Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỨC ĂN CHĂN NUÔI – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG XƠ THÔ – PHƯƠNG PHÁP CÓ LỌC TRUNG GIAN
Animal feeding stuffs – Determination of crude fibre content – Method with intermediate filtration
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng xơ thô có lọc trung gian. Qui trình thủ công và bán tự động được mô tả dưới đây.
Phương pháp có thể áp dụng cho thức ăn chăn nuôi có hàm lượng xơ thô lớn hơn 10 g/kg.
CHÚ THÍCH Đối với thức ăn chăn nuôi có hàm lượng xơ thô bằng hoặc nhỏ hơn 10 g/kg, thì có thể sử dụng phương pháp được mô tả trong ISO 6541 [7].
Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng cho ngũ cốc và đậu đỗ.
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 4851:1989 (ISO 3696: 1987), Nước dùng để phân tính trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
TCVN 6952:2001 (ISO 6498:1998), Thức ăn chăn nuôi – Chuẩn bị mẫu thử.
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Hàm lượng xơ thô (crude fibre content)
Khối lượng hao hụt từ việc tro hóa cặn khô thu được sau khi thủy phân mẫu bằng axit và kiềm theo qui trình mô tả trong tiêu chuẩn này, chia cho khối lượng của phần mẫu thử.
CHÚ THÍCH Hàm lượng xơ thô được biểu thị bằng gam trên kilogam. Hàm lượng xơ thô cũng có thể được biểu thị bằng phần trăm khối lượng.
Xử lý phần mẫu thử bằng axit sulfuric loãng sôi. Cặn được tách bằng cách lọc, rửa và sau đó xử lý bằng dung dịch kali hydroxit sôi. Cặn được tách bằng cách lọc, rửa, sấy khô, cân, sau đó tro hóa. Khối lượng hao hụt từ việc tro hóa tương ứng với khối lượng xơ thô có trong phần mẫu thử.
Chỉ sử dụng các thuốc thử tinh khiết phân tích.
5.1. Nước, ít nhất đạt loại 3 theo TCVN 4851 (ISO 3693).
5.2. Axit clohydric, c(HCl) = 0,5 mol/l.
5.3. Axit sulfuric, c(H2SO4) = (0,13 ± 0,005) mol/l.
5.4. Dung dịch kali hydroxit, c(KOH) = (0,23 ± 0,005) mol/l.
5.5. Axeton.
5.6. Chất trợ lọc: cát biển, hoặc Celite® [1] 545, hoặc vật liệu có chất lượng tương đương.
Trước khi sử dụng, xử lý cát biển bằng axit clohydric sôi [c(HCl) = 4 mol/l], rửa bằng nước cho đến khi hết axit và nung ít nhất trong 1 giờ ở nhiệt độ (500 ± 25) oC.
Trước khi sử dụng, nung nóng chất trợ lọc thêm ít nhất trong 4 giờ ở nhiệt độ (500 ± 25) oC.
5.7. Chất chống tạo bọt, ví dụ n-octanol.
5.8. Dầu nhẹ, có khoảng sôi từ 40 oC đến 60 oC.
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể sau:
6.1. Máy nghiền, có khả năng nghiền mẫu sao cho lọt hết qua sàng cỡ lỗ 1 mm.
6.2. Cân phân tích, có độ chính xác tối thiểu 0,1 mg.
6.3. Phễu lọc, bằng thạch anh, sứ hoặc thủy tinh cứng, có tấm lọc loại thiêu kết nóng chảy cỡ lỗ từ 40 đến 100 (loại độ xốp P 100 theo ISO 4793:1980 [1]).
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 729/QĐ-BKHCN năm 2007 về việc công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4329:1993 về thức ăn chăn nuôi - phương pháp xác định hàm lượng xơ thô
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4851:1989 (ISO 3696-1987) về nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4325:2007 (ISO 6497:2002) về thức ăn chăn nuôi - Lấy mẫu
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4327:2007 (ISO 5984:2002) về thức ăn chăn nuôi - xác định tro thô
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4328-1:2007 (ISO 5983-1:2005) về thức ăn chăn nuôi - xác định hàm lượng nitơ và tính hàm lượng protein thô - Phần 1: Phương pháp Kjeldahl
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6952:2001 (ISO 9498:1998) về thức ăn chăn nuôi - Chuẩn bị mẫu thử
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4331:2001 (ISO 6492:1999) về thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng chất béo
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4329:2007 (ISO 6865:2000) về thức ăn chăn nuôi - xác định hàm lượng xơ thô - phương pháp có lọc trung gian
- Số hiệu: TCVN4329:2007
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2007
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra