- 1Luật Hải quan sửa đổi 2005
- 2Bộ luật Hàng hải 2005
- 3Luật Giao dịch điện tử 2005
- 4Nghị định 154/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
- 5Nghị định 71/2006/NĐ-CP về quản lý cảng biển và luồng hàng hải
- 6Luật Hải quan 2001
- 7Nghị định 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 1Thông tư 42/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 212/QĐ-BTC năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2015
- 3Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 64/2011/TT-BTC | Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2011 |
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan;
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam số 40/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;
Căn cứ Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 19/2011/QĐ-TTg ngày 23 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm tiếp nhận bản khai hàng hóa nhập khẩu, các thông tin khác có liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh;
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thí điểm tiếp nhận bản khai hàng hóa, các chứng từ khác có liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh như sau:
Thông tư này hướng dẫn thực hiện thí điểm tiếp nhận bản khai hàng hóa, các chứng từ khác có liên quan dưới dạng dữ liệu điện tử và thông quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh (gọi chung là thủ tục hải quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh).
Điều 2. Đối tượng áp dụng và thời gian, địa bàn thí điểm
1. Đối tượng, thời gian, địa bàn thí điểm:
Đối tượng, thời gian, địa bàn thí điểm thực hiện theo quy định tại khoản 2; khoản 3, khoản 4 Điều 1 Quyết định số 19/2011/QĐ-TTg ngày 23 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Việc lựa chọn các hãng tàu/đại lý hãng tàu và các Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng biển tham gia thực hiện thí điểm từng giai đoạn do Tổng cục Hải quan quyết định cụ thể. Thủ tục thông báo và lựa chọn đối tượng tham gia thí điểm thực hiện như sau:
a) Hãng tàu/Đại lý hãng tàu gửi Thông báo tham gia bằng phương thức điện tử (theo mẫu số 1 - Phụ lục I) gửi đến Cổng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan.
b) Căn cứ quy định tại khoản 2, Điều 6, Quyết định số 19/2011/QĐ-TTg ngày 23 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Thông báo tham gia của Hãng tàu/Đại lý hãng tàu, Tổng cục Hải quan xem xét trả lời chấp nhận hoặc từ chối (nêu rõ lý do) bằng phương thức điện tử để Hãng tàu/Đại lý hãng tàu biết.
c) Trường hợp vì lý do bất khả kháng, không thực hiện được bằng phương thức điện tử thì việc gửi Thông báo tham gia của Hãng tàu/Đại lý hãng tàu và việc trả lời của Tổng cục Hải quan nêu tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều này được thực hiện bằng hồ sơ giấy.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thủ tục hải quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh: là thủ tục hải quan trong đó việc khai hải quan, tiếp nhận bản khai hàng hóa, các chứng từ khác có liên quan và quyết định thông quan đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh được thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
2. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan: Là hệ thống thông tin do Tổng cục Hải quan quản lý tập trung, thống nhất, sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
3. Hệ thống khai hải quan điện tử: Là hệ thống thông tin do người khai hải quan quản lý, sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử.
4. Thông quan điện tử tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh: Là việc cơ quan Hải quan quyết định thông quan tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh bằng phương thức điện tử.
Điều 4. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh
1. Khai hải quan và gửi thông tin khai hải quan được thực hiện trước khi tàu đến cảng và trước khi tàu rời cảng theo quy định tại
2. Việc thông quan tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh được quyết định trước khi tàu đến cảng hoặc rời cảng trên cơ sở thông tin khai hải quan nếu không có dấu hiệu vi phạm. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì có thể phải kiểm tra thực tế tàu trước khi quyết định thông quan.
Điều 5. Khai hải quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh
1. Người khai hải quan:
a) Hãng tàu;
b) Đại lý hãng tàu;
c) Công ty giao nhận.
2. Tạo lập thông tin khai hải quan:
a) Hãng tàu/Đại lý hãng tàu có trách nhiệm tạo lập, gửi và nhận thông tin điện tử theo hướng dẫn tại
b) Trường hợp nhiều Hãng tàu/đại lý hãng tàu cùng khai thác chung 01 con tàu nhập cảnh, xuất cảnh thì Hãng tàu/Đại lý hãng tàu tham gia thí điểm có trách nhiệm yêu cầu các Hãng tàu/đại lý hãng tàu khai thác chung con tàu đó tạo lập, gửi thông tin điện tử theo hướng dẫn tại
c) Trường hợp Hãng tàu/Đại lý hãng tàu không có đầy đủ thông tin chi tiết về vận đơn gom hàng như mô tả chi tiết hàng hóa, người gửi hàng, người nhận hàng thì Công ty giao nhận phát hành vận đơn đó có trách nhiệm tạo lập, gửi thông tin điện tử chi tiết về vận đơn gom hàng đến Cổng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan theo lộ trình thí điểm do Tổng cục Hải quan hướng dẫn.
3. Khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan phải sử dụng thống nhất nội dung khai điện tử và các mẫu biểu theo quy định tại Thông tư này.
4. Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc tạo lập thông tin khai hồ sơ hải quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh.
THỦ TỤC TIẾP NHẬN KHAI HẢI QUAN VÀ THÔNG QUAN ĐIỆN TỬ TÀU BIỂN NHẬP CẢNH
MỤC I. THỦ TỤC TẠO LẬP, GỬI, NHẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KHAI HẢI QUAN TÀU BIỂN NHẬP CẢNH
Điều 6. Tạo lập thông tin điện tử về hồ sơ hải quan
1. Người khai hải quan được lựa chọn một trong hai hình thức tạo lập thông tin điện tử sau:
a) Tạo lập theo chuẩn định dạng do Tổng cục Hải quan công bố để gửi đến Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan; hoặc
b) Khai trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan.
2. Hồ sơ hải quan điện tử gồm 08 loại chứng từ (các tiêu chí theo mẫu quy định tại Phụ lục II Thông tư này):
a) Bản khai hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển (Mẫu số 1);
b) Thông tin về Vận đơn gom hàng (house bill of lading) (Mẫu số 2);
c) Bản khai chung (Mẫu số 3);
d) Danh sách thuyền viên (Mẫu số 4);
đ) Bản khai hành lý thuyền viên (Mẫu số 5);
e) Bản khai dự trữ của tàu (Mẫu số 6);
g) Danh sách hành khách (nếu có) (Mẫu số 7);
h) Bản khai hàng hóa nguy hiểm trong trường hợp có vận chuyển hàng hóa nguy hiểm (Mẫu số 8).
Điều 7. Thủ tục gửi và nhận hồ sơ hải quan điện tử
1. Thời hạn gửi hồ sơ hải quan điện tử:
a) Đối với Bản khai hàng hóa nhập khẩu:
a1. Đối với các chuyến tàu có hành trình dưới 5 ngày: chậm nhất 12 giờ trước khi tàu dự kiến cập cảng.
a2. Đối với các chuyến tàu có hành trình khác: chậm nhất 24 giờ trước khi tàu dự kiến cập cảng.
b) Đối với thông tin về Vận đơn gom hàng (House Bill of Lading): Các công ty giao nhận gửi thông tin điện tử về Vận đơn gom hàng theo lộ trình thí điểm do Tổng cục Hải quan hướng dẫn.
c) Đối với các chứng từ khác quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h khoản 2 Điều 6: chậm nhất là 08 giờ trước khi tàu dự kiến cập cảng. Trường hợp Hãng tàu/Đại lý hãng tàu có được các thông tin này cùng thời điểm với bản lược khai thì có thể cung cấp thông tin trước cho cơ quan hải quan cùng thời điểm với bản lược khai theo hướng dẫn tại điểm a, khoản 1 Điều này.
d) Trường hợp vì lý do bất khả kháng, người khai hải quan không thể gửi các thông tin điện tử nêu tại khoản 1 Điều này khi tàu cập cảng, người khai hải quan có văn bản thông báo và thực hiện thủ tục hải quan bằng hồ sơ giấy theo quy định hiện hành.
2. Tiếp nhận và phản hồi thông tin hồ sơ hải quan điện tử:
a) Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận thông tin khai điện tử theo thời gian 24/7 ngày.
b) Phản hồi thông tin:
b1. Trường hợp thông tin khai đảm bảo đầy đủ các tiêu chí và khuôn dạng theo quy định thì hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tự động gửi thông tin chấp nhận nội dung khai hải quan (mẫu số 9 Phụ lục II).
b2. Trường hợp thông tin khai chưa đầy đủ thì hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tự động gửi thông báo lý do chưa tiếp nhận và hướng dẫn người khai hải quan khai lại (mẫu số 9 Phụ lục II).
3. Khai sửa đổi, bổ sung thông tin về hồ sơ hải quan điện tử tàu biển nhập cảnh:
a) Người khai hải quan: Thông tin hồ sơ hải quan điện tử tàu biển nhập cảnh đã gửi cho cơ quan hải quan nếu người khai hải quan có yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì phải tạo thông tin khai và thông tin cho cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục tàu bằng phương thức điện tử. Trường hợp vì lý do bất khả kháng, người khai hải quan không thể gửi các thông tin điện tử sửa đổi, bổ sung thì người khai hải quan có văn bản thông báo với cơ quan Hải quan và cung cấp thông tin khai sửa đổi bổ sung bằng hồ sơ giấy. Thời điểm khai thông tin sửa đổi, bổ sung:
a1) Đối với việc khai sửa đổi, bổ sung bản khai hàng hóa nhập khẩu, vận đơn gom hàng phải thực hiện trước thời điểm đăng ký tờ khai hải quan lô hàng nhập khẩu.
a2) Đối với các chứng từ khác phải thực hiện trước thời điểm tàu cập cảng.
b) Cơ quan hải quan: Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tàu nhập cảnh tiếp nhận thông tin khai sửa đổi, bổ sung lưu vào hệ thống và cung cấp cho các đơn vị chức năng để triển khai công tác nghiệp vụ có liên quan.
MỤC II. THỦ TỤC THÔNG QUAN TÀU BIỂN NHẬP CẢNH
Điều 8. Xử lý thông tin khai hải quan
Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tàu nhập cảnh thực hiện việc kiểm tra, tổng hợp, phân tích thông tin khai hải quan từ hệ thống (thông tin bản khai hàng hóa, các chứng từ có liên quan, thông tin quản lý rủi ro …) và xử lý:
1. Trường hợp thông tin khai hải quan phù hợp với các quy định của pháp luật, không có nghi ngờ thì thực hiện thông quan tàu theo hướng dẫn tại
2. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì chủ động phối hợp với Cảng vụ hàng hải và các cơ quan chức năng để xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hải quan.
1. Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tàu nhập cảnh gửi “Thông báo thông quan tàu biển” theo mẫu số 10 Phụ lục II Thông tư này dưới dạng điện tử hoặc bằng văn bản (áp dụng với trường hợp không tiếp nhận được ở dạng điện tử) cho người khai hải quan, Cảng vụ hàng hải, cơ quan có liên quan và doanh nghiệp kinh doanh cảng. Nội dung Thông báo nêu rõ:
a) Được thông quan tàu;
b) Được thông quan tàu sau khi đã thực hiện các nghiệp vụ cần thiết đối với các trường hợp theo hướng dẫn tại
2. Người khai hải quan thực hiện các quyết định và hướng dẫn của cơ quan hải quan theo “Thông báo thông quan tàu biển”.
3. Khi tàu nhập cảnh vào vị trí neo đậu an toàn do Cảng vụ chỉ định và sau khi hoàn tất thủ tục nhập cảnh với các cơ quan quản lý khác, Hãng tàu/đại lý hãng tàu gửi thông báo tàu đến bằng phương thức điện tử cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tàu (theo mẫu số 2 - Phụ lục I). Thời điểm gửi thông báo tàu đến cảng được xác định là thời điểm hàng nhập khẩu chuyển chở trên tàu đến cửa khẩu Việt Nam, làm cơ sở thực hiện các chính sách quản lý có liên quan.
THỦ TỤC TIẾP NHẬN KHAI HẢI QUAN VÀ THÔNG QUAN ĐIỆN TỬ TÀU BIỂN XUẤT CẢNH
MỤC I. THỦ TỤC TẠO LẬP, GỬI, NHẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KHAI HẢI QUAN TÀU BIỂN XUẤT CẢNH
Điều 10. Tạo lập thông tin điện tử về hồ sơ hải quan
1. Người khai hải quan được lựa chọn một trong hai hình thức tạo lập thông tin điện tử sau:
a) Tạo lập theo chuẩn định dạng do Tổng cục Hải quan công bố để gửi đến Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan; hoặc
b) Khai trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan.
2. Hồ sơ hải quan điện tử gồm 06 loại chứng từ theo mẫu quy định tại Phụ lục II Thông tư này:
a) Bản khai hàng hóa xuất khẩu (Mẫu số 1);
b) Bản khai chung (Mẫu số 3);
c) Danh sách thuyền viên (Mẫu số 4);
d) Bản khai hành lý thuyền viên (Mẫu số 5);
đ) Bản khai dự trữ của tàu (Mẫu số 6);
e) danh sách hành khách (nếu có) (Mẫu số 7).
Điều 11. Thủ tục gửi và nhận hồ sơ hải quan điện tử
1. Thời hạn gửi hồ sơ hải quan điện tử:
a) Người khai hải quan gửi hồ sơ hải quan điện tử chậm nhất 01 giờ trước khi tàu rời cảng. Trường hợp tại thời điểm này, nếu thông tin đã gửi cho cơ quan Hải quan chưa đầy đủ thì người khai hải quan có trách nhiệm gửi thông tin khai sửa đổi bổ sung chậm nhất là 06 giờ sau khi tàu rời cảng theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
b) Trường hợp vì lý do bất khả kháng, người khai hải quan không thể gửi các thông tin điện tử nêu tại khoản 2 Điều 10 kể trên thì người khai hải quan có văn bản thông báo và thực hiện thủ tục hải quan bằng hồ sơ giấy theo quy định hiện hành.
2. Tiếp nhận và phản hồi thông tin hồ sơ hải quan điện tử:
a) Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận thông tin khai điện tử theo thời gian 24/7 ngày.
b) Phản hồi thông tin:
b1. Trường hợp thông tin khai đảm bảo đầy đủ các tiêu chí và khuôn dạng theo quy định thì hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tự động gửi thông tin chấp nhận khai hải quan (mẫu số 9 Phụ lục II).
b2) Trường hợp thông tin khai chưa đầy đủ thì hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tự động gửi thông báo lý do chưa tiếp nhận và hướng dẫn người khai hải quan khai lại (mẫu số 9 Phụ lục II).
3. Khai sửa đổi, bổ sung thông tin về hồ sơ hải quan điện tử tàu biển xuất cảnh:
a) Người khai hải quan: Thông tin hồ sơ hải quan điện tử tàu biển xuất cảnh đã gửi cho cơ quan hải quan nếu người khai hải quan có yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì phải tạo thông tin khai sửa đổi, bổ sung và thông báo cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tàu bằng phương thức điện tử.
b) Cơ quan hải quan: Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tàu xuất cảnh tiếp nhận thông tin khai sửa đổi, bổ sung lưu vào hệ thống và cung cấp cho các đơn vị chức năng để triển khai công tác nghiệp vụ có liên quan.
MỤC II. THỦ TỤC THÔNG QUAN TÀU BIỂN XUẤT CẢNH
Điều 12. Xử lý thông tin khai hải quan
Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tàu xuất cảnh thực hiện việc kiểm tra, tổng hợp, phân tích thông tin khai hải quan từ hệ thống và xử lý:
1. Trường hợp thông tin khai hải quan phù họp với các quy định của pháp luật, không có nghi ngờ thì thực hiện thông quan tàu theo hướng dẫn tại
2. Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì chủ động phối hợp với Cảng vụ hàng hải và các cơ quan chức năng để xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Hải quan.
1. Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tàu xuất cảnh gửi “Thông báo thông quan tàu biển” dưới dạng điện tử hoặc bằng văn bản (áp dụng với trường hợp không tiếp nhận được ở dạng điện tử) cho người khai hải quan, Cảng vụ hàng hải, cơ quan có liên quan và doanh nghiệp kinh doanh cảng (mẫu số 10 Phụ lục II). Nội dung Thông báo nêu rõ:
a) Được thông quan tàu;
b) Được thông quan tàu sau khi đã thực hiện các nghiệp vụ cần thiết đối với các trường hợp theo hướng dẫn tại
2. Người khai hải quan thực hiện các quyết định và hướng dẫn của cơ quan hải quan theo “Thông báo thông quan tàu biển”.
3. Sau khi hoàn tất thủ tục xuất cảnh đối với các cơ quan quản lý, Hãng tàu/đại lý hãng tàu gửi thông báo tàu rời cảng bằng phương thức điện tử cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tàu (theo mẫu số 3 - Phụ lục I). Thời điểm gửi thông báo được xác định là thời điểm tàu và hàng hóa xuất khẩu trên tàu rời cảng Việt Nam để thực hiện các chính sách quản lý có liên quan.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 6 năm 2011.
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, căn cứ Quyết định số 19/2011/QĐ-TTg ngày 23 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư này:
a) Xây dựng và công bố định dạng chuẩn dữ liệu điện tử.
b) Xây dựng cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan và hệ thống khai hải quan điện tử.
c) Quyết định lựa chọn hãng tàu, đại lý hãng tàu, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng biển tham gia thực hiện thí điểm từng giai đoạn.
d) Xây dựng kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị hải quan nơi làm thí điểm và chủ động phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để triển khai thực hiện.
đ) Xây dựng lộ trình hướng dẫn các Công ty giao nhận tạo lập, gửi thông tin điện tử chi tiết về vận đơn gom hàng đến Cổng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan.
e) Kết thúc các giai đoạn thí điểm, tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để xem xét, giải quyết.
- 1Thông tư 42/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 212/QĐ-BTC năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2015
- 3Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018
- 1Thông tư 42/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 212/QĐ-BTC năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính năm 2015
- 3Quyết định 190/QĐ-BTC năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính kỳ 2014-2018
- 1Luật Hải quan sửa đổi 2005
- 2Bộ luật Hàng hải 2005
- 3Luật Giao dịch điện tử 2005
- 4Nghị định 154/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
- 5Nghị định 71/2006/NĐ-CP về quản lý cảng biển và luồng hàng hải
- 6Luật Hải quan 2001
- 7Nghị định 118/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 8Quyết định 19/2011/QĐ-TTg về thí điểm thực hiện tiếp nhận bản khai hàng hóa, chứng từ có liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển nhập, xuất cảnh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 1870/QĐ-TCHQ năm 2011 về bản hướng dẫn thí điểm thực hiện tiếp nhận bản khai hàng hóa, chứng từ có liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển nhập, xuất cảnh do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
Thông tư 64/2011/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định 19/2011/QĐ-TTg về thí điểm tiếp nhận bản khai hàng hóa, chứng từ khác có liên quan và thông quan điện tử đối với tàu biển nhập cảnh, xuất cảnh do Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 64/2011/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 13/05/2011
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
- Ngày công báo: 03/06/2011
- Số công báo: Từ số 349 đến số 350
- Ngày hiệu lực: 28/06/2011
- Ngày hết hiệu lực: 01/04/2015
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực