Hệ thống pháp luật

TCVN 4825:1989

ISO 1213:3

CỐC - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Coke - Vocabulary of terms relating to solid mineral fuels

 

Lời nói đầu

TCVN 4825:1989 phù hợp với ISO 1213/3.

TCVN 4825:1989 do Trung tâm Tiêu chuẩn Chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

CỐC - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Coke - Vocabulary of terms relating to solid mineral fuels

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa được sử dụng chung trong công nghệ cốc.

1. Phần chung

1.1. Cốc (Coke)

Phần rắn còn lại của quá trình chưng cất than ở nhiệt độ cao (trên 800 oC).

1.2. Cốc lò cao (Blast furnace coke)

Cốc được sản xuất đặc biệt trong lò cốc để sử dụng cho lò cao; thường là cốc to với cấp hạt hẹp.

1.3. Cốc lò dốc (Foundry coke)

Cốc được sản xuất đặc biệt trong lò cốc để sử dụng cho lò cốc kiểu đứng, thường là cốc to, rất chắc chắn.

1.4. Cốc khí (Gas coke)

Phần rắn còn lại của quá trình chưng cất than có hàm lượng chất bốc cao ở nhiệt độ cao trong các lò cốc.

1.5. Cốc nhiệt độ thấp (Low temperature coke)

Phần rắn còn lại của quá trình chưng cất than ở nhiệt độ thấp (500oC đến 800oC).

1.6. Cốc to (Large coke)

Phần quá cỡ được tách ra trước khi phân cấp cỡ hạt lớn nhất của cốc phân loại.

1.7. Cốc phân loại (Graded coke)

Cốc được sàng nằm giữa hai sàng có cỡ lỗ đã định.

1.8. Cám cốc (Breeze)

Phần dưới cỡ sau khi phân cấp cỡ hạt nhỏ nhất của cốc phân loại.

1.9. Cốc nghiền (Milled coke)

Cốc đã nghiền để giảm kích thước sao cho một phần lớn lọt qua rây mịn, thí dụ mặt rây có lỗ 200 mm.

1.10. Cốc nhỏ (Small coke)

Cốc để sử dụng trong lò cao, được sản xuất đặc biệt bằng cách đập đến cỡ 63 mm hoặc nhỏ hơn.

2. Lấy mẫu

2.1. Mẫu (Sample)

Một phần cốc được lấy từ lô cốc, hoặc một lượng cốc đại diện cho lô cốc về một số đặc tính cần nghiên cứu.

2.2. Mẫu tổng (Gross sample)

Toàn bộ các mẫu đơn lấy từ lô cốc được gộp lại để giản lược thành mẫu thí nghiệm.

2.3. Mẫu từng phần (Part sample)

Phần mẫu thu được bằng cách chia mẫu.

2.4. Mẫu thí nghiệm (Laboratory sample)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4825:1989 (ISO 1213:3) về Cốc - Thuật ngữ và định nghĩa

  • Số hiệu: TCVN4825:1989
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1989
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/08/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản