Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9424 : 2012

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN – PHƯƠNG PHÁP TRƯỜNG CHUYỂN

Investigation, Evaluation and Exploration of minerals – Transient electromagnetic sounding method

Lời nói đầu

TCVN 9424: 2012 – Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản -  Phương pháp trường chuyển– do Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ THĂM DÒ KHOÁNG SẢN – PHƯƠNG PHÁP TRƯỜNG CHUYỂN

Investigation, Evaluation and Exploration of minerals – Transient electromagnetic sounding method

1. Định nghĩa phương pháp và phạm vi áp dụng

1.1. Định nghĩa phương pháp: Phương pháp trường chuyển, còn gọi là đo sâu trường chuyển (ĐSTC) là phương pháp thăm dò địa vật lý nghiên cứu hiện tượng cảm ứng điện từ thứ cấp xảy ra sau khi ngắt dòng điện. Tín hiệu cảm ứng điện từ được ghi lại ở các thời điểm từ sớm đến muộn để tăng dần chiều sâu nghiên cứu nhằm phát hiện các đối tượng dẫn điện có trong mặt cắt địa chất.

1.2. Phạm vi áp dụng: Tiêu chuẩn này quy định các nội dung kỹ thuật chủ yếu mà các tổ chức và cá nhân cần phải thực hiện khi tiến hành phương pháp ĐSTC trong điều tra địa chất; tìm kiếm, thăm dò khoáng sản; nước dưới đất; điều tra tai biến địa chất; địa chất công trình; địa chất môi trường và các lĩnh vực khác có liên quan. Phương pháp đặc biệt có hiệu quả khi trong mặt cắt điện – địa chất có lớp màn chắn trên mặt có điện trở cao.

2. Các thuật ngữ, định nghĩa

Các thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn được hiểu như sau:

2.1. Đồng bộ (Synchronization): Đồng bộ tần số và pha giữa máy phát và máy thu. Khi sử dụng bộ máy đo trường chuyển có máy phát và máy thu là hai khối riêng biệt thì phải tiến hành đồng bộ để đảm bảo chu trình làm việc của máy phát và máy thu đồng bộ với nhau cả về tần số và pha.

2.2. Độ trễ thời gian (Delay Time): Là độ lệch về thời gian giữa thời điểm đo so với thời điểm ngắt dòng phát. Độ trễ dương ứng với muộn hơn, còn độ trễ âm ứng với sớm hơn thời điểm cắt dòng. Thông thường chỉ đo không có trễ.

2.3. Cổng thời gian đo (gate): Thời điểm đo suất điện động (dB/dt) sau khi ngắt dòng phát.

2.4. Thời gian ngắt dòng (Turn off time): Là thời gian trễ từ lúc ngắt dòng phát cho đến khi cường độ dòng phát trong cuộn dây phát bằng 0.

2.5. Thời gian tích lũy (Intergration time): Thời gian để tích lũy các tín hiệu thu được. Thời gian tích lũy càng lớn, độ tin cậy số liệu ghi nhận được càng cao.

2.6. Bản ghi (Record): Là tập số liệu ghi được trong quá trình đo. Mỗi bản ghi gồm: ngày, tháng, năm; tên điểm, tên tuyến; giá trị suất điện động (dB/dt); cường độ dòng phát; kích thước khung dây phát; thời gian ngắt dòng; số thứ tự bản ghi.

3. Máy thiết bị

3.1. Yêu cầu về máy và thiết bị

Bộ máy đo trường chuyển bao gồm: Máy phát dòng điện tạo xung lưỡng cực vuông với chu kỳ 50% và máy thu trường điện từ với các tần số cơ sở (base frequency) do nhà sản xuất quy định.

Các thiết bị đi kèm gồm: vòng dây phát, vòng dây thu, nguồn cấp điện (may phát điện hoặc accquy) và các thiết bị đi kèm khác.

3.2. Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng thiết bị

3.2.1. Trước khi triển khai thu nhập tài liệu thực địa, máy đo trường chuyển phải được kiểm tra các tính năng, chỉ tiêu kỹ thuật và các chế độ hoạt động của máy theo chỉ tiêu kỹ thuật của nhà sản xuất.

3.2.2. Khi chưa có các quy định về kiểm chuẩn các máy đo trường chuyển phải tiến hành đo kiểm tra để kiểm chứng các chỉ tiêu kỹ thuật của máy. Việc đo kiểm tra được tiến hành trên khu vực không có nhiễu công nghiệp hoặc các vật thể gây nhiễu khác. Mỗi lần đo kiểm tra

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9424:2012 về Điều tra, đánh giá và thăm dò khoáng sản - Phương pháp trường chuyển

  • Số hiệu: TCVN9424:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản