Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5735-3:2009

ISO 6621-3:2000

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG – VÒNG GĂNG - PHẦN 3: ĐẶC TÍNH VẬT LIỆU

Internal combustion engines – Piston rings - Part 3: Material specifications

Lời nói đầu

TCVN 5735-3:2009 hoàn toàn tương đương ISO 6621-3:2000.

TCVN 5735-3:2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 70 Động cơ đốt trong biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 5735 (ISO 6621), Động cơ đốt trong – Vòng găng, gồm các phần sau:

- TCVN 5735-1:2009 (ISO 6621-1:2007), Phần 1: Từ vựng.

- TCVN 5735-2:2008 (ISO 6621-2:2003), Phần 2: Nguyên tắc đo kiểm.

- TCVN 5735-3:2009 (ISO 6621-3:2000), Phần 3: Đặc tính vật liệu.

- TCVN 5735-4:2007 (ISO 6621-4:2003), Phần 4: Yêu cầu kỹ thuật chung.

- TCVN 5735-5:2009 (ISO 6621-5:2005), Phần 5: Yêu cầu chất lượng.

Lời giới thiệu

ISO 6621 là một trong các bộ Tiêu chuẩn Quốc tế về vòng găng của động cơ đốt trong kiểu tịnh tiến. Các bộ Tiêu chuẩn Quốc tế khác là ISO 6622-1 [5] và ISO 6622-2 [6], ISO 6623 [7], ISO 6624-1 [8], ISO 6624-2 [9], ISO 6624-3 [10] và ISO 6624-4 [11], ISO 6625 [12], ISO 6626 [13] [14] và ISO 6627 [15].

Phần này của ISO 6621 cung cấp hướng dẫn sử dụng các loại vật liệu có thể dùng cho vòng găng.

Nhiều vật liệu có thể dùng cho vòng găng như vậy, được các nhà sản xuất khác nhau, với từng loại vật liệu phù hợp với ứng dụng riêng biệt. Trong nhiều trường hợp, thành phần hóa học của vật liệu có khác nhau, nhưng phương pháp sản xuất của nhà sản xuất và việc xử lý nhiệt đều dùng được bất kể vật liệu của nhà sản xuất khác nhau nhưng có cơ tính tương đương.

Trong sản xuất vòng găng, thích hợp để phân nhóm vật liệu thành cấp theo modul của vật liệu, vì vòng găng được quy định kích thước, lực ép của nó lên thành xy lanh chỉ được xác định bằng modul.

 

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG – VÒNG GĂNG - PHẦN 3: ĐẶC TÍNH VẬT LIỆU

Internal combustion engines – Piston rings - Part 3: Material specifications

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này phân loại vật liệu sử dụng để chế tạo vòng găng dựa trên cơ tính và ứng suất mà vật liệu có khả năng chịu được.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các vòng găng của động cơ đốt trong kiểu pít tông có đường kính đến 200 mm. Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng cho các vòng găng của máy nén làm việc trong các điều kiện tương tự.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 258-1 (ISO 6507-1), Vật liệu kim loại – Thử độ cứng Vickers – Phần 1: Phương pháp thử.

3. Cơ tính

Việc lựa chọn vật liệu theo tiêu chuẩn độ bền cơ học được cho trong Bảng 1 phải tính đến lớp phủ cuối cùng của vòng găng, đặc tính động cơ (giá trị danh định, bề mặt xy ranh, v.v…) và đặc điểm cấu trúc tế vi như graphit, xementit và ferit.

Bảng 1 – Vật liệu và cơ tính của vòng găng

Cấp

Cơ tính

MPa hoặc (N/mm2­)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5735-3:2009 (ISO 6621-3:2000) về Động cơ đốt trong - Vòng găng - Phần 3: Đặc tính vật liệu

  • Số hiệu: TCVN5735-3:2009
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2009
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản