Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9377-3:2012

CÔNG TÁC HOÀN THIỆN TRONG XÂY DỰNG - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU - PHẦN 3: CÔNG TÁC ỐP TRONG XÂY DỰNG

Finish works in construction - Execution and acceptance - Part 3: Wall tiling work

Lời nói đầu

TCVN 9377-3:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 303:2006 phần 3 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9377-3:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CÔNG TÁC HOÀN THIỆN TRONG XÂY DỰNG - THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU - PHẦN 3: CÔNG TÁC ỐP TRONG XÂY DỰNG

Finish works in construction - Execution and acceptance - Part 3: Wall tiling work

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật chính và hướng dẫn trình tự để thi công, kiểm tra và nghiệm thu chất lượng của công tác ốp trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 3121:2003, Vữa xây dựng - Phương pháp thử.

TCVN 4314:2003, Vữa xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 4732:2007, Đá ốp lát xây dựng.

TCVN 6414:1998, Gạch gốm ốp  lát - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 6884:2001, Gạch gốm ốp lát có độ hút nước thấp - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 6883:2001, Gạch granít - Yêu cầu kỹ thuật.

3 Thuật ngữ và định nghĩa

3.1

Vật liệu ốp (Tiling material)

Vật liệu ốp là gạch men kính, gạch ceramic, gạch kính, gạch đất nung, gạch granit nhân tạo, đá ốp tự nhiên, đá nhân tạo, gỗ, các tấm nhựa, kim loại dùng để ốp.

3.2

Hồ ốp (Tiling paste)

Hồ ốp là các loại keo, vữa dùng để gắn vật liệu ốp vào kết cấu công trình.

3.3

Nền ốp (Tiling base)

Nền ốp là bề mặt kết cấu công trình sẽ tiến hành ốp.

3.4

Mặt ốp (Tiling surface)

Mặt ốp là bề mặt lớp ốp.

4 Công tác ốp

4.1 Yêu cầu kỹ thuật

4.1.1 Công tác ốp bảo vệ hoặc ốp trang trí công trình nên tiến hành sau khi đã hoàn thành các công tác xây lắp kết cấu.

4.1.2 Công tác ốp trên kết cấu lắp ghép có thể tiến hành trước hoặc sau khi lắp dựng kết cấu và phụ thuộc vào đặc điểm của các loại vật liệu ốp, quy trình công nghệ chế tạo kết cấu và trình tự công việc được quy định trong thiết kế thi công công trình.

4.1.3 Vật liệu ốp là các loại gạch đá ốp lát phải thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật quy định trong các tiêu chuẩn TCVN 6414:1998, TCVN 6884:2001, TCVN 4732:1989, TCVN 6883:2001. Tùy theo kích thước, trọng lượng và chủng loại của vật liệu ốp, tính chất, độ phẳng của nền ốp, vị trí ốp và đặc điểm công trình mà lựa chọn phương pháp ốp cho phù hợp. Các phương pháp ốp thông dụng gồm:

- Ốp bằng vữa xi măng cát;

- Ốp bằng keo gắn;

- Ốp bằng giá đỡ, móc treo, bu lông, đinh

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9377-3:2012 về Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu - Phần 3: Công tác ốp trong xây dựng

  • Số hiệu: TCVN9377-3:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/08/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản