Hệ thống pháp luật

TCVN 1773-8:1999

(ISO 789-8:1991)

MÁY KÉO NÔNG NGHIỆP - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 8: BÌNH LỌC KHÔNG KHÍ CỦA ĐỘNG CƠ
Agricultural tractors – Test procedures - Part 8: Engine air cleaner

Soát xét lần 3

TCVN 1773-8:1999 hoàn toàn tương đương với ISO 789-8:1991

TCVN 1773:1999 gồm có 18 phần.

TCVN 1773-8:1999 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN / TC 23 Máy kéo và máy dùng trong nông – lâm nghiệp biên soạn. Tổng Cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng và Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

1. Phạm vi áp dụng

Phần này của TCVN 1773 quy định phương pháp thử các bình lọc không khí của động cơ lắp trên máy kéo nông nghiệp để bổ sung cho các phương pháp đã quy định trong IS 5011. Các phép thử bổ sung này là cần thiết do các bình lọc của động cơ phải hoạt động trong các điều kiện đặc biệt.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

ISO 5011 : 1998 Thiết bị lọc không khí đưa vào các động cơ đốt trong và máy nén – Thử đặc tính làm việc

3. Định nghĩa

3.1. Bộ phận an toàn: Một phần tử của bình lọc không khí được lắp cuối dòng của bộ phận lọc chính kiểu tấm chắn nhằm bảo vệ động cơ khỏi bị bụi lọt vào trong trường hợp xảy ra bất kỳ hư hỏng nào của bộ phận lọc chính hoặc để tránh bụi bẩn trong khi tháo bộ phận lọc chính ra để bảo dưỡng.

4. Độ chính xác phép đo

4.1. Các phép đo khi thử cần đặt độ chính xác đã quy định trong ISO 5011 : 1988, điều 4.

4.2. Mức chính xác cho việc đo gia tốc rung động trong phạm vi 2%; biên độ trong phạm vi 3% và tần số trong phạm vi 5%.

4.3. Các phép đo góc có mức độ chính xác trong phạm vi 10

5. Vật liệu và điều kiện thử

Vật liệu và điều kiện cần thử đúng quy định trong ISO 5011 : 1988, điều 5, trừ phi được nêu khác với quy định.

6. Thử chống rung động

6.1. Mở đầu

6.1.1. Phần này quy định phương pháp thử độ nguyên vẹn về mặt cấu trúc của cụm lọc không khí chống lại các rung động của động cơ hay thiết bị lắp đặt.

6.1.2. Các giá trị thử trên được dự định dùng như một tài liệu chỉ dẫn và có thể được thay đổi theo ý kiến của đơn vị cung cấp bình lọc không khí và đơn vị chế tạo máy kéo, đặc biệt nếu có được các số liệu về độ rung động thực tế của máy kéo.

6.2. Đặc điểm thao tác thử

Các phép thử sau xác định khả năng chịu đựng được rung động của cụm bình lọc không khí trên ba mặt phẳng trực giao chung cho trong một số chu kỳ được xác định trước.

6.3. Thiết bị thử

6.3.1. Máy gây rung loại cơ - điện, kèm theo bộ gây dao động dạng hình sin và bộ điều khiển tần số, máy khuyếch đại và bộ màn hình để chỉ sự dịch chuyển, tốc độ và gia tốc.

6.3.2. Gia tốc kế, tối thiểu phải có 2 chiếc, có đặc tính hiệu chỉnh tuyến tính trên phạm vi từ - 100 m/s2 đến 100m/s2

6.3.3. Cụm lọc không khí để thử, kèm theo ống hút và lắp che (hoặc cụm lọc thô nếu được lắp và quai bắt hoặc giá đỡ, nếu có trang bị). Khối lượng của bộ phận chứa bụi bẩn cần phải được tính đến.

6.3.4. Tấm liên kết cứng ở giá đỡ, để tạo điều kiện lắp bộ lọc không khí trên máy gây rung trên các mặt phẳng theo 3 chiều.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1773-8:1999 (ISO 789-8:1991) về máy kéo nông nghiệp - phương pháp thử - phần 8 : bình lọc không khí của động cơ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN1773-8:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1999
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản