Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10229:2013

ISO 18517:2005

CAO SU LƯU HÓA HOẶC NHIỆT DẺO - THỬ NGHIỆM ĐỘ CỨNG - GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN

Rubber, vulcanized or thermoplastic - Hardness testing - Introduction and guide

Lời nói đầu

TCVN 10229:2013 hoàn toàn tương đương ISO 18517:2005.

TCVN 10229:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC45 Cao su thiên nhiên biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CAO SU LƯU HÓA HOẶC NHIỆT DẺO - THỬ NGHIỆM ĐỘ CỨNG - GIỚI THIỆU VÀ HƯỚNG DẪN

Rubber, vulcanized or thermoplastic - Hardness testing - Introduction and guide

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn về xác định độ cứng của cao su lưu hóa và nhiệt dẻo.

Tiêu chuẩn này nhằm cung cấp sự hiểu biết về tầm quan trọng của độ cứng do độ cứng là một đặc tính của vật liệu và nhằm giúp quá trình lựa chọn phương pháp thử thích hợp.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 1595-1 (ISO 7619-1), Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Xác định độ cứng ấn lõm - Phần 1: Phương pháp sử dụng thiết bị đo độ cứng (Độ cứng Shore)

TCVN 1595-2 (ISO 7619-2), Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Xác định độ cứng ấn lõm - Phần 2: Phương pháp sử dụng dụng cụ bỏ túi IRHD

TCVN 9810 (ISO 48), Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Xác định độ cứng (độ cứng từ 10 IRHD đến 100 IRHD)

ISO 7267-1, Trục lăn bọc cao su - Xác định độ cứng biểu kiến - Phần 1: Phương pháp IRHD

ISO 7267-2, Trục lăn bọc cao su - Xác định độ cứng biểu kiến - Phần 2: Phương pháp đo độ cứng loại Shore

ISO 7267-3, Trục lăn bọc cao su - Xác định độ cứng biểu kiến - Phần 3: Phương pháp Pusey và Jones

ISO 18898, Rubber - Calibration and verification of hardness testers (Cao su - Hiệu chuẩn và kiểm tra thiết bị thử độ cứng).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Độ cứng cao su quốc tế (International rubber hardness degrees)

IRHD

Thang độ cứng được chọn sao cho “0” biểu thị độ cứng vật liệu có môđun Young bằng không và “100” biểu thị độ cứng vật liệu có môđun Young vô hạn.

CHÚ THÍCH: Các đặc tính sau áp dụng với hầu hết dải thông thường của độ cứng:

a) Một độ cứng cao su quốc tế luôn thể hiện sự khác biệt tương ứng trong môđun Young;

b) Đối với cao su đàn hồi cao, thang đo IRHD và Shore A có thể so sánh với nhau được.

3.2. Độ cứng tiêu chuẩn (Standard hardness)

S

Độ cứng, độ cứng cao su theo tiêu chuẩn quốc tế, nhận được bằng cách sử dụng quy trình mô tả trong TCVN 9810 (ISO 48) đối với mẫu thử có độ dày tiêu chuẩn và không nhỏ hơn kích thước biên nhỏ nhất được quy định.

3.3. Độ cứng biu kiến (apparent hardness)

Độ cứng, độ cứng cao su theo tiêu chuẩn quốc tế, nhận được bằng cách sử dụng quy trình mô tả trong TCVN 9810 (ISO 48) đối với mẫu thử có kích thước không tiêu chuẩn.

4. Độ cứng ấn lõm

Thuật ngữ độ cứng được áp dụng đối với cao su liên quan đến

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10229:2013 (ISO 18517:2005) về Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Thử nghiệm độ cứng - Giới thiệu và hướng dẫn

  • Số hiệu: TCVN10229:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản