Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10045-1:2013

ISO 5470-1:1999

VẢI TRÁNG PHỦ CAO SU HOẶC CHẤT DẺO - XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHỊU MÀI MÒN - PHẦN 1: MÁY MÀI TABER

Rubber- or plastics-coated fabrics - Determination of abrasion resistance - Part 1: Taber abrader

Lời nói đầu

TCVN 10045-1:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 5470-1:1999.

TCVN 10045-1:2013 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 38 Vật liệu dệt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 10045-1:2013 là một phần của TCVN 10045. Tiêu chuẩn này gồm 2 phần:

TCVN 10045-1:2013, Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo - Xác định khả năng chịu mài mòn - Phần 1: Máy mài Taber.

TCVN 10045-2:2013, Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo - Xác định khả năng chịu mài mòn - Phần 2: Máy mài Martindale.

Lời giới thiệu

Có một điều phải được lưu ý đến phép thử Taber được nêu trong Bộ ISO 5470:1980 cần được quy định rõ ràng hơn nếu đạt được độ tái lập (R) hợp lý. Hiện nay Ban kỹ thuật TCVN/TC 61 đã hoàn thành và công bố TCVN 4503 (ISO 9352), tiêu chuẩn này đã sử dụng một tấm kẽm như một bộ phận hiệu chuẩn khả năng mài mòn ban đầu của bánh xe mài. Tuy nhiên, điều này không giải quyết hoàn toàn vấn đề bị kẹt hoặc duy trì các tính chất mài mòn giữa và trong các phép thử. Điều này cũng được coi là lãng phí và mất thời gian.

Tiêu chuẩn TCVN 10045-1:2013 (ISO 5470-1:1999) đưa ra cách tiếp cận trong ISO 9532 nếu thấy cần thiết. Tuy nhiên, những nhược điểm chính của máy mài Taber là:

a) Các điểm kết thúc có thể mang tính chủ quan nhất định nếu không áp dụng biện pháp kỹ thuật phân tích trọng lượng;

b) Chỉ mài một băng nhỏ của vật liệu;

c) Do tốc độ của ma sát tiếp giáp, sự gia nhiệt cục bộ của polyme tráng phủ có thể làm mềm vật liệu và bởi vậy ít mang tính đại diện cho sự mài mòn;

d) Lỗ có đường kính 6 mm tại tâm của mẫu thử không cho phép đánh giá các tính chất sau mài mòn như độ bền nhiệt thủy tĩnh hoặc độ bền với hóa chất.

 

VẢI TRÁNG PHỦ CAO SU HOẶC CHẤT DẺO - XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHỊU MÀI MÒN - PHẦN 1: MÁY MÀI TABER

Rubber- or plastics-coated fabrics - Determination of abrasion resistance - Part 1: Taber abrader

CẢNH BÁO - Những người sử dụng tiêu chuẩn này phải có kinh nghiệm làm việc trong phòng thí nghiệm thông thường. Tiêu chuẩn này không đề cập đến các vấn đề an toàn, nếu có liên quan, khi sử dụng tiêu chuẩn. Người sử dụng tiêu chuẩn phải có trách nhiệm thiết lập các biện pháp an toàn, bảo vệ sức khỏe phù hợp và tuân theo các quy định hiện hành của pháp luật.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đánh giá khả năng chịu mài mòn của vải tráng phủ bằng cách sử dụng máy mài Taber.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 256-1:2001 (ISO 6506-1:1999)[1], Vật liệu kim loại - Thử độ cứng Brinell. Phần 1: Phương pháp thử

TCVN 258-1:2002 (ISO 6507-1:1997)[2], Vật liệu kim loại - Thử độ cứng vickers - Phần 1: Phương pháp thử

TCVN 5071:2007 (ISO 5084:1996), Vật liệu dệt - Xác định độ dày của vật liệu và sản phẩm dệt

TCVN 5466:2002 (ISO 105-A02:1993), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A02: Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu

TCVN 7837:2007 (ISO

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10045-1:2013 (ISO 5470-1:1999) về Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo – Xác định khả năng chịu mài mòn – Phần 1: Máy mài Taber

  • Số hiệu: TCVN10045-1:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản