Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ GIÁM SÁT KỸ THUẬT HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG BIỂN - PHẦN 13: KIỂM TRA KHÔNG PHÁ HỦY
Rules for Classification and Technical Supervision of Subsea Pipeline Systems – Part 13: Non Destructive Testing
1.1. Phạm vi áp dụng
1.1.1. Phần này quy định các yêu cầu đối với các phương pháp, thiết bị, quy trình, chỉ tiêu chấp nhận, chứng nhận các chứng chỉ cho các nhân sự thực hiện kiểm tra bằng mắt thường và kiểm tra không phá hủy (NDT) vật liệu thép C-Mn, thép duplex, các loại thép không gỉ khác và các vật liệu thép có lớp phủ chống ăn mòn, các đường hàn được sử dụng trong các hệ thống đường ống.
1.1.2. Phần này không bao gồm phương pháp kiểm tra siêu âm tự động (AUT) đối với các mối hàn tròn. Các yêu cầu cụ thể đối với phương pháp kiểm tra siêu âm tự động cho các mối hàn tròn được quy định tại mục 10.
1.1.3. Các yêu cầu đối với NDT và kiểm tra bằng mắt thường ở các loại vật liệu khác phải được xác định rõ và nói chung phải phù hợp với những yêu cầu tại phần này.
1.2. Các phương pháp kiểm tra không phá hủy
1.2.1. Các phương pháp NDT phải được lựa chọn dựa trên các điều kiện gây ảnh hưởng đến độ nhạy của phương pháp kiểm tra. Khả năng phát hiện khiếm khuyết của các phương pháp kiểm tra phải được xem xét đối với loại vật liệu, hình dạng mối nối và quá trình hàn được sử dụng.
1.2.2. Vì các phương pháp NDT khác nhau có các hạn chế và /hoặc độ nhạy khác nhau nên có thể cần phải kết hợp hai hoặc nhiều phương pháp nhằm đảm bảo khả năng phát hiện tối ưu đối với những khuyết tật có hại.
1.2.3. Để phát hiện các khiếm khuyết bề mặt của vật liệu sắt từ, phương pháp kiểm tra bằng hạt từ hoặc dòng xoáy phải được ưu tiên áp dụng. Để phát hiện các khiếm khuyết bề mặt của các vật liệu không nhiễm từ, phương pháp kiểm tra chất lỏng thẩm thấu hoặc kiểm tra dòng xoáy phải được ưu tiên áp dụng.
1.2.4. Để phát hiện các khiếm khuyết bên trong, phải sử dụng phương pháp kiểm tra bằng siêu âm hoặc bằng ảnh phóng xạ. Có thể cần thiết phải kiểm tra siêu âm để bổ sung cho kết quả kiểm tra bằng kỹ thuật chụp ảnh phóng xạ hoặc ngược lại để tăng khả năng phát hiện hoặc xác định bản chất, kích thước của khuyết tật.
Phương pháp kiểm tra bằng ảnh phóng xạ được ưu tiên áp dụng để phát hiện các khuyết tật dạng thể tích. Đối với độ dày vật liệu trên 25 mm, phương pháp kiểm tra bằng ảnh phóng xạ cần được bổ sung bằng kiểm tra siêu âm.
Phương pháp kiểm tra bằng siêu âm được ưu tiên áp dụng cho các khuyết tật dạng mặt. Khi cần xác định chiều cao và độ sâu của khuyết tật, phải thực hiện kiểm tra bằng siêu âm.
1.2.5. Có thể áp dụng các phương pháp thay thế hoặc kết hợp các phương pháp để phát hiện khiếm khuyết, nếu chứng minh được rằng khả năng phát hiện các khiếm khuyết của các phương pháp này tương đương với khả năng phát hiện khiếm khuyết của các phương pháp được ưu tiên.
1.3. Các quy trình kiểm tra không phá hủy
1.3.1. Kiểm tra không phá hủy phải được thực hiện theo các quy trình được duyệt. Các quy trình này tối thiểu phải bao gồm các thông tin sau:
• Quy phạm hoặc tiêu chuẩn được áp dụng;
• Phương pháp hàn;
• Cấu hình và kích thước của mối nối;
• Vật liệu của vật được kiểm tra;
• Phương pháp kiểm tra;
• Kỹ thuật kiểm tra;
• Thiết bị kiểm tra chính và thiết bị phụ trợ;
• Các vật liệu tổn hao (nhãn sản phẩm);
• Độ nhạy kiểm tra;
• Kỹ thuật hiệu chuẩn và các mẫu hiệu chuẩn tham chiếu;
• Các thông số kiểm tra và độ biến thiên của chúng;
• Phương pháp đánh giá các khiếm khuyết;
• Báo cáo và lập tài liệu kết quả kiểm tra;
• Các quy trình hàn được áp dụng;
• Chỉ tiêu chấp nhận.
1.3.2. Nếu sử dụng các phương ph
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6475-4:2007 về quy phạm phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển – Phần 4: Nguyên tắc thiết kế
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6475-5:2007 về quy phạm phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển – Phần 5: Cơ sở thiết kế
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6475-6: 2007 về quy phạm phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển – Phần 6: Tải trọng
- 1Quyết định 1508/QĐ-BKHCN công bố tiêu chuẩn Quốc gia về Qui phạm phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Quyết định 1537/QĐ-BKHCN năm 2017 về hủy bỏ tiêu chuẩn quốc gia phân cấp và giám sát kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6475-4:2007 về quy phạm phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển – Phần 4: Nguyên tắc thiết kế
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6475-5:2007 về quy phạm phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển – Phần 5: Cơ sở thiết kế
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6475-6: 2007 về quy phạm phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển – Phần 6: Tải trọng
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6475-7:2007 về quy phạm phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển – Phần 7: Chỉ tiêu thiết kế
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6475-8:2007 về quy phạm phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển – Phần 8: Ống
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6475-9: 2007 về quy phạm phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển – Phần 9: Các bộ phận đường ống và lắp ráp
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6475-12:2007 về Quy phạm phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển – Phần 12: Hàn
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6475:2017 về Hệ thống đường ống biển - Phân cấp và giám sát kỹ thuật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6475-13:2007 về Quy phạm phân cấp và giám sát kỹ thuật hệ thống đường ống biển – Phần 13: Kiểm tra không phá hủy
- Số hiệu: TCVN6475-13:2007
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2007
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra