Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
DẦU MỠ THỰC VẬT - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT SÁP BẰNG SẮC KÝ KHÍ
Vegetable fats and oils - Determination of wax content by gas chromatography
Lời nói đầu
TCVN 10483:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 23647:2010;
TCVN 10483:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F2 Dầu mỡ động vật và thực vật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Dầu mỡ thực vật bao gồm chủ yếu các triacyglyxerol, nhưng cũng chứa lượng nhỏ các hợp chất không phải glyxerit thường gọi là các thành phần phụ. Thành phần của các thành phần phụ này (ví dụ: sterol, steryl este, triterpen dialcohol và chất sáp) cung cấp các thông tin rất đặc trưng về việc nhận biết các loại dầu. Do các biện pháp vật lý và biện pháp hóa học trong quá trình chế biến dầu mỡ thực vật có thể làm thay đổi thành phần và hàm lượng của chúng nên việc phân tích các thành phần phụ có thể áp dụng thích hợp để đặc trưng cho quá trình chế biến dầu.
Chất sáp là các hợp chất tự nhiên có mặt trong các loại dầu thực vật khác nhau và có thể dễ dàng kết tinh ở nhiệt độ thấp dẫn đến tình trạng bị vẩn đục. Loại bỏ sáp thường là một phần trong quá trình tinh luyện dầu thực vật (ví dụ: dầu hướng dương, dầu cám gạo, dầu ngô) và cần phải đo hiệu quả của quá trình này.
Tiêu chuẩn này không bao gồm phép phân tích chất sáp dầu oliu.
Với dầu oliu, hiện nay chưa có phương pháp chính thức đáng tin cậy để đo hàm lượng chất sáp và thành phần của dầu mỡ thực vật. Phép thử lạnh không cho các kết quả định tính và định lượng; phương pháp được xây dựng cho dầu oliu không áp dụng cho dầu lấy từ hạt và có thể gây ra nhiều vấn đề trong việc diễn giải các kết quả. Cần có tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho dầu mỡ thực vật thô, dầu mỡ thực vật tinh luyện, dầu mỡ thực vật đã loại sáp sơ bộ, dầu mỡ thực vật đông lạnh và dầu mỡ thực vật tinh luyện hoàn toàn.
Chất sáp từ các loại dầu mỡ thực vật khác nhau được tách khỏi các triacylglyxerol và các hợp chất không phải là glyxerit khác chứa liên kết đôi bằng sắc kí cột sử dụng cột nhồi hỗn hợp có chứa silica gel và silica gel tẩm AgNO3.
Phần chất sáp tiếp đó được phân tích bằng sắc kí khí mao quản. Phương pháp này cũng cho thông tin về hàm lượng các chất sáp tổng số và thành phần của chúng. Sử dụng các thông tin trong phương pháp này có thể dễ dàng kiểm tra chất lượng dầu cũng như theo dõi hiệu quả của quá trình loại bỏ chất sáp.
DẦU MỠ THỰC VẬT - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CHẤT SÁP BẰNG SẮC KÍ KHÍ
Vegetable fats and oils - Determination of wax content by gas chromatography
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp sắc kí khí để xác định hàm lượng chất sáp trong dầu thực vật thô, dầu thực vật đã khử gum, dầu thực vật đã trung hòa, dầu thực vật đông lạnh và dầu thực vật tinh luyện như dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu ngô và dầu cám gạo. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho dầu oliu hoặc dầu bã oliu.
Chất sáp là este của axit béo và ancol béo mạch dài (có 20 nguyên tử cacbon hoặc mạch cacbon bão hóa dài hơn).
Hàm lượng chất sáp được tính bằng miligam trên kilogam dầu.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 6128 (ISO 661), Dầu mỡ động vật và thực vật - Chuẩn bị mẫu thử.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
3.1. Hàm lượng chất sáp (wax content)
Phần khối lượng các chất trong mẫu thử xác định được t
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10480:2014 (ISO 18609:2000) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định chất không xà phòng hóa - Phương pháp chiết bằng hexan
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10481:2014 (ISO 19219:2002) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định cặn nhìn thấy được trong dầu mỡ thô
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10482:2014 (ISO 22959:2009) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định hydrocacbon thơm đa vòng bằng sắc kí phức chất cho - nhận trực tiếp và sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC) có detector huỳnh quang
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2625:2007 (ISO 5555:2001) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Lấy mẫu
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6128:2007 (ISO 661:2003) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Chuẩn bị mẫu thử
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7152:2002 (ISO 7712:1983) về Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Pipet Pasteur sử dụng một lần
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10480:2014 (ISO 18609:2000) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định chất không xà phòng hóa - Phương pháp chiết bằng hexan
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10481:2014 (ISO 19219:2002) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định cặn nhìn thấy được trong dầu mỡ thô
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10482:2014 (ISO 22959:2009) về Dầu mỡ động vật và thực vật - Xác định hydrocacbon thơm đa vòng bằng sắc kí phức chất cho - nhận trực tiếp và sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC) có detector huỳnh quang
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10483:2014 (ISO 23647:2010) về Dầu mỡ thực vật - Xác định hàm lượng chất sáp bằng sắc kí khí
- Số hiệu: TCVN10483:2014
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2014
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra