Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
MỸ PHẨM - VI SINH VẬT - PHÁT HIỆN STAPHYLOCOCCUS AUREUS
Cosmetics - Microbiology - Detection of Staphylococcus aureus
Lời nói đầu
TCVN 13640:2023 hoàn toàn tương đương với ISO 22718:2015 và sửa đổi 1:2022.
TCVN 13640:2023 do Viện Kiểm nghiệm Thuốc thành phố Hồ Chí Minh biên soạn, Bộ Y tế đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh cho sản phẩm mỹ phẩm được thực hiện tùy theo mức độ phân tích rủi ro vi sinh nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng.
Phân tích rủi ro vi sinh phụ thuộc vào một số đặc điểm như:
- Độ ổn định của các sản phẩm mỹ phẩm;
- Khả năng gây bệnh của vi sinh vật;
- Vị trí sử dụng sản phẩm mỹ phẩm (tóc, da, mắt, niêm mạc);
- Độ tuổi người sử dụng (người lớn, trẻ em dưới 3 tuổi).
Đối với mỹ phẩm và các sản phẩm sử dụng tại chỗ khác, phát hiện các mầm bệnh trên da như Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa và Candida albicans là cần thiết, vì những vi sinh vật này có thể gây bệnh nhiễm khuẩn da hoặc mắt. Ngoài ra, việc phát hiện các loại vi sinh vật khác cũng được quan tâm vì sự xuất hiện của những vi sinh vật này như Escherichia coli cho thấy sự không đảm bảo vệ sinh trong quá trình sản xuất.
MỸ PHẨM - VI SINH VẬT - PHÁT HIỆN STAPHYLOCOCCUS AUREUS
Cosmetics - Microbiology - Detection of Staphylococcus aureus
Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn chung để phát hiện và định danh vi sinh vật Staphylococcus aureus trong các sản phẩm mỹ phẩm. Các vi sinh vật được chỉ định trong tiêu chuẩn này có thể khác tùy theo thực tế và quy định riêng của mỗi quốc gia.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm và sự an toàn cho người tiêu dùng, cần thực hiện phân tích rủi ro vi sinh thích hợp để xác định loại sản phẩm mỹ phẩm áp dụng tiêu chuẩn này. Các sản phẩm được coi là có rủi ro vi sinh thấp, dựa trên đánh giá rủi ro được mô tả trong TCVN 13641:2023 (ISO 29621) như các sản phẩm có hoạt độ nước thấp, sản phẩm chứa cồn hoặc giá trị pH cực đoan, v.v.
Phương pháp được mô tả trong tiêu chuẩn này dựa trên việc phát hiện Staphylococcus aureus trong môi trường lỏng không chọn lọc (môi trường tăng sinh), tiếp đó là phân lập trên môi trường thạch chọn lọc. Các phương pháp khác có thể thích hợp phụ thuộc vào giới hạn phát hiện.
CHÚ THÍCH: Đối với việc phát hiện Staphylococcus aureus, có thể cấy truyền trên môi trường nuôi cấy không chọn lọc, sau đó thực hiện các bước định danh thích hợp (ví dụ sử dụng Kít định danh).
Do có rất nhiều dạng sản phẩm mỹ phẩm nên trong phạm vi áp dụng, phương pháp này có thể không phù hợp với một số sản phẩm cụ thể (ví dụ như các sản phẩm không thấm nước). Các tiêu chuẩn quốc tế khác (TCVN 13635 (ISO 18415)) có thể phù hợp. Các phương pháp khác (ví dụ như phương pháp tự động) có thể thay thế cho các thử nghiệm sinh hóa trình bày ở đây với điều kiện phương pháp đó được chứng minh là tương đương hoặc phù hợp.
Toàn bộ hoặc một phần các tài liệu viện dẫn trong tài liệu này rất cần thiết. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 13637, Mỹ phẩm - Vi sinh - Hướng dẫn chung về kiểm tra vi sinh (ISO 21148:2017, Cosmetics - Mic
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12971:2020 (ISO 15819:2014) về Mỹ phẩm - Phương pháp phân tích - Các nitrosamin: Phát hiện và xác định N-nitrosodietanolamin (NDELA) bằng HPLC-MS-MS
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12972-1:2020 (ISO 16128-1:2016) về Mỹ phẩm - Hướng dẫn định nghĩa kỹ thuật và tiêu chí đối với sản phẩm và thành phần mỹ phẩm tự nhiên và hữu cơ - Phần 1: Định nghĩa đối với thành phần
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12972-2:2020 (ISO 16128-2:2017) về Mỹ phẩm - Hướng dẫn định nghĩa kỹ thuật và tiêu chí đối với các thành phần mỹ phẩm tự nhiên và hữu cơ - Phần 2: Các tiêu chí đối với các thành phần và sản phẩm
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13642:2023 về Mỹ phẩm - Phương pháp phân tích - Định tính tretinoin (retinoic acid) bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
- 1Quyết định 766/QĐ-BKHCN năm 2023 công bố Tiêu chuẩn quốc gia về Mỹ phẩm - Vi sinh vật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12971:2020 (ISO 15819:2014) về Mỹ phẩm - Phương pháp phân tích - Các nitrosamin: Phát hiện và xác định N-nitrosodietanolamin (NDELA) bằng HPLC-MS-MS
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12972-1:2020 (ISO 16128-1:2016) về Mỹ phẩm - Hướng dẫn định nghĩa kỹ thuật và tiêu chí đối với sản phẩm và thành phần mỹ phẩm tự nhiên và hữu cơ - Phần 1: Định nghĩa đối với thành phần
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12972-2:2020 (ISO 16128-2:2017) về Mỹ phẩm - Hướng dẫn định nghĩa kỹ thuật và tiêu chí đối với các thành phần mỹ phẩm tự nhiên và hữu cơ - Phần 2: Các tiêu chí đối với các thành phần và sản phẩm
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13637:2023 (ISO 21148:2017) về Mỹ phẩm - Vi sinh vật - Hướng dẫn chung về kiểm tra chỉ tiêu vi sinh vật
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13642:2023 về Mỹ phẩm - Phương pháp phân tích - Định tính tretinoin (retinoic acid) bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13640:2023 (ISO 22718:2015 with amendment 1:2022) về Mỹ phẩm - Vi sinh vật - Phát hiện Staphylococcus aureus
- Số hiệu: TCVN13640:2023
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2023
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra