Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11856:2017

CHỢ KINH DOANH THỰC PHẨM

Food business market

Lời nói đầu

TCVN 11856:2017 do Viện Nghiên cứu Thương mại và Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương biên soạn, Bộ Công Thương đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CHỢ KINH DOANH THỰC PHẨM

Food business market

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và phương pháp đánh giá chợ kinh doanh thực phẩm.Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các chợ đầu mối, đấu giá nông sản; chợ tạm; chợ nổi (trên sông, biển).

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 6161, Phòng cháy chữa cháy. Chợ và trung tâm thương mại - Yêu cầu thiết kế.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau đây:

3.1  Chợ nằm trong quy hoạch (planned market)

Chợ trong quy hoạch phát triển mạng lưới chợ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, hiện đang có hiệu lực.

3.2  Chợ kinh doanh thực phẩm (Food business market)

Chợ truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng các nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu của khu vực dân cư, trong đó số cơ sở kinh doanh thực phẩm cố định (cơ sở được giao hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ) chiếm từ 30% tổng số cơ sở kinh doanh cố định tại chợ trở lên.

Điểm kinh doanh tại chợ: bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt, cửa hàng được bố trí cố định trong phạm vi chợ theo thiết kế xây dựng chợ, có diện tích quy chuẩn tối thiểu là 3m2/điểm.

3.3  Thực phẩm (Food)

Sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.

3.4  Sản phẩm động vật (Animal Product)

Các loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật (thịt, trứng, sáp ong, huyết, nội tạng, móng, da, lông và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật).

3.5  Kinh doanh thực phẩm (Food business)

Việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán thực phẩm.

3.6  An toàn thực phẩm (Food Safety)

Việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

3.7  Chế biến thực phẩm (Food Processing)

Quá trình xử lý thực phẩm đã qua sơ chế hoặc thực phẩm tươi sống theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để tạo thành nguyên liệu thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm.

3.8  Phụ gia thực phẩm (Food Additatives)

Chất có hay không có giá trị dinh dưỡng, không được tiêu thụ thông thường như một thực phẩm và cũng không được sử dụng như một thành phần của thực phẩm. Việc bổ sung chúng vào thực phẩm là để giải quyết mục đích công nghệ trong sản xuất, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển thực phẩm, nhằm cải thiện cấu kết hoặc đặc tính kỹ thuật của thực phẩm đó. Phụ gia thực phẩm không bao gồm các chất ô nhiễm hoặc các chất độc bổ sung vào thực phẩm nhằm duy trình hay cải thiện thành phần dinh dưỡng của thực phẩm.

3.9  Truy xuất nguồn gốc thực phẩm (Food Traceability)

Khả năng theo dõi nhận biết một đơn vị sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11856:2017 về Chợ kinh doanh thực phẩm

  • Số hiệu: TCVN11856:2017
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2017
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản