Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2019/TT-BTC | Hà Nội, ngày 05 tháng 6 năm 2019 |
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế;
Căn cứ Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp;
Sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế;
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Thông tư này quy định việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 1 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 108/2014/NĐ-CP) và đối tượng áp dụng chính sách tinh giản biên chế quy định tại Điều 2 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP.
Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp (sau đây gọi tắt là Nghị định số 68/2000/NĐ-CP) trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp xã, được thực hiện như sau:
1. Đối với các cơ quan được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện cơ chế tự chủ tài chính như đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; các cơ quan khác đang được áp dụng cơ chế đặc thù (trong trường hợp quy định về cơ chế đặc thù đã bao gồm kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế: cơ quan Thuế, Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm xã hội): Sử dụng từ nguồn kinh phí của đơn vị để thực hiện các chính sách tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định số 113/2018/NĐ-CP).
2. Đối với các cơ quan còn lại:
a) Cơ quan, đơn vị sử dụng nguồn dự toán ngân sách được giao hàng năm (ngoài phần kinh phí ngân sách nhà nước bố trí để thực hiện chính sách tinh giản biên chế quy định tại Điểm b Khoản này) và nguồn thu của đơn vị được để lại sử dụng theo quy định (đối với đơn vị có nguồn thu) để chi trả các chế độ sau:
- Trợ cấp một lần bằng 03 tháng tiền lương hiện hưởng theo quy định tại Khoản 1 Điều 6, Điểm a Khoản 1 Điều 7 và Khoản 3 Điều 8 Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC);
- Hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho những người trong diện tinh giản biên chế trong độ tuổi quy định có nguyện vọng đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC;
- Tiếp tục trả lương trong thời gian đi học nghề và trợ cấp khoản kinh phí học nghề cho đối tượng trong độ tuổi được tạo điều kiện cho đi học nghề quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC.
b) Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí để thực hiện các chế độ còn lại theo nguyên tắc:
- Đối với đối tượng cán bộ, công chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP do trung ương quản lý thì ngân sách trung ương đảm bảo bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi là các Bộ, cơ quan trung ương).
- Đối với các đối tượng cán bộ, công chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP do địa phương quản lý thì ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí thực hiện các chế độ theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và được bố trí từ nguồn thực hiện cải cách tiền lương đã bố trí trong dự toán ngân sách của cơ quan, đơn vị. Các địa phương tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế vào nhu cầu kinh phí thực hiện cải cách tiền lương hàng năm.
Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với công chức, viên chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP trong các đơn vị sự nghiệp công lập, được thực hiện như sau:
1. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên: Sử dụng từ nguồn thu và nguồn kinh phí hợp pháp khác của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây gọi tắt là Nghị định số 16/2015/NĐ-CP) và các Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế tự chủ trong các lĩnh vực để thực hiện các chính sách tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP.
2. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và các Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế tự chủ trong các lĩnh vực:
a) Đơn vị sử dụng nguồn thu của đơn vị được để lại theo quy định, dự toán ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên được giao hàng năm (nếu có) và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để chi trả cho các chế độ sau:
- Kinh phí để thực hiện các chế độ tinh giản biên chế đối với công chức, viên chức theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 2 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, gồm:
Trợ cấp một lần bằng 03 tháng tiền lương hiện hưởng theo quy định tại Khoản 1 Điều 6, Điểm a Khoản 1 Điều 7 và Khoản 3 Điều 8 Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC.
Hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian học nghề cho những người trong diện tinh giản biên chế trong độ tuổi quy định có nguyện vọng đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc quy định Khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC.
Tiếp tục trả lương trong thời gian đi học nghề và trợ cấp khoản kinh phí học nghề cho đối tượng trong độ tuổi được tạo điều kiện cho đi học nghề quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC.
- Đơn vị sử dụng từ nguồn thu của đơn vị, dự toán ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên được giao hàng năm (nếu có) và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để chi trả các chính sách tinh giản biên chế đối với lao động hợp đồng không xác định thời hạn quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP.
b) Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí để thực hiện các chế độ còn lại đối với công chức, viên chức theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 2 Nghị định số 108/2014/ NĐ-CP theo nguyên tắc:
- Đối với đối tượng công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương quản lý do ngân sách trung ương đảm bảo, bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các đơn vị sự nghiệp.
- Đối với các đối tượng công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý do ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí thực hiện các chế độ theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và được bố trí từ nguồn thực hiện cải cách tiền lương đã bố trí trong dự toán ngân sách của đơn vị.
Điều 4. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với các trường hợp khác
2. Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại Khoản 6 Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 113/2018/NĐ-CP được lấy từ nguồn kinh phí hoạt động của hội theo quy định.
3. Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn đối với một số chức danh theo quy định của pháp luật làm việc trong cơ quan Liên đoàn lao động Việt Nam lấy từ nguồn 2% kinh phí công đoàn.
Việc lập dự toán, phân bổ, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện chính sách tinh giản biên chế thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật. Thông tư này hướng dẫn bổ sung một số quy định như sau:
1. Lập dự toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện chính sách tinh giản biên chế:
a) Đối với các Bộ, cơ quan trung ương:
Căn cứ Đề án tinh giản biên chế của các Bộ, cơ quan trung ương đã được phê duyệt, tình hình thực hiện chính sách tinh giản biên chế năm hiện hành và kế hoạch thực hiện tinh giản biên chế năm kế hoạch, các Bộ, cơ quan trung ương xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế năm kế hoạch theo biểu số 1a, 1b, 1c, 1d và biểu số 2. Đồng thời, tổng hợp kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế do ngân sách nhà nước bố trí quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 2 và
Căn cứ Đề án tinh giản biên chế của địa phương đã được phê duyệt, tình hình thực hiện chính sách tinh giản biên chế năm hiện hành và kế hoạch thực hiện tinh giản biên chế năm kế hoạch, các địa phương xây dựng dự toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế năm kế hoạch tổng hợp chung vào nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.
2. Việc phân bổ, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện chính sách tinh giản biên chế:
a) Đối với các Bộ, cơ quan trung ương:
Kinh phí ngân sách nhà nước bố trí thực hiện chính sách tinh giản biên chế được phân bổ vào nguồn kinh phí không thực hiện tự chủ, kinh phí không thường xuyên cho các đơn vị sử dụng ngân sách.
Trên cơ sở danh sách tinh giản biên chế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các Bộ, cơ quan trung ương chủ động sử dụng dự toán ngân sách nhà nước được giao hàng năm để thực hiện việc chi trả các chế độ, chính sách cho các đối tượng tinh giản biên chế theo quy định.
Định kỳ 02 lần/năm (chậm nhất là ngày 15 tháng 7 hàng năm báo cáo kết quả thực hiện tinh giản biên chế 06 tháng đầu năm và chậm nhất 15 tháng 01 hàng năm báo cáo kết quả thực hiện tinh giản biên chế 06 tháng cuối năm trước liền kề), các Bộ, cơ quan trung ương tổng hợp kết quả thực hiện tinh giản biên chế, bao gồm danh sách đối tượng tinh giản biên chế (kèm theo giải trình làm rõ lý do tinh giản biên chế của từng đối tượng) và kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của Bộ, cơ quan trung ương theo biểu số 1a, 1b, 1c, 1d và biểu số 3 gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thực hiện tinh giản biên chế và ý kiến bằng văn bản của Bộ Nội vụ theo quy định tại khoản 15 Điều 1 Nghị định số 113/2018/NĐ-CP về việc tinh giản biên chế của Bộ, cơ quan trung ương, Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra về việc tính toán chế độ chính sách, kinh phí thực hiện tinh giản biên chế theo quy định.
Trường hợp thực hiện tinh giản biên chế không đúng đối tượng theo quy định của pháp luật, thì cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm thu hồi và nộp ngân sách số tiền hưởng chế độ, chính sách tinh giản biên chế đã cấp cho cán bộ, công chức, viên chức.
Trường hợp người hưởng chính sách tinh giản biên chế không đúng đối tượng theo quy định đã mất, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp đối tượng sử dụng nguồn dự toán ngân sách được giao hàng năm đối với cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (ngoài phần kinh phí theo quy định tại
Việc phân bổ, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bố trí thực hiện chính sách tinh giản biên chế của các địa phương thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật.
Trên cơ sở danh sách tinh giản biên chế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các cơ quan, đơn vị ở địa phương chủ động sử dụng dự toán ngân sách nhà nước được giao hàng năm để thực hiện việc chi trả các chế độ, chính sách cho các đối tượng tinh giản biên chế theo quy định.
Định kỳ 02 lần/năm (chậm nhất là ngày 15 tháng 7 hàng năm báo cáo kết quả thực hiện tinh giản biên chế 06 tháng đầu năm và chậm nhất 15 tháng 01 hàng năm báo cáo kết quả thực hiện tinh giản biên chế 06 tháng cuối năm trước liền kề), tổng hợp kết quả thực hiện tinh giản biên chế, bao gồm danh sách đối tượng tinh giản biên chế (kèm theo giải trình làm rõ lý do tinh giản biên chế của từng đối tượng) và kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của địa phương mình theo biểu số 1a, 1b, 1c, 1d và biểu số 3 gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thực hiện tinh giản biên chế và ý kiến bằng văn bản của Bộ Nội vụ theo quy định tại khoản 15 Điều 1 Nghị định số 113/2018/NĐ-CP về việc tinh giản biên chế của địa phương, Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra về việc tính toán chế độ chính sách, kinh phí thực hiện tinh giản biên chế theo quy định.
Trường hợp thực hiện tinh giản biên chế không đúng đối tượng theo quy định của pháp luật, thì cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm thu hồi và nộp ngân sách tiền hưởng chế độ, chính sách tinh giản biên chế đã cấp cho cán bộ, công chức, viên chức. Trường hợp người hưởng chính sách tinh giản biên chế không đúng đối tượng theo quy định đã mất, các địa phương sử dụng nguồn ngân sách địa phương để thanh toán; không tổng hợp vào nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương hàng năm.
3. Về quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế:
Căn cứ văn bản kiểm tra đối tượng tinh giản biên chế và kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định.
Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế được tổng hợp chung vào báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán của cơ quan, đơn vị hàng năm theo quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn.
2. Chương III Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2015 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Khi các văn bản dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.
- 1Công văn 12581/BTC-NSNN về kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế và nghỉ hưu trước tuổi năm 2017 do Bộ Tài chính ban hành
- 2Công văn 15131/BTC-NSNN năm 2017 về kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành
- 3Công văn 1831/BTP-TCCB năm 2019 về lập dự toán kinh phí tinh giản biên chế năm 2020 do Bộ Tư pháp ban hành
- 4Nghị định 143/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế và Nghị định 113/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế
- 5Thông tư 13/2024/TT-BTC hướng dẫn xác định nguồn kinh phí và lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế do Bộ trưởng Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 117/2021/TT-BTC sửa đổi Thông tư 31/2019/TT-BTC hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 13/2024/TT-BTC hướng dẫn xác định nguồn kinh phí và lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Nghị định 68/2000/NĐ-CP về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp
- 2Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế
- 3Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
- 4Luật ngân sách nhà nước 2015
- 5Luật kế toán 2015
- 6Nghị định 87/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
- 7Công văn 12581/BTC-NSNN về kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế và nghỉ hưu trước tuổi năm 2017 do Bộ Tài chính ban hành
- 8Công văn 15131/BTC-NSNN năm 2017 về kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành
- 9Nghị định 113/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế
- 10Công văn 1831/BTP-TCCB năm 2019 về lập dự toán kinh phí tinh giản biên chế năm 2020 do Bộ Tư pháp ban hành
- 11Nghị định 143/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế và Nghị định 113/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế
Thông tư 31/2019/TT-BTC hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 31/2019/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 05/06/2019
- Nơi ban hành: Bộ Tài chính
- Người ký: Trần Văn Hiếu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 523 đến số 524
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra