Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12582 : 2018

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT - THIẾT BỊ CHỐNG NGỦ GẬT - YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ TÍNH NĂNG HOẠT ĐỘNG

Railway vehicles - Deadman device - Technical and performance requirements

Lời nói đầu

TCVN 12582 : 2018 được xây dựng trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn WOS 01.D.

TCVN 12582 : 2018 do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT - THIẾT BỊ CHỐNG NGỦ GẬT - YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ TÍNH NĂNG HOẠT ĐỘNG

Railway vehicles - Deadman device - Technical and performance requirements

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật, các tính năng hoạt động đối với thiết bị chống ngủ gật lắp đặt trên các loại đầu máy, toa xe động lực có buồng lái, toa xe kéo theo có buồng lái, phương tiện động lực chuyên dùng vận hành trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng và đường sắt đô thị.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4255:2008, Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài (mã IP).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1  Thiết bị chng ngủ gật (Deadman device)

Là thiết bị an toàn có chức năng kích hoạt các cảnh báo an toàn khi các tín hiệu đầu vào liên tục từ lái tàu bị gián đoạn.

3.2  Hãm khẩn (Emergency brake application)

Phương pháp hãm làm giảm nhanh tốc độ của tàu để tàu có thể dừng an toàn trong khoảng cách ngắn nhất.

3.3  Độ tin cậy (Reliability)

Khả năng một hạng mục có thể thực hiện một chức năng được yêu cầu dưới các điều kiện cho trước trong một khoảng thời gian cho trước.

4  Yêu cầu kỹ thuật và tính năng hoạt động

4.1  Yêu cầu kỹ thuật

4.1.1  Môi trường hoạt động

4.1.1.1  Các bộ phận của thiết bị chống ngủ gật lắp phía ngoài buồng lái phải chịu được điều kiện khí hậu sau:

a)  Nhiệt độ môi trường: từ -5oC đến 50oC;

b)  Độ ẩm tương đối của không khí tối đa 100 %;

c)  Độ ẩm tương đối của không khí ứng với trạng thái nhiệt độ môi trường 45 °C nằm trong khoảng từ 40 % đến 60 %;

d)  Độ cao so với mực nước biển: từ 0 m đến 1 370 m;

đ)  Không khí có muối biển.

4.1.1.2  Các bộ phận của thiết bị chống ngủ gật lắp phía trong buồng lái phải chịu được điều kiện khí hậu sau:

a)  Nhiệt độ môi trường: từ 0 °C đến 50 oC;

b)  Độ ẩm tương đối của không khí tối đa 95 %;

c)  Độ cao so với mực nước biển: từ 0 m đến 1 370 m;

d)  Không khí có muối biển.

4.1.2  Điều kiện rung động

4.1.2.1  Thiết bị chống ngủ gật phải chịu được rung động dạng hình sin (dao động điều hòa) theo cả 3 phương với biên độ:

a)  a = 25/f mm đối với dải tần số rung động f từ 1 Hz ÷ Hz;

b)  a = 250/f mm đối với dải tần số rung động f từ 10 Hz ÷ 400 Hz.

4.12.2  Thời gian thử nghiệm không nhỏ h

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12582:2018 về Phương tiện giao thông đường sắt - Thiết bị chống ngủ gật - Yêu cầu kỹ thuật và tính năng hoạt động

  • Số hiệu: TCVN12582:2018
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2018
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản