Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Lime for construction
Lời nói đầu
TCVN 2231:2016 thay thế TCVN 2231:1989.
TCVN 2231:2016 do Viện Vật liệu Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
VÔI CALCI CHO XÂY DỰNG
Calcium lime for building purposes
Tiêu chuẩn này áp dụng cho vôi calci đóng rắn trong không khí để sử dụng trong xây dựng.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho vôi calci đã được tôi ở dạng hồ nhuyễn, huyền phù hay sữa vôi.
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4030:2003, Xi măng - Phương pháp xác định độ mịn;
TCVN 9191:2012, Đá vôi - Phương pháp phân tích hóa học.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Vôi calci (Calcium lime - CL)
Vôi đóng rắn trong không khí được nung từ đá calci Carbonat, có thành phần chủ yếu là calcium oxide (CaO), và/hoặc calcium hydroxide (Ca(OH)2) không bao gồm phụ gia có phản ứng thủy hóa hoặc puzolanic.
3.2
Vôi đóng rắn trong không khí (Air lime)
Vôi calci có khả năng kết hợp với carbon dioxide (CO2) đóng rắn và bền trong không khí.
3.3
Vôi sống (Quicklime)
Vôi đóng rắn trong không khí với thành phần chủ yếu ở dạng calci oxide (CaO), có phản ứng tỏa nhiệt khi tác dụng với nước. Vôi sống thường có kích thước từ dạng cục đến bột mịn.
3.4
Vôi hydrat (Hydrated lime)
Vôi đóng rắn trong không khí có thành phần ở dạng calci hydroxide [Ca(OH)2] được tạo thành từ việc tôi vôi sống với nước. Vôi hydrat thường ở các dạng bột, hồ nhuyễn, huyền phù hoặc sữa vôi.
3.5
Vôi cục (Lump quicklime)
Vôi sống ở dạng cục.
3.6
Vôi bột (Powder lime)
Nhận được từ việc nghiền vôi cục hoặc tôi (hydrat hóa) vôi sống đến dạng bột mịn.
3.7
Lô (Lot)
Khối lượng sản phẩm vôi calci cho xây dựng được sản xuất trong cùng dây chuyền công nghệ, cùng điều kiện sản xuất và trong cùng khoảng thời gian nhất định. Tùy theo quy mô công suất của dây chuyền, cỡ lô được quy định như sau:
- Cỡ lô không lớn hơn 50 tấn khi công suất của dây chuyền đến 15.000 tấn/năm;
- Cỡ lô không lớn hơn 100 tấn khi công suất của dây chuyền đến 30.000 tấn/năm;
- Cỡ lô không lớn hơn 300 tấn khi công suất của dây chuyền đến 100.000 tấn/năm.
4 Phân loại và ký hiệu quy ước
4.1 Phân loại
4.1.1 Theo hình dạng, kích thước, vôi được phân thành các loại sau:
Vôi cục, vôi bột.
4.1.2 Theo trạng thái vôi được phân thành các loại sau:
Vôi sống, vôi hydrat (dạng bột).
4.1.3 Theo tốc độ tôi, vôi sống
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9039:2011 về Nguyên liệu để sản xuất thủy tinh - Đá vôi
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9908:2013 về Đá vôi - Xác định hàm lượng magnesi - Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9909:2013 về Đá vôi - Xác định hàm lượng kali, natri - Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2231:1989 về vôi canxi cho xây dựng
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4030:2003 (EN 196-6: 1989, có sửa đổi) về Xi măng - Phương pháp xác định độ mịn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9191:2012 về Đá vôi - Phương pháp phân tích hóa học
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9039:2011 về Nguyên liệu để sản xuất thủy tinh - Đá vôi
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9908:2013 về Đá vôi - Xác định hàm lượng magnesi - Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9909:2013 về Đá vôi - Xác định hàm lượng kali, natri - Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử