuẩn hoặc bằng các văn bản tương ứng về khoa học - kỹ thuật đo lường.
1.2. Số cấp chính xác của mỗi loại phương tiện đo phải quy định phù hợp với yêu cầu sử dụng thực tế và trình độ khoa học - kỹ thuật của lĩnh vực đó.
Phương tiện đo để đo cùng một đại lượng vật lý có nhiều phạm vi đo khác nhau có thể có nhiều cấp chính xác tương ứng với từng phạm vi đo.
Việc phân loại cấp chính xác của phương tiện đo hiện số có thiết bị tính toán để xử lý kết quả đo không bị phụ thuộc vào cách thức xử lý đó.
1.3. Các đặc trưng đo lường phải được quy định cụ thể cho từng loại phương tiện đo tương ứng với từng cấp chính xác.
Đối với các đặc trưng đo lường ít thay đổi có thể quy định chung cho hai hay nhiều cấp chính xác.
Đối với các đặc trưng đo lường không phụ thuộc vào cấp chính xác, có thể quy định chung cho một loại phương tiện đo ở mọi cấp chính xác.
1.4. Các đặc trưng đo lường dùng làm cơ sở để phân loại cấp chính xác của phương tiện đo là:
- Sai số cơ bản;
- Sai số phụ;
- Độ không ổn định;
- Độ hồi sai;
- Các đặc trưng đo lường khác có ảnh hưởng đến độ chính xác của phương tiện đo.
1.5. Việc quy định sai số cho phép ở từng cấp chính xác, việc chọn dãy cấp chính xác và việc ký hiệu chúng phải theo đúng các quy định trong các phần tương ứng của tiêu chuẩn này.
2. Quy định sai số cơ bản (gọi tắt là sai số) và sai số phụ
2.1. Các hình thức biểu thị sai số
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6131-1:1996 về yêu cầu đảm bảo chất lượng đối với phương tiện đo - phần 1: hệ thống xác nhận đo lường đối với phương tiện đo do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6164:1996 (OIML / D.5) về Nguyên tắc thiết lập hệ thống thứ bậc cho phương tiện đo
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5722:1993 về Phương tiện đo độ cứng Rôcven A,B,C - Sơ đồ kiểm định
- 1Quyết định 1891/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6131-1:1996 về yêu cầu đảm bảo chất lượng đối với phương tiện đo - phần 1: hệ thống xác nhận đo lường đối với phương tiện đo do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6164:1996 (OIML / D.5) về Nguyên tắc thiết lập hệ thống thứ bậc cho phương tiện đo
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5722:1993 về Phương tiện đo độ cứng Rôcven A,B,C - Sơ đồ kiểm định
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5755:1993 về Cấp chính xác của phương tiện đo - Yêu cầu chung
- Số hiệu: TCVN5755:1993
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1993
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra