Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5521:1991

ST SEV 3015-81

SẢN PHẨM THỰC PHẨM - NGUYÊN TẮC NUÔI CẤY VI SINH VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CÁC KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM VI SINH

Food Products - Principles for culturing microorganisms and methods for expressing microbiology test results

Lời nói đầu

TCVN 5521:1991 phù hợp với ST SEV 3015-81;

TCVN 5521:1991 do Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng khu vực I biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Ủy ban Khoa học Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành;

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

SẢN PHẨM THỰC PHẨM - NGUYÊN TẮC NUÔI CẤY VI SINH VẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CÁC KẾT QUẢ KIỂM NGHIỆM VI SINH

Food Products - Principles for culturing microorganisms and methods for expressing microbiology test results

1. Các nguyên tắc chung về nuôi cấy

1.1. Việc nuôi cấy cho phép phát hiện hoặc đếm vi sinh vật một số chủng nhất định và các nhóm sinh lý hay các nhóm phân loại.

1.2. Việc nuôi cấy được tiến hành trên các môi trường dinh dưỡng trong những điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng của một số vi sinh vật xác định.

1.3. Để phát hiện các vi sinh vật, cho vào môi trường dinh dưỡng một lượng mẫu cân hay mẫu đã pha loãng hoặc các tế bào vi sinh vật đọng lại trên màng lọc.

1.4. Để xác định các tính chất sinh lý hoặc các thuộc tính phân loại của vi sinh vật, sử dụng trình tự nuôi cấy một hoặc nhiều giai đoạn bao gồm sự phát triển của vi sinh vật trong các môi trường không chọn lọc giàu dinh dưỡng, môi trường chọn lọc hoặc chẩn đoán chọn lọc.

1.5. Kết quả nuôi cấy được xác định định tính hoặc định lượng. Số lượng vi sinh vật được tính theo kết quả đếm các khuẩn lọc trên môi trường đông đặc hay theo số lượng các ống nghiệm có dấu hiệu phát triển của vi sinh vật trong môi trường lỏng.

2. Các phương pháp nuôi cấy

2.1. Lượng vật liệu nuôi cấy

2.1.1. Khi dùng phương pháp nuôi cấy chìm, lấy 1 cm3 sản phẩm lỏng hoặc mẫu pha loãng trộn đều với môi trường dinh dưỡng nóng chảy.

2.1.2. Khi dùng phương pháp cấy bề mặt, lấy 0,1 cm3 hoặc 0,2 cm3 sản phẩm lỏng hoặc mẫu pha loãng cho lên trên bề mặt môi trường đông đặc.

2.1.3. Để phát hiện các vi sinh vật và xác định thuộc tính phân loại của chúng lấy 50 g (cm3) sản phẩm cấy vào môi trường lỏng. Khi xác định số lượng vi sinh vật lấy khoảng 100 cm3 sản phẩm lỏng hoặc sản phẩm pha loãng cấy vào môi trường lỏng.

2.1.4. Vật liệu để cấy được lấy bằng các dụng cụ đã khử trùng và cho vào bình đã khử trùng hoặc cấy vào môi trường dinh dưỡng, tuân thủ các nguyên tắc vô trùng. Việc khử trùng các dụng cụ được tiến hành theo TCVN 4886:1989 (ST SEV 3013-81).

2.2. Độ pha loãng mẫu cân

2.2.1. Độ pha loãng mẫu cân để cấy trên môi trường đặc được chọn sao cho nhận được số lượng chung các khuẩn lạc phát triển trong hộp petri dao động trong khoảng từ 30 đến 300, số lượng khuẩn lạc thuộc các nhóm riêng biệt (thí dụ: coliform) từ 15 đến 150, nấm mốc từ 5 đến 50.

2.2.2. Độ pha loãng mẫu để cấy vào các môi trường lỏng được chọn sao cho ít nhất trong ống nghiệm có độ pha loãng lớn nhất không có vi sinh vật.

2.3. Phương pháp cấy chìm trong môi trường đông đặc

2.3.1. Cho song song vào hai h

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5521:1991 (ST SEV 3015-81) về Sản phẩm thực phẩm - Nguyên tắc nuôi cấy vi sinh vật và phương pháp xử lý kết quả kiểm nghiệm vi sinh

  • Số hiệu: TCVN5521:1991
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1991
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/08/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản