- 1Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 2Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 3Nghị định 107/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải
- 4Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
- 5Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014
- 1Thông tư 30/2022/TT-BGTVT về quy định biểu mẫu và việc quản lý, sử dụng biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính trong ngành Giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quyết định 891/QĐ-BGTVT công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải hết hiệu lực thi hành 06 tháng đầu năm 2023 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Quyết định 79/QĐ-BGTVT năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Giao thông vận tải kỳ 2019-2023
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2016/TT-BGTVT | Hà Nội, ngày 09 tháng 6 năm 2016 |
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi Tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.
1. Thông tư này hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 132/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa (sau đây viết tắt là Nghị định 132/2015/NĐ-CP) về việc xác định hành vi vi phạm hành chính; thủ tục, hình thức xử phạt; xác định thẩm quyền xử phạt.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa bao gồm các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định 132/2015/NĐ-CP.
1. Người có thẩm quyền xử phạt, lập biên bản vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 132/2015/NĐ-CP.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa; tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.
1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa tuân thủ theo quy định tại Điều 3 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 4. Phương pháp xác định trọng tải, công suất của phương tiện không đăng kiểm, không đăng ký
Đối với các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân quy định tại Nghị định 132/2015/NĐ-CP liên quan đến phương tiện không đăng ký, không đăng kiểm thì phương pháp xác định trọng tải toàn phần, công suất của phương tiện để áp dụng xử phạt, như sau:
1. Trọng tải toàn phần của phương tiện ký hiệu là T (tấn) và được tính theo công thức T = A x K, trong đó:
a) A là giá trị của số đo chiều dài boong chính, đo từ mũi đến lái phương tiện nhân với số đo chiều rộng mép boong ở giữa phương tiện nhân với số đo chiều cao mạn, đo từ đáy đến mặt boong ở giữa phương tiện, được tính theo công thức A = L x B x D, trong đó:
L (m): Chiều dài boong chính đo từ mũi đến hết lái phương tiện;
B (m): Chiều rộng mép boong đo ở giữa phương tiện;
D (m): Chiều cao mạn đo từ đáy đến mặt boong ở giữa phương tiện.
b) K là hệ số tương ứng với giá trị A và áp dụng như sau:
Giá trị của A từ 4,55 m3 đến 18,76 m3 thì hệ số K = 0,26;
Giá trị của A từ trên 18,76 m3 đến 49,80 m3 thì hệ số K = 0,29;
Giá trị của A từ trên 49,80 m3 đến 387,20 m3 thì hệ số K = 0,35;
Giá trị của A từ trên 387,20 m3 đến 1.119,80 m3 thì hệ số K = 0,51;
Giá trị của A trên 1.119,80 m3 thì hệ số K = 0,57.
2. Trường hợp không xác định được trọng tải toàn phần theo quy định tại khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền đề nghị Cơ quan đăng kiểm xác định trọng tải toàn phần của phương tiện để làm căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Nếu phương tiện không phải là phương tiện vận tải hàng hóa, hành khách thì căn cứ vào tổng công suất máy chính lắp trên phương tiện để áp dụng hình thức, mức phạt.
4. Đối với phương tiện như: bến nổi hoặc kết cấu nổi khác mà trên đó đặt thiết bị thi công cuốc, hút để nạo vét luồng, khai thác khoáng sản, xếp dỡ hàng hóa nếu không đủ căn cứ để xác định trọng tải toàn phần hoặc công suất của phương tiện thì xác định như sau:
a) Phương tiện có chiều dài lớn nhất đến 10 m hoặc có chiều rộng lớn nhất đến 4 m thì được xác định như phương tiện có trọng tải toàn phần từ 5 tấn đến 15 tấn;
b) Phương tiện có chiều dài lớn nhất trên 10 m hoặc có chiều rộng lớn nhất trên 4 m thì được xác định như phương tiện có trọng tải toàn phần trên 15 tấn;
c) Chiều dài của phương tiện được tính từ điểm ngoài cùng của mũi phương tiện đến điểm ngoài cùng của lái phương tiện hoặc từ hai điểm ngoài cùng của phương tiện nơi có mặt cắt lớn nhất trên mặt boong;
d) Chiều rộng của phương tiện được tính từ mép boong bên này đến mép boong bên kia, ở vị trí có kích thước lớn nhất.
Điều 5. Cách đổi các đơn vị ra dung tích (GT)
Trường hợp giấy chứng nhận của phương tiện không ghi dung tích thì dung tích của phương tiện được tính như sau:
1. Phương tiện thủy có động cơ: 1,5 tấn trọng tải đăng ký bằng 01 GT.
2. Phương tiện thủy không có động cơ: 01 tấn trọng tải đăng ký tính bằng 01 GT.
3. Tàu kéo, tàu đẩy: 01 sức ngựa bằng 0,5 GT.
1. Phương tiện, thiết bị bị tịch thu được quy định tại điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 132/2015/NĐ-CP là: xáng cạp, cuốc, hút, cẩu ngoạm và thiết bị máy nổ, máy bơm, máy hút, đường ống, các máy móc, thiết bị, dụng cụ khác được sử dụng trực tiếp khai thác cát sỏi hoặc khoáng sản khác.
2. Phạm vi bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa quy định tại điểm đ khoản 9 Điều 5 Nghị định 132/2015/NĐ-CP là phạm vi bảo vệ công trình kè, đập, báo hiệu, mốc thủy chí, mốc đo đạc, mốc giới hạn hành lang bảo vệ luồng và những công trình khác, trừ luồng và hành lang bảo vệ luồng.
3. Chủ thể vi phạm quy định tại Điều 7 Nghị định 132/2015/NĐ-CP là tổ chức, cá nhân được giao hoặc trúng thầu làm nhiệm vụ quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.
Điều 7. Vi phạm quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện
1. Hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 132/2005/NĐ-CP là hành vi kẻ, gắn số đăng ký trên phương tiện không đúng một trong các quy định sau đây:
a) Số đăng ký phương tiện gồm 2 nhóm, nhóm chữ và nhóm số.
b) Kích thước chữ và số kẻ trên phương tiện phải đảm bảo điều kiện: Chiều cao tối thiểu 200 mm, chiều rộng nét tối thiểu 30 mm và khoảng cách giữa các chữ hoặc số là 30 mm;
c) Màu của chữ và số đăng ký phải khác màu nền nơi kẻ chữ và số đăng ký;
d) Vị trí số đăng ký của phương tiện:
Số đăng ký của phương tiện phải được kẻ ở nơi không bị che khuất tại bên trái, bên phải và phía trước cabin của phương tiện;
Trường hợp phương tiện không có cabin thì kẻ tại phần mạn khô ở hai bên mũi của phương tiện;
Trường hợp phương tiện không có cabin và chiều cao mạn khô không đủ để kẻ, gắn số đăng ký theo quy định thì được phép thu nhỏ kích thước khi kẻ, nhưng phải kẻ tại nơi dễ nhìn nhất.
2. Hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 Nghị định 132/2015/NĐ-CP là hành vi kẻ vạch dấu mớn nước an toàn không đúng vị trí trên mạn phương tiện hoặc vạch dấu mớn nước mờ hoặc màu của vạch dấu mớn nước trùng với màu của vỏ phương tiện.
3. Xử lý hành vi không có hoặc không mang giấy tờ quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 11 Nghị định 132/2015/NĐ-CP như sau:
a) Trường hợp tại thời điểm kiểm tra, chủ phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện không xuất trình được các loại giấy tờ theo quy định như: giấy chứng nhận đăng ký phương tiện, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện, bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thì người có thẩm quyền lập biên bản về hành vi không có giấy tờ. Trong thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu người vi phạm xuất trình được bản chính các giấy tờ hoặc giấy xác nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực đối với trường hợp phương tiện đang thế chấp thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ và phải phô tô, lưu lại giấy tờ đó trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính;
b) Trường hợp giấy tờ của phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện đã bị tạm giữ để bảo đảm việc thi hành quyết định xử phạt, nếu người vi phạm xuất trình biên bản vi phạm hành chính có ghi giấy tờ bị tạm giữ còn thời hạn, thì được xem như phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện có giấy tờ theo quy định. Nếu thời hạn biên bản vi phạm hành chính đã quá quy định, thì bị xử phạt với hành vi không có giấy tờ theo quy định.
4. Xử phạt đối với hành vi không lắp đặt thiết bị an toàn quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 132/2015/NĐ-CP
a) Thời gian áp dụng xử phạt đối với hành vi không lắp thiết bị nhận dạng tự động - AIS trên phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định khi hoạt động trên tuyến từ bờ ra đảo hoặc giữa các đảo là từ ngày 01 tháng 01 năm 2017;
b) Đối với hành vi không có phao vô tuyến chỉ báo sự cố qua vệ tinh - S.EPIRB trên tàu hàng mang cấp VR-SB dung tích từ 300 GT trở lên và tàu khách hoạt động tuyến vận tải ven biển chỉ bị xử phạt khi có quy định của pháp luật về việc bắt buộc phải lắp phao vô tuyến chỉ báo sự cố qua vệ tinh - S.EPIRB.
5. Hành vi vi phạm quy định về niên hạn sử dụng của phương tiện quy định tại Điều 14 Nghị định 132/2015/NĐ-CP
Khi kiểm tra và trước khi ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm quy định về niên hạn sử dụng của phương tiện, người có thẩm quyền phải đối chiếu với thời hạn sử dụng phương tiện quy định tại Điều 4 và Điều 13 Nghị định số 111/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa và niên hạn sử dụng của phương tiện thủy được phép nhập khẩu để áp dụng xử phạt.
Điều 8. Vi phạm quy định về điều kiện của thuyền viên, người lái phương tiện
1. Những trường hợp không có bằng thuyền trưởng, máy trưởng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng hoặc chứng chỉ chuyên môn quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2015/NĐ-CP, gồm:
a) Không có bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn do cơ quan hoặc cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện có thẩm quyền cấp;
b) Sử dụng bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn trong lĩnh vực hàng hải, thủy sản để đảm nhiệm chức danh thuyền viên trên phương tiện thủy nội địa hoặc bằng, chứng chỉ chuyên môn khác không thuộc hệ thống bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định của pháp luật giao thông đường thủy nội địa.
2. Trường hợp thuyền viên có bằng thuyền trưởng, máy trưởng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng nhưng không phù hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2015/NĐ-CP là thuyền viên đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng, máy trưởng cao hơn hạng bằng thuyền trưởng, máy trưởng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng theo quy định.
3. Bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn quy định tại khoản 4 Điều 16 Nghị định 132/2015/NĐ-CP, bao gồm:
a) Bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng hạng nhất, hạng nhì, hạng ba, hạng ba hạn chế;
b) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng được phân thành bốn hạng: hạng nhất (T1), hạng nhì (T2), hạng ba (T3), hạng tư (T4);
c) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn máy trưởng được phân thành ba hạng: hạng nhất (M1), hạng nhì (M2), hạng ba (M3);
d) Chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản (ATCB);
đ) Chứng chỉ nghiệp vụ: Chứng chỉ thủy thủ hạng nhất (TT1), hạng nhì (TT2); chứng chỉ thợ máy hạng nhất (TM1), hạng nhì (TM2); chứng chỉ lái phương tiện hạng nhất (LPT1), hạng nhì (LPT2);
e) Chứng chỉ chuyên môn đặc biệt: Chứng chỉ đĐiều khiển phương tiện loại tốc độ cao (ĐKTĐCI); chứng chỉ điều khiển phương tiện loại II tốc độ cao (ĐKTĐCII); chứng chỉ điều khiển phương tiện đi ven biển (ĐKVB); chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện đi ven biển (ATVB); chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chở xăng dầu (ATXD); chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chở hóa chất (ATHC); chứng chỉ an toàn làm việc trên phương tiện chở khí hóa lỏng (ATKHL).
4. Trường hợp phương tiện được phép chở hành khách và hàng hóa, nếu thuyền viên, người lái phương tiện có vi phạm quy định về hạng bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thì căn cứ vào quy định đảm nhiệm chức danh, loại chứng chỉ chuyên môn áp dụng cho phương tiện chở khách để xử phạt.
Hành vi vi phạm sử dụng người không đủ điều kiện theo quy định làm thuyền viên quy định tại điểm d khoản 2 Điều 17 Nghị định 132/2015/NĐ-CP là hành vi chủ phương tiện sử dụng người không có bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn; không đảm bảo sức khỏe; chưa đủ tuổi hoặc quá tuổi theo quy định.
Điều 10. Vi phạm quy định về hoạt động của phương tiện trong phạm vi cảng, bến thủy nội địa
Điều khiển phương tiện vào cảng, bến thủy nội địa mà không có giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa quy định tại điểm c khoản 1 Điều 24 Nghị định 132/2015/NĐ-CP là hành vi khi phương tiện vào cảng, bến mà không có giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa theo quy định tại cảng, bến nơi phương tiện xuất phát trước khi đến cảng, bến đến.
Điều 11. Xử phạt vi phạm hành chính đối với đoàn lai
1. Đoàn lai gồm nhiều phương tiện được ghép lại, trong đó có phương tiện lai và phương tiện bị lai. Trọng tải toàn phần của đoàn lai bao gồm tổng trọng tải toàn phần của các phương tiện bị lai.
2. Xử phạt đối với hành vi chở quá vạch dấu mớn nước an toàn của đoàn lai quy định tại Điều 28 của Nghị định 132/2015/NĐ-CP
Trường hợp trong đoàn lai có nhiều phương tiện chở quá vạch dấu mớn nước an toàn, khi xác định hành vi vi phạm phải căn cứ phương tiện bị lai có mức chìm quá mạn khô lớn nhất.
Điều 12. Xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 và Điều 42 của Nghị định 132/2015/NĐ-CP và theo quy định sau đây:
1. Đối với những vi phạm hành chính xảy ra tại cảng, bến thủy nội địa không thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Cảng vụ Đường thủy nội địa, Cảng vụ Hàng hải thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lực lượng Thanh tra giao thông, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đường thủy nội địa, Công an nhân dân.
2. Trên địa bàn giáp ranh hoặc trên cùng một tuyến có nhiều lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, lực lượng nào có thẩm quyền xử phạt phát hiện hành vi vi phạm trước thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lực lượng đó.
Điều 13. Tạm giữ giấy tờ để bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính
1. Trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ và chỉ tạm giữ bản chính một trong các giấy tờ theo thứ tự sau đây cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt:
a) Bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng, chứng chỉ lái phương tiện;
b) Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện hoặc Giấy xác nhận của tổ chức tín dụng còn hiệu lực đối với trường hợp phương tiện thế chấp;
c) Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện;
d) Bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của máy trưởng;
đ) Giấy tờ liên quan đến tang vật, phương tiện khác.
2. Người có thẩm quyền tạm giữ giấy tờ phải ghi đầy đủ thông tin của giấy tờ bị tạm giữ, thời gian tạm giữ trong biên bản vi phạm hành chính và giao cho người vi phạm có giấy tờ bị tạm giữ.
1. Trường hợp tạm giữ giấy tờ phương tiện, bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn để bảo đảm việc xử phạt, nếu quá thời hạn ghi trong biên bản vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức không thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày hết hạn tạm giữ ghi trong giấy tờ tạm giữ hoặc biên bản vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo bằng văn bản hoặc bằng các hình thức khác về Cục Cảnh sát giao thông. Các trường hợp đã thông báo nhưng sau đó tổ chức, cá nhân đến thi hành quyết định xử phạt thì đơn vị xử phạt phải thông báo lại cho Cục Cảnh sát giao thông.
2. Trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép, bằng, chứng chỉ chuyên môn, chứng chỉ hành nghề thì phải thông báo ngay bằng văn bản hoặc hình thức khác cho cơ quan cấp giấy tờ đó và Cục Cảnh sát giao thông.
3. Thông báo gửi cho cơ quan cấp giấy tờ, Cục Cảnh sát giao thông phải ghi rõ loại giấy tờ tạm giữ hoặc bị tước quyền sử dụng: tên, số, ký hiệu của giấy tờ, số đăng ký phương tiện, thời gian tạm giữ, thời gian tước quyền sử dụng, họ tên, địa chỉ của người có giấy tờ bị tạm giữ hoặc bị tước quyền sử dụng và hành vi vi phạm hành chính.
Điều 15. Mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng xử phạt vi phạm hành chính
Ban hành kèm theo Thông tư này một số mẫu biên bản, mẫu quyết định thường xuyên sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa. Mẫu biên bản, mẫu quyết định khác áp dụng theo quy định tại Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi Tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2016.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
- 1Nghị định 49/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn
- 2Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
- 3Nghị định 45/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
- 4Nghị định 33/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
- 5Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí
- 6Thông tư 30/2022/TT-BGTVT về quy định biểu mẫu và việc quản lý, sử dụng biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính trong ngành Giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7Quyết định 891/QĐ-BGTVT công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải hết hiệu lực thi hành 06 tháng đầu năm 2023 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 8Quyết định 79/QĐ-BGTVT năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Giao thông vận tải kỳ 2019-2023
- 1Thông tư 18/2018/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 12/2016/TT-BGTVT hướng dẫn thi hành Nghị định 132/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BGTVT năm 2018 hợp nhất Thông tư hướng dẫn Nghị định 132/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Thông tư 30/2022/TT-BGTVT về quy định biểu mẫu và việc quản lý, sử dụng biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính trong ngành Giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Quyết định 891/QĐ-BGTVT công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật về giao thông vận tải hết hiệu lực thi hành 06 tháng đầu năm 2023 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Quyết định 79/QĐ-BGTVT năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Giao thông vận tải kỳ 2019-2023
- 1Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 2Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 3Nghị định 107/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải
- 4Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
- 5Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014
- 6Nghị định 111/2014/NĐ-CP quy định niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa và niên hạn sử dụng của phương tiện thủy được phép nhập khẩu
- 7Nghị định 49/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn
- 8Nghị định 132/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa
- 9Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
- 10Nghị định 45/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
- 11Nghị định 33/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
- 12Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí
Thông tư 12/2016/TT-BGTVT hướng dẫn Nghị định 132/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 12/2016/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 09/06/2016
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Trương Quang Nghĩa
- Ngày công báo: 23/06/2016
- Số công báo: Từ số 401 đến số 402
- Ngày hiệu lực: 01/08/2016
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực