Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
CHẤT LƯỢNG NƯỚC - ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG/KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG CHO CÁC PHÂN TÍCH KIM LOẠI
Water quality - Quality assurance/quality control for metals analysis
Lời nói đầu
TCVN 13449:2021 được xây dựng trên cơ sở tham khảo SMEWW 3020:2017 Quality assurance/quality control for metals analysis.
TCVN 13449:2021 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 147 Chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Đảm bảo chất lượng (QA) là một chương trình hoạt động của phòng thử nghiệm, quy định các biện pháp cần thiết để tạo ra các dữ liệu có thể đảm bảo với độ chụm và độ chính xác đã định. Chương trình này được quy định trong sổ tay QA, trong các văn bản thủ tục/quy trình, trong các bản hướng dẫn công việc và các hồ sơ. Sổ tay chất lượng phải bao gồm chính sách, xác định mức độ tin cậy theo phương pháp thống kê được sử dụng để biểu thị độ chính xác và độ lệch của dữ liệu, cũng như giới hạn phát hiện của phương pháp (MDL) và giới hạn báo cáo. Hệ thống tổng thể bao gồm tất cả các chính sách QA và các quy trình kiểm soát chất lượng (QC) cần thiết để chứng minh năng lực của phòng thử nghiệm và để đảm bảo và ghi lại bằng văn bản về chất lượng của dữ liệu phân tích. Các hệ thống chất lượng là rất cần thiết cho các phòng thử nghiệm để đạt được sự công nhận theo các chương trình chứng nhận phòng thử nghiệm của quốc gia hoặc quốc tế.
Các biện pháp QC cần thiết có thể bao gồm hiệu chuẩn phương pháp, chuẩn hóa thuốc thử, đánh giá năng lực của người phân tích, phân tích các mẫu mù, xác định độ nhạy của phương pháp [giới hạn phát hiện phương pháp (MDL), giới hạn phát hiện (LOD), giới hạn định lượng (LOQ), hoặc giới hạn báo cáo (MRL)], và đánh giá hàng ngày về độ chệch, độ chụm và sự nhiễm bẩn trong phòng thử nghiệm hoặc các yếu tố cản trở khác trong phân tích.
Một số phương pháp bao gồm các quy trình, tần suất và tiêu chí chấp nhận QC cụ thể. Đây được coi là những QC tối thiểu cần thiết để thực hiện phương pháp thành công.
Khi sử dụng các từ “nên” hoặc “tốt nhất”, thì QC là khuyến nghị; khi sử dụng từ “phải”, thì QC là bắt buộc. Các quy trình QC bổ sung được sử dụng khi cần thiết để đảm bảo rằng các kết quả là hợp lệ.
Một số chương trình nhất định có thể yêu cầu QC bổ sung hoặc có các giới hạn chấp nhận khác thay thế. Trong những trường hợp đó, phòng thử nghiệm phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt hơn.
Chương trình QC bao gồm ít nhất các yếu tố sau, khi áp dụng cho các phương pháp riêng:
- hiệu chuẩn,
- kiểm tra xác nhận hiệu chuẩn liên tục (CCV),
- xác định khoảng đo và MDL,
- chứng minh năng lực ban đầu (IDC),
- chứng minh năng lực liên tục,
- mẫu trắng phương pháp/mẫu trắng thuốc thử,
- mẫu trắng thêm chuẩn phòng thử nghiệm (LFB),
- nền mẫu thêm chuẩn phòng thử nghiệm (LFM),
- mẫu lặp/nền mẫu lặp thêm chuẩn phòng thử nghiệm (LFMD),
- kiểm tra xác nhận MDL và MRL,
- tính toán QC,
- sơ đồ kiểm soát,
- hành động khắc phục,
- tần suất QC,
- tiêu chí chấp nhận QC, và
- xác định về lô chuẩn bị và phân tích.
CHẤT LƯỢNG NƯỚC - ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG/KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG CHO CÁC PHÂN TÍCH KIM LOẠI
Water quality - Quality assurance/quality control for metals analysis
Tiêu chuẩn này quy định các thực hành đảm bảo chất lượng/kiểm soát chất lượng cho các phân tích kim loại trong mẫu nước.
Trong tiêu chuẩn này sử dụ
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12961:2020 (ISO 18191:2015) về Chất lượng nước xác định pH t nước biển - Phương pháp sử dụng chỉ thị màu M-Crezol tím
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12963:2020 về Chất lượng nước - Xác định chọn lọc các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi trong nước - Phương pháp sử dụng sắc ký khí và khối phổ bằng kỹ thuật headspace tĩnh (HS-GC-MS)
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13247:2020 (ISO 20469:2018) về Hướng dẫn phân cấp chất lượng nước cho tái sử dụng nước
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13675:2023 (ISO 20236:2018) về Chất lượng nước - Xác định tổng cacbon hữu cơ (TOC), cacbon hữu cơ hòa tan (DOC), tổng nitơ liên kết (TNb) và nitơ liên kết hòa tan (DNb) sau khi đối oxy hóa xúc tác ở nhiệt độ cao
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13676:2023 (ISO 21676:2018) về Chất lượng nước - Xác định phần hòa tan của một số thành phần dược hoạt tính, sản phẩm chuyển hóa và các chất hữu cơ khác trong nước và nước thải đã qua xử lý - Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao - Khối phổ (HPLC-MS/MS hoặc -HRMS) sau khi bơm trực tiếp
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13677-1:2023 (ISO 21253-1:2019) về Chất lượng nước - Phương pháp đa hợp chất theo lớp - Phần 1: Tiêu chí nhận dạng các hợp chất cần xác định bằng sắc ký khí, sắc ký lỏng và khối phổ
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13677-2:2023 (ISO 21253-2:2019) về Chất lượng nước - Phương pháp đa hợp chất theo lớp - Phần 2: Tiêu chí xác định định lượng các chất hữu cơ bằng phương pháp phân tích đa hợp chất theo lớp
- 1Quyết định 3497/QĐ-BKHCN năm 2021 công bố Tiêu chuẩn quốc gia về Chất lượng nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12961:2020 (ISO 18191:2015) về Chất lượng nước xác định pH t nước biển - Phương pháp sử dụng chỉ thị màu M-Crezol tím
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12963:2020 về Chất lượng nước - Xác định chọn lọc các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi trong nước - Phương pháp sử dụng sắc ký khí và khối phổ bằng kỹ thuật headspace tĩnh (HS-GC-MS)
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13247:2020 (ISO 20469:2018) về Hướng dẫn phân cấp chất lượng nước cho tái sử dụng nước
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13675:2023 (ISO 20236:2018) về Chất lượng nước - Xác định tổng cacbon hữu cơ (TOC), cacbon hữu cơ hòa tan (DOC), tổng nitơ liên kết (TNb) và nitơ liên kết hòa tan (DNb) sau khi đối oxy hóa xúc tác ở nhiệt độ cao
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13676:2023 (ISO 21676:2018) về Chất lượng nước - Xác định phần hòa tan của một số thành phần dược hoạt tính, sản phẩm chuyển hóa và các chất hữu cơ khác trong nước và nước thải đã qua xử lý - Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao - Khối phổ (HPLC-MS/MS hoặc -HRMS) sau khi bơm trực tiếp
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13677-1:2023 (ISO 21253-1:2019) về Chất lượng nước - Phương pháp đa hợp chất theo lớp - Phần 1: Tiêu chí nhận dạng các hợp chất cần xác định bằng sắc ký khí, sắc ký lỏng và khối phổ
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13677-2:2023 (ISO 21253-2:2019) về Chất lượng nước - Phương pháp đa hợp chất theo lớp - Phần 2: Tiêu chí xác định định lượng các chất hữu cơ bằng phương pháp phân tích đa hợp chất theo lớp
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13449:2021 về Chất lượng nước - Đảm bảo chất lượng/Kiểm soát chất lượng cho các phân tích kim loại
- Số hiệu: TCVN13449:2021
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2021
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra