Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11641-1:2016

ISO 11102-1:1997

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIỂU PÍT TÔNG - THIẾT BỊ KHỞI ĐỘNG BẰNG TAY - PHẦN 1: YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Reciprocating internal combustion engines - Handle starting equipment - Part 1: Safety requirements and tests

Lời nói đầu

TCVN 11641-1:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 11102-1:1997.

TCVN 11641-1:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 70 Động cơ đốt trong biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 11641 (ISO 11102), Động cơ đốt trong kiểu pit tông - Thiết bị khởi động bằng tay, bao gồm các phần sau:

- Phần 1: Yêu cầu an toàn và phương pháp thử.

- Phần 2: Phương pháp thử góc ngắt.

 

ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG KIU PÍT TÔNG - THIẾT BỊ KHỞI ĐỘNG BNG TAY - PHẦN 1: YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Reciprocating internal combustion engines - Handle starting equipment - Part 1: Safety requirements and tests

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu cho thiết bị khởi động bằng tay của các động cơ đốt trong kiểu pit tông được sử dụng trên mặt đất, đường sắt hoặc đường thủy, không bao gồm các động cơ được sử dụng trên phương tiện giao thông đường bộ và máy bay. Tiêu chuẩn này cũng có thể được áp dụng cho các động cơ được sử dụng trên các máy xây dựng, máy làm đất hoặc các ứng dụng khác nếu chưa có tiêu chuẩn phù hợp.

Ngoài các yêu cầu an toàn kỹ thuật, tiêu chuẩn này đồng thời mô tả các quy trình thử gắn liền với các yêu cầu đó.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 11641-2 (ISO 11102-2), Động cơ đốt trong kiểu pit tông - Thiết bị khởi động bằng tay - Phần 2: Phương pháp th góc ngắt).

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng những định nghĩa sau đây.

3.1

Hệ thống khi động bằng tay (handle starting system)

Hệ thống khởi động sử dụng một tay quay để quay động cơ tới tốc độ khởi động yêu cầu.

3.2

Thiết bị ngắt tự động (automatic disengagement device)

Thiết bị tự động ngắt kết nối giữa động cơ và tay quay khởi động khi động cơ đã nổ, nhờ đó tránh việc tay quay bị quay bởi động cơ.

3.3

Dn hướng (guide)

Bộ phận này của hệ thống khởi động bằng tay sẽ dẫn hướng tay quay trong quá trình khởi động và ngăn chặn tay quay bị văng ra khi ngắt khởi động.

3.4

Thiết bị hạn chế giật ngược (kick back limiter)

Bộ phận của hệ thống khởi động bằng tay, khi được sử dụng theo chỉ dẫn và được bảo trì đúng cách, sẽ ngăn chặn hoặc hạn chế sự giật ngược nhằm hạn chế rủi ro gây chấn thương.

3.5

Sự giật ngược (kick back)

Sự thay đổi đột ngột trong hướng quay của tay quay khởi động do áp suất nén hoặc áp suất cháy của động cơ trong quá trình khởi động.

3.6

Khoảng ngắt khi động (disengagement travel)

Khoảng di chuyển của cán tay quay khởi động theo cung tròn tính từ điểm tay quay đổi hướng quay tới điểm ngắt khỏi trục khởi động, đo tại tâm của cán.

3.7

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11641-1:2016 (ISO 11102-1:1997) về Động cơ đốt trong kiểu pít tông - Thiết bị khởi động bằng tay - Phần 1: Yêu cầu an toàn và phương pháp thử

  • Số hiệu: TCVN11641-1:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản