Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10807-1:2015

ISO 13641-1:2003

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - XÁC ĐỊNH SỰ ỨC CHẾ QUÁ TRÌNH TẠO KHÍ CỦA VI KHUẨN KỴ KHÍ - PHẦN 1: PHÉP THỬ CHUNG

Water quality - Determination of inhibition of gas production of anaerobic bacteria - Part 1: General test

Lời nói đầu

TCVN 10807-1:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 13641-1:2003

TCVN 10807-1:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 147 Chất lượng nước biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 10807 (ISO 13641), Chất lượng nước - Xác định sự ức chế quá trình tạo khí của vi khuẩn kỵ khí gồm các phần sau:

- TCVN 10807-1:2015 (ISO 13641-1:2003), Phần 1: Phép thử chung;

- TCVN 10807-2:2015 (ISO 13641-2:2003), Phần 2: Phép thử đối với nồng độ sinh khối thấp.

 

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - XÁC ĐỊNH SỰ ỨC CHẾ QUÁ TRÌNH TẠO KHÍ CỦA VI KHUẨN KỴ KHÍ - PHẦN 1: PHÉP THỬ CHUNG

Water quality - Determination of inhibition of gas production of anaerobic bacteria - Part 1: General test

CẢNH BÁO - Mu bùn thải có thể chứa chất nguy hại và dễ cháy. Mẫu bùn chứa các vi sinh vật gây bệnh và có khả năng tạo ra các tác động sinh học. Do đó, khuyến nghị xử lý mẫu đặc biệt cẩn thận. Hoạt tính sinh học của vi sinh vật có thể tạo ra các loại khí d cháy tiềm n và tăng áp suất trong chai kín. Việc nổ các bình đựng mẫu thường kéo theo sự phát tán các mảnh nhiễm khuẩn hoặc các hạt chất lỏng mang mầm bệnh. Nên tránh sử dụng chai thủy tinh. Việc ly mẫu, vận chuyển và sử dụng mẫu bùn và dùng các ng tiêm nhỏ và các kim tiêm đo áp suất phải hết sức cẩn trọng. Phải tuân th các quy định quốc gia đối với các mối nguy hại từ vi sinh vật liên quan đến phương pháp này. Cn thao tác thận trọng với các vật liệu thử độc hại và các vật liệu không rõ đặc tính.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp sàng lọc để đánh giá độc tính tiềm ẩn của các chất, hỗn hợp, nước mặt, nước ngầm, nước thải, nước thải đã qua xử lý, bùn thải hoặc các mẫu môi trường khác bằng cách xác định sự tạo khí sinh học (cacbon đioxit và metan) từ quá trình phân hủy kỵ khí của bùn thải trong khoảng thời gian tới 3 ngày. Tốc độ sinh trưởng của vi khuẩn kỵ khí thấp hơn nhiều so với tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật hiếu khí. Vì lý do này, khoảng thời gian thử đối với phương pháp kỵ khí dài hơn so với phương pháp được sử dụng cho vi khuẩn hiếu khí.

Phương pháp này có thể áp dụng cho các chất, tan hoặc không tan trong nước, bao gồm cả hóa chất dễ bay hơi (xem trong tài liệu tham khảo [1] trong thư mục tài liệu tham khảo).

CHÚ THÍCH: Cần đặc biệt cẩn trọng với các hợp chất ít hòa tan trong nước, và trong trường hợp này, xem ví dụ, TCVN 6918 (ISO 10634). Đối với các thông tin chung về phép thử sinh học xem ISO 5667-16[2].

Phương pháp này cung cấp thông tin hữu ích trong việc dự báo tác động có thể có của vật liệu thử đến sự tạo khí sinh học trong hệ thống phân hủy kỵ khí. Ví dụ, chỉ những phép thử dài hơn, mô phỏng gần hơn với hệ thống phân hủy đang hoạt động có thể cho biết liệu có xảy ra sự thích nghi của vi sinh vật với vật liệu thử hoặc liệu các hợp chất có khả năng hấp thụ vào bùn có thể tích lũy thành một nồng độ độc hại sau một thời gian dài hơn thời gian cho phép trong phép thử này không.

Thông tin thu được từ tiêu chuẩn này có thể cũng hữu ích trong việc chọn nồng độ khối lượng ban đầu phù hợp cho phép thử phân hủy sinh

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10807-1:2015 (ISO 13641-1:2003) về Chất lượng nước - Xác định sự ức chế quá trình tạo khí của vi khuẩn kỵ khí - Phần 1: Phép thử chung

  • Số hiệu: TCVN10807-1:2015
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2015
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản