Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8646 : 2011

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - PHUN PHỦ KẼM BẢO VỆ BỀ MẶT KẾT CẤU THÉP VÀ THIẾT BỊ CƠ KHÍ - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Hydraulic structures - Zinc covered surface of steel structure and mechanical equipment - Technical requirements

Lời nói đầu

TCVN 8646 : 2011 Công trình thủy lợi - Phun phủ kẽm bảo vệ bề mặt kết cấu thép và thiết bị cơ khí - Yêu cầu kỹ thuật, được chuyển đổi từ 14TCN 188 : 2006 Công trình thủy lợi - Phun phủ kẽm kết cấu thép - Yêu cầu kỹ thuật, theo quy định tại khoản 1 điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a, khoản 1 điều 7 của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 8646 : 2011 do Trung tâm Khoa học và Triển khai kỹ thuật thủy lợi thuộc trường Đại học Thủy lợi biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tại Quyết định số 362/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 02 năm 2011.

 

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - PHUN PHỦ KẼM BẢO VỆ BỀ MẶT KẾT CẤU THÉP VÀ THIẾT BỊ CƠ KHÍ - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Hydraulic structures - Zinc covered surface of steel structure and mechanical equipment - Technical requirements

1 Phạm vi áp dụng

1.1 Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật cơ bản về phun phủ kẽm bảo vệ bề mặt kết cấu thép và thiết bị cơ khí trong các công trình thủy lợi.

1.2 Ngoài các loại vật liệu kẽm và thiết bị phun phủ quy định trong tiêu chuẩn này, nếu sử dụng những chủng loại vật liệu khác và thiết bị phun phủ khác phải có chú thích rõ ràng trên bản vẽ thiết kế.

2 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1

Phun phủ kẽm (Zinc covering)

Quá trình kẽm hoá lỏng được dòng khí nén thổi làm phân tán thành các lớp sương mù phủ lên bề mặt kim loại đã được làm sạch, tạo ra một lớp kẽm có chiều dày theo yêu cầu, trong đó các phần tử kim loại chồng lên nhau theo từng lớp.

2.2

Bề mặt được phun phủ (Zinc covered surface) Bề mặt trực tiếp của kết cấu được phun phủ kẽm.

2.3

Góc bắn của dòng cát (Sand shooting angle)

Góc hợp bởi đường trục của chi tiết và đường trục của dòng cát.

3 Yêu cầu kỹ thuật phun phủ kẽm

3.1 Yêu cầu chung

3.1.1 Phải kiểm tra mác thép, độ cứng và kích thước của vật liệu chi tiết cần phun phủ để lựa chọn công nghệ phun thích hợp.

3.1.2 Các bề mặt chi tiết đã được làm sạch phải được phun phủ ngay, không được để lâu quá sau 2 giờ. Những bề mặt không phun phủ phải được che chắn bảo vệ, đặc biệt là bề mặt ren, vít v.v...

3.1.3 Đối với các chi tiết có dạng hình tròn, được phun phủ bằng máy thì tốc độ quay của chi tiết phải bảo đảm trong khoảng từ 6 m/min đến 20 m/min đối với mặt ngoài và từ 20 m/min đến 23 m/min đối với mặt trong. Căn cứ vào chiều dày lớp phun để chọn tốc độ chạy của súng phun, được quy định trong bảng 1. Những chi tiết có dạng khác hình tròn thì dùng súng phun cầm tay để phun vào toàn bộ bề mặt chi tiết.

Bảng 1 - Tốc độ quay của chi tiết và dịch chuyển của đầu phun

Đường kính chi tiết

mm

Số vòng quay chi tiết

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8646:2011 về Công trình thủy lợi - Phun phủ kẽm bảo vệ bề mặt kết cấu thép và thiết bị cơ khí - Yêu cầu kỹ thuật

  • Số hiệu: TCVN8646:2011
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2011
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/08/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản