Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1773-4:1999

(ISO 789-4:1982)

MÁY KÉO NÔNG NGHIỆP - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 4: ĐO KHÍ THẢI
Agricultural tractors – Test procedures- Part 4: Measurement of exhaust smoke

Soát xét lần 3

TCVN 1773-4:1999 hoàn toàn tương đương với ISO 789-4:1982

TCVN 1773:1999 gồm 18 phần.

TCVN 1773-4:1999 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC23 Máy kéo và máy dùng trong nông – lâm nghiệp biên soạn. Tổng Cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng và Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

1. Phạm vi áp dụng

Phần này của TCVN 1773 quy định phương pháp thử đo khói phát ra từ động cơ của máy kéo nông nghiệp khi làm việc với tốc độ ổn định.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn:

TCVN 1773-1: 1999 (ISO 789-1) Máy kéo bánh nông nghiệp – Phương pháp thử - Phần 1: Thử công suất của trục trích công suất.

ISO 2288 Máy kéo và máy nông nghiệp – Phương pháp thử động cơ (trên băng) – Công suất có ích.

3. Thiết bị đo

Cần có các thiết bị thử sau đây:

3.1. Lực kế

3.2. Mật độ kế, phù hợp theo yêu cầu nêu ở phụ lục A, lắp đặt và sử dụng theo mô tả ở phụ lục B.

4. Điều kiện thử

4.1. Phòng thí nghiệm

Nhiệt độ và áp suất khí quyển trong phòng thí nghiệm cần đạt sao cho hệ số F, lớn hơn 0,98 và nhỏ hơn 1,02 khi tính theo công suất sau:

Trong đó:

P là áp suất khí quyển, tính bằng milimét thủy ngân[1]), trong phòng thử nghiệm;

T là nhiệt độ nhiệt động lực học, trong phòng thí nghiệm tính bằng Kelvin

4.2. Động cơ hoặc máy kéo

Động cơ hoặc máy kéo cần phải giữ trong trạng thái cơ học tốt và phải được chạy rà trước.

Cần thử nghiệm động cơ với đầy đủ các thiết bị lắp đi kèm, theo quy định trong TCVN 1773-1:1999 (ISO 789-1).

Việc đặt động cơ cần tuân thủ theo các điều hướng dẫn của nhà chế tạo và được quy định theo TCVN 1773-1:1999 (ISO 789-1).

Cơ cấu thoát khí thải không được có lỗ thủng vì như vậy có thể làm loãng khí thải động cơ.

Động cơ cần được duy trì trong tình trạng làm việc bình thường theo quy định của nhà chế tạo. Đặc biệt, nước làm mát và dầu cần được duy trì ở nhiệt độ bình thường theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.

4.3. Nhiên liệu:

Trong điều kiện cho phép, sử dụng loại nhiên liệu được chỉ dẫn (quy cách kỹ thuật nêu ở phụ lục C). Nếu không dùng loại nhiên liệu theo chỉ dẫn trên thì cần ghi rõ các quy cách đặc điểm của loại nhiên liệu thử theo nội dung như đã nêu ở phụ lục C. Trong báo cáo kết quả thử cần ghi loại nhiên liệu đã dùng để thử.

5. Phương pháp thử:

5.1. Việc thử có thể tiến hành ở trên động cơ hoặc trên máy kéo.

5.2. Cần đo mật độ khói do động cơ thải ra khi động cơ làm việc ở 80% mức tải tối đa[2]

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1773-4:1999 (ISO 789-4:1982) về máy kéo nông nghiệp - phương pháp thử - phần 4: đo khí thải do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN1773-4:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1999
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản