Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC

TCVN 2159 – 77

ĐỘNG CƠ MÁY KÉO VÀ MÁY

LIÊN HỢP MÁNG ĐỆM CỔ TRỤC KHUỶU VÀ CỔ THANH TRUYỀN

YÊU CẦU KỸ THUẬT

Main and connecting rod bearings of tractor and combine engines

Technical requirements

Tiêu chuẩn này áp dụng cho máng đệm cổ trục khuỷu và cổ thanh truyền có kích thước danh nghĩa và kích thước sửa chữa lắp trên động cơ máy kéo và máy liên hợp.

1. YÊU CẦU KỸ THUẬT

1.1 Máng đệm cần phải chế tạo phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn này và các bản vẽ, tài liệu kỹ thuật đã được xét duyệt theo thủ tục quy định.

1.2 Máng đệm được chế tạo từ nhôm – cốt thép vật liệu làm vỏ máng đệm là thép 08 KΠ. Bên trong là lớp hợp kim chịu mòn ACM có độ cứng 23 ÷ 3OHB hay là hợp kim AO – 20 có độ cứng 28 ÷ 35 HB và có thành phần hóa học như sau:

Sn – 17,5 ÷22,5%; Cu – 0,7 ÷ 1,3% và còn lại là nhôm.

Cho phép hỗn hợp –Si, Fe và Mn không quá 0,7% mỗi thứ, những chất còn lại không quá 0,5%. Tổng hỗn hợp Si + Fe + Mn không quá 1%.

Cho phép sử dụng những hợp kim và những vật liệu khác để chế tạo lớp chịu mòn và vỏ máng đệm, nếu tính chống mòn, cơ lý tính, độ tin cậy của loại máng đệm đó không được thấp hơn loại  máng đệm chế tạo bằng lớp hợp kim chịu mòn ACM và vỏ thép O8 KΠ

Chú thích:

1 Đo độ cứng của lớp hợp kim chịu mòn ACM và AO – 20 tiến hành trên máng đệm;

2. Tạm thời dùng tiêu chuẩn hiện hành của Liên Xô hay tiêu chuẩn tương ứng của các nước khác cho đến khi ban hành tiêu chuẩn Việt Nam về vật liệu.

1.3 Chiều dày của lớp chịu mòn của máng đệm không nhỏ hơn 0,3 mm. Trên mặt phẳng tiếp giáp của hai nửa máng đệm cho phép giảm chiều dày của lớp chịu mòn đến 0,2 mm.

Không cho phép lớp chịu mòn bong khỏi vỏ máng đệm.

Chiều dày lớn nhất của lớp chịu mòn của các máng đệm dùng để sửa chữa quy định trên bản vẽ hoặc theo sự thỏa thuận giữa nơi sản xuất và khách hàng.

1.4 Máng đệm sau khi đã gia công cơ nên mạ một lớp thiếc có chiều dày là 0,003 – 0,009 mm.

1.5 Bề mặt làm việc của máng đệm phải sạch, không có vết nứt, vết xước, vết lõm, vết sây sát và những khuyết tật khác. Ngoài những khuyết tật kể trên, trên bề mặt cốt thép không được gỉ và chống được ăn mòn.

1.6 Độ nhẵn bề mặt của máng đệm theo TCVN 1063 – 71 không thấp hơn:

Ñ7 – Đối với mặt trụ trong và mặt trụ ngoài của máng đệm.

Ñ6 – Đối với mặt phẳng tiếp giáp của máng đệm.

1.7 Dung sai chiều dày hướng tâm của máng đệm  sau khi gia công cơ không được lớn hơn 0,01 mm.

Cho phép giảm chiều dày của máng đệm đến 0,015 mm ở vị trí trong hình quạt giới hạn bởi góc 300 (tính từ mặt phẳng tiếp giáp).

Tổng diện tích bề mặt cho phép được giảm chiều dày không vượt quá 15% diện tích bề mặt của máng đệm.

1.8 Mặt phẳng đi qua mặt mút của máng đệm phải vuông góc với đường sinh mặt trụ ngoài của máng đệm. Sai lệch và độ vuông góc  không vượt quá 0,5 mm trên đường kính 100 mm.

1.9 Độ không song song giữa mặt phẳng tiếp giáp của máng đệm với đường sinh mặt trụ ngoài  ở trạng thái ép chặt không được lớn hơn 0,03 mm trên toàn bộ chiều dài.

1.10 Dung sai chiều cao của máng điện H (xem hình vẽ) không được lớn hơn 0,05 mm.

Theo thỏa thuận với khách hàng cho phép ghép các máng đệm có dung sai theo chiều cao H đến 0,1 mm, với điều kiện đảm bảo tổng kích thước của bộ ghép bằng hai lần chiều cao máng đệm (2H).

Mỗi bộ máng đệm có cùng kích thước phải đánh dấu như sau:

Dấu «-» trên những máng đệm giảm kích thước ;

Dấu «+» trên những máng đệm tăng kích thước.

Dấu này không mất đi trong quá trình làm việc.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2159:1977 về Động cơ máy kéo và máy liên hợp - Máng đệm cổ trục khuỷu và cổ thanh truyền - Yêu cầu kỹ thuật

  • Số hiệu: TCVN2159:1977
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1977
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản