Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

22 TCN 60-84

QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM BÊ TÔNG XI MĂNG

I- QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Bê tông xi măng (thường gọi tắt là bê tông) là một hỗn hợp vật liệu gồm có 4 thành phần là đá (đá dăm hay đá sỏi) cát, xi măng và nước, phối hợp với nhau theo một tỷ lệ nhất định. Trong đó có cốt liệu chính là đá và cát, là những thành phần chịu lực chủ yếu của bê tông; còn xi măng, sau khi trộn với nước sẽ dần dần đông cứng lại và trở thành một chất kết dính trong hỗn hợp.

1.2. Bê tông được phân loại, theo nhiều cách tùy theo khối lượng thể tích lớn hay bé, tùy theo chất kết dính được sử dụng và tùy theo công dụng của chúng khác nhau (xem thêm phụ lục 1)

Khả năng chịu lực của các loại bê tông có tỷ lệ phối hợp khác nhau được biểu hiện bằng mác của loại bê tông đó. Mác bê tông là cường độ chịu nén của mẫu thử có kích thước 150x150x150mm được dưỡng hộ 28 ngày đếm trong môi trường không khí có nhiệt độ 20oC±2oC và độ ẩm không dưới 90%.

1.3. Trong khi thi công bê tông, hỗn hợp bê tông phải có tính dẻo, tính dễ thi công và đảm bảo thời gian đông cứng theo yêu cầu quy định.

Trong quá trình sử dụng các cấu kiện bê tông trong các công trình, bê tông phải đảm bảo được một số chỉ tiêu kỹ thuật như cường độ chịu nén, cường độ chịu kéo khi uốn hay kéo dọc trục, độ co ngót, độ chịu mài mòn, độ không xuyên nước, lực liên kết giữa bê tông với cốt thép cũng như mô đun đàn hồi khi nén tĩnh tùy theo yêu cầu cụ thể của thiết kế trong từng công trình.

1.4. Quy trình thí nghiệm này quy định những phương pháp thí nghiệm cơ lý bê tông xi măng để xác định:

- Độ sụt,

- Độ công tác,

- Khối lượng thể tích,

- Độ tách nước của hỗn hợp bê tông trong khi thi công và xác định:

- Khối lượng thể tích,

- Khối lượng riêng, độ chặt và độ rỗng,

- Độ hút nước,

- Độ chịu mài mòn,

- Độ không xuyên nước,

- Cường độ chịu nén,

- Cường độ chịu kéo khi uốn và chịu kéo dọc trục,

- Lực liên kết giữa bê tông và cốt thép,

- Độ co ngót,

- Mô đun đàn hồi khi nén tĩnh của bê tông trong khi sử dụng vào công trình.

1.5. Khi sản xuất bê tông, các vật liệu hợp thành như đá, cát, xi măng và nước phải đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật nhất định đã được ghi trong các quy trình hiện hành. (Xem trích dẫn ở các phụ lục 2, 3, 4, 5, và 6).

1.6. Khi lựa chọn kích thước mẫu thí nghiệm phải đảm bảo sao cho kích thước cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu trong bê tông không vượt quá 1/4 kích thước bé nhất của mẫu.

Hình dáng và kích thước mẫu thử đối với từng hạng mục thí nghiệm phải đảm bảo theo đúng các quy trình cụ thể được nêu lần lượt ở các mục trong quy trình này.

Sai số về kích thước mẫu thí nghiệm không được vượt quá ± 1%.

1.7. Khuôn đúc mẫu thí nghiệm phải đảm bảo lắp ghép chặt chẽ và không bị biến dạng khi đầm nén để khỏi làm chảy mất vữa xi măng. Nếu dùng khuôn hình lập phương thì bốn mặt bên trong thành khuôn phải thật phẳng và song song với nhau từng đôi một, độ bằng phẳng của các mặt bên trong không được sai lệch quá 0,05 mm. Nếu dùng khuôn hình trụ thì mặt bên trong phải đảm bảo độ cong đều đặn với mức độ lồi lõm không quá 0,05 mm. Độ nhẵn bóng của thành khuôn phải đạt cấp Ñ 6.

1.8. Để đúc khuôn mẫu thử hoặc để thí nghiệm về chỉ tiêu thi công, phải lấy hỗn hợp bê tông chỗ trộn bê tông lấy ở giữa thùng máy trộn hay ở giữa bunke chứa bê tông) hay tại chỗ đang đầm bê tông (lấy ở giữa mẻ bê tông vừa được chuyển đến).

Thể tích hỗn hợp lấy ra để đúc mẫu phải lớn hơn thể tích tổng số các mẫu thử từ 1,5 đến 2 lần.

Phải đúc xong các mẫu thử không chậm quá 15 phút sau khi kết thúc thời hạn trộn hỗn hợp bê tông.

1.9. Khi đúc mẫu bê tông:

Nếu bê tông có độ sụt không quá 12 cm thì phải đầm bê tông bằng máy đầm rung có tốc độ 2800÷3000 vòng/phút và biên độ rung 0,35 mm.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 60:1984 về quy trình thí nghiệm bê tông xi măng

  • Số hiệu: 22TCN60:1984
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 01/01/1984
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 25/08/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản