Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN DÂN TỘC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 495/QĐ-UBDT | Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2022 |
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC
Căn cứ Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ Nghị định số 13/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;
Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định 35/QĐ-BCĐCTMTQG ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 về việc ban hành Chương trình công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban Dân tộc, Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Thủ trưởng các vụ, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
TRUYỀN THÔNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 495/QĐ-UBDT ngày 28/7/2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)
1. Mục đích:
a) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021 - 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án tổng thể) và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình mục tiêu) nhằm triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới, thực hiện có hiệu quả và hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra.
b) Định hướng, nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền về Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu đến vùng đồng bào DTTS&MN nói riêng và cả nước nói chung bằng các hình thức phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào DTTS&MN, vùng đặc biệt khó khăn; khơi dậy tinh thần đoàn kết, thống nhất trong cộng đồng các dân tộc nói chung và dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng chủ động, tích cực tham gia thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu.
2. Yêu cầu:
a) Bám sát đường lối, chủ trương, định hướng của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác dân tộc và chính sách dân tộc, phổ biến kịp thời những nội dung của Chương trình mục tiêu và các nội dung có liên quan khác đến người dân và được sự đồng thuận, hưởng ứng tham gia, phản hồi của người dân trên địa bàn thực hiện Chương trình mục tiêu.
b) Chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức triển khai; đa dạng hóa hình thức, phương tiện truyền thông, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin để kịp thời đáp ứng yêu cầu triển khai nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu.
c) Nội dung, hình thức truyền thông phù hợp với phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
d) Sử dụng nguồn kinh phí đảm bảo đúng quy định, tiết kiệm, hiệu quả và minh bạch.
II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Đối tượng
a) Người dân vùng đồng bào DTTS&MN.
b) Cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương nói riêng và trong hệ thống chính trị nói chung.
c) Các bộ, cơ quan Trung ương được giao nhiệm vụ liên quan đến Đề án Tổng thể và Chương trình mục tiêu.
d) Hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, người dân liên quan đến triển khai thực hiện, theo dõi, đánh giá, giám sát tình hình việc thực hiện nhiệm vụ về Đề án Tổng thể và Chương trình mục tiêu tại địa phương.
đ) Các cơ quan, đơn vị liên quan được giao nhiệm vụ thực hiện công tác truyền thông, tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong vùng đồng bào DTTS&MN.
e) Các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Đề án Tổng thể và Chương trình mục tiêu.
2. Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến năm 2025
III. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG
1. Nội dung: Tập trung truyền thông, tuyên truyền những mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, giải pháp của Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu và các nội dung liên quan nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng, Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; Nghị quyết 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội Phê duyệt Đề án Tổng thể, trọng tâm là:
a) Về công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện Đề án tổng và Chương trình mục tiêu.
b) Về kết quả, hiệu quả trong việc triển khai công tác dân tộc, chính sách dân tộc, nhấn mạnh ý nghĩa tầm quan trọng về việc thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc trong việc phát triển KT-XH ở vùng đồng bào DTTS&MN là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, thực hiện nhất quán chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước: “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển. Huy động, phân bổ, sử dụng, quản lý hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng có đông đồng bào DTTS, chú trọng tính đặc thù của vùng DTTS trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc” (Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng).
c) Về việc vận động đồng bào các dân tộc, các đoàn viên, hội viên của các tổ chức chính trị xã hội, các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tham gia thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu. Biểu dương, tôn vinh, nhân rộng các mô hình điển hình, tiên tiến trong quá trình thực hiện các đề án, dự án trong Chương trình mục tiêu, khẳng định vai trò và tầm quan trọng của đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín đối với sự phát triển của vùng đồng bào DTTS nói chung và trong việc tiên phong, gương mẫu, đi đầu thực hiện Chương trình mục tiêu nói riêng.
d) Về tiềm năng, thế mạnh, các chính sách thu hút đầu tư phát triển vùng DTTS&MN của các địa phương.
đ) Những giá trị đặc sắc, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
e) Phổ biến, kiến thức pháp luật, hướng dẫn áp dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến, các kinh nghiệm phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo vào cuộc sống, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, phát triển, sử dụng nguồn nhân lực ở vùng đồng bào DTTS.
f) Về các hoạt động thông tin đối ngoại thuộc lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; thể hiện tính nhất quán, xuyên suốt, ưu việt trên tất cả các lĩnh vực nhằm bảo vệ chủ quyền an ninh, biên giới quốc gia, xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; các hoạt động và hiệu quả chính sách ngoại giao nhân dân, thúc đẩy sự phát triển KT-XH giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống dọc các tuyến biên giới; quảng bá hình ảnh cộng đồng các dân tộc Việt Nam, những thành tựu về công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở vùng đồng bào DTTS với bạn bè quốc tế.
g) Truyền thống tốt đẹp, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; chống lại các luận điệu lợi dụng vấn đề về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam của các thế lực thù địch trong âm mưu diễn biến hòa bình, củng cố niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước.
h) Phản ánh tâm tư, nguyện vọng, tiếng nói của đồng bào các dân tộc với cấp ủy, chính quyền ở địa phương và Trung ương; những tồn tại, hạn chế, bất cập, đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách trong quá trình triển khai thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu nói riêng và các nội dung liên quan nói chung.
2. Hình thức
a) Trên các phương tiện thông tin đại chúng từ Trung ương tới địa phương, các nội dung có liên quan đến dân tộc và công tác dân tộc đặc biệt là những mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, giải pháp trọng tâm của Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu.
b) Tổ chức hội nghị, hội thảo trao đổi kinh nghiệm, cung cấp thông tin về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách dân tộc đến các cơ quan truyền thông, hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc từ Trung ương tới địa phương và các đối tượng liên quan trực tiếp đến Chương trình mục tiêu.
c) Tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông về Đề án Tổng thể và Chương trình mục tiêu đối với đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên của các báo, tạp chí.
d) Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, đặc san, chuyên san, chuyên đề và các loại hình phù hợp khác về Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu; định kỳ đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương, ưu tiên tuyên truyền bằng tiếng nói, chữ viết của đồng bào DTTS.
đ) Xây dựng trang tin điện tử tổng hợp về Chương trình mục tiêu của Ủy ban Dân tộc để cập nhật tiến độ, kết quả thực hiện, kịp thời xử lý thông tin, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu theo kế hoạch.
e) Xây dựng, biên soạn và phát hành một số sản phẩm thông tin về Đề án Tổng thể và Chương trình mục tiêu như:
- Áp phích, tờ rơi, tranh cổ động.
- Sổ tay hướng dẫn, cẩm nang tập hợp các văn bản cơ chế chính sách, hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu cho các xã, thôn, bản và người có uy tín.
- Tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền chính sách dân tộc: Tờ gấp, sách bỏ túi, cẩm nang pháp luật, sổ tay truyền thông và các ấn phẩm, tài liệu khác (ưu tiên các ấn phẩm song ngữ đối với các dân tộc có chữ viết).
f) Tổ chức các cuộc thi viết trên các báo, tạp chí chuyên ngành, các hội thi tìm hiểu về chính sách dân tộc và Chương trình mục tiêu ở vùng DTTS&MN.
g) Tổ chức hội nghị biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong thực hiện Chương trình mục tiêu.
h) Xây dựng mô hình truyền thông, tuyên truyền mang tính đặc thù, vận động đồng bào tham gia thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu phù hợp với ở các xã có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, địa bàn xung yếu và nơi có đồng bào DTTS rất ít người cư trú.
i) Xây dựng các cụm pano, áp phích, tuyên truyền cổ động trực quan trên các địa bàn thực hiện Chương trình mục tiêu.
k) Triển khai các loại hình truyền thông, thông tin đặc thù khác phù hợp phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS ở các vùng miền.
3. Giải pháp
a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp và cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác truyền thông, tuyên truyền về Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu.
b) Tiếp tục triển khai các chương trình phối hợp truyền thông thực hiện Chương trình mục tiêu với các ban, bộ, ngành có liên quan tạo sự đồng thuận của toàn xã hội, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị nhằm thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu.
c) Phối hợp với một số cơ quan, đơn vị truyền thông nhất là một số cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện, báo, tạp chí chuyên ngành của Ủy ban Dân tộc làm nòng cốt, đóng vai trò định hướng dư luận xã hội, thông tin đối ngoại về việc thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu.
d) Tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, chuyển đổi số trong công tác truyền thông, tuyên truyền thực hiện Chương trình mục tiêu trên tất cả các lĩnh vực.
đ) Xây dựng, phát triển, bồi dưỡng mạng lưới cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên, đội ngũ người có uy tín, già làng, trưởng thôn, bản nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền thực hiện Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu bằng nhiều loại hình phong phú.
e) Hằng năm tổ chức kiểm tra, giám sát và tổ chức sơ kết đánh giá tình hình triển khai thực hiện công tác truyền thông ở một số địa phương, đơn vị; kịp thời phản ánh, đề xuất cấp có thẩm quyền hướng dẫn, giải quyết.
1. Nguyên tắc
a) Ngân sách nhà nước bố trí nguồn kinh phí cho các hoạt động truyền thông thực hiện Chương trình mục tiêu.
b) Thực hiện chế độ đặt hàng, đấu thầu, dịch vụ theo quy định của pháp luật hiện hành đối với các hoạt động truyền thông, tuyên truyền cho Chương trình mục tiêu.
c) Khuyến khích các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, báo chí, đài phát thanh, truyền hình từ Trung ương đến địa phương tham gia các hoạt động truyền thông, tuyên truyền thực hiện Chương trình mục tiêu.
2. Nguồn kinh phí
a) Ủy ban Dân tộc
Kinh phí truyền thông về Chương trình mục tiêu được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước giao cho Ủy ban Dân tộc để thực hiện nhiệm vụ truyền thông, tuyên truyền và các nguồn hợp pháp khác.
b) Đề nghị các bộ, ban, ngành Trung ương bố trí kinh phí cho các hoạt động truyền thông, tuyên truyền từ nguồn ngân sách nhà nước giao cho các bộ, ban, ngành để thực hiện Chương trình mục tiêu và các nguồn hợp pháp khác.
c) Ở cấp địa phương
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động bố trí kinh phí cho các cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ thực hiện các hoạt động truyền thông, tuyên truyền từ nguồn ngân sách nhà nước được cấp hằng năm trong Chương trình mục tiêu và các nguồn hợp pháp khác.
1. Ủy ban Dân tộc
a) Vụ Tuyên truyền:
- Chủ trì tham mưu, tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông về Chương trình mục tiêu.
- Phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 cung cấp các thông tin cơ bản về Chương trình mục tiêu cho các cơ quan liên quan và tổ chức triển khai theo dõi, đôn đốc thực hiện kế hoạch, tổng hợp báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện kết quả hằng năm và giai đoạn.
b) Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030:
- Chủ trì, phối hợp với Vụ Tuyên truyền cung cấp các thông tin cơ bản về Chương trình mục tiêu cho các cơ quan liên quan.
- Chủ trì tổ chức triển khai, theo dõi, đôn đốc thực hiện kế hoạch; tổng hợp, báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện kế hoạch hằng năm và giai đoạn với cấp có thẩm quyền.
- Phối hợp với Vụ Tuyên truyền tổ chức thực hiện các nội dung của kế hoạch truyền thông về Chương trình mục tiêu.
c) Vụ Kế hoạch - Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, Vụ Tuyên truyền và các vụ, đơn vị liên quan tổng hợp, trình Lãnh đạo Ủy ban bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm cho việc triển khai thực hiện kế hoạch.
d) Vụ Dân tộc thiểu số, Vụ Pháp chế, Báo dân tộc và Phát triển, Tạp chí Dân tộc, Cổng thông tin điện tử và các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc hằng năm chủ động xây dựng kế hoạch công tác thông tin truyền thông và lồng ghép vào các hoạt động nghiệp vụ của đơn vị; định kỳ 06 tháng, 01 năm báo cáo kết quả thực hiện về Vụ Tuyên truyền để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Ủy ban.
2. Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội các cấp
a) Truyền thông, vận động các tầng lớp nhân dân đoàn kết, thống nhất, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tích cực tham gia tổ chức, triển khai có hiệu quả Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu.
b) Tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ, đóng góp nguồn lực cho việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu.
3. Đề nghị Bộ Thông tin và truyền thông
a) Chỉ đạo các đơn vị truyền thông tăng cường công tác phối hợp thông tin tuyên truyền về Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu với nội dung phong phú, phù hợp với đối tượng, vùng miền, bằng nhiều hình thức; đặc biệt là công tác phối hợp truyền thông thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.
b) Ưu tiên hỗ trợ vùng đồng bào DTTS&MN phát triển hạ tầng thông tin truyền thông, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới của công tác thông tin, tuyên truyền trong hội nhập và phát triển.
c) Quan tâm triển khai các giải pháp về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để truyền thông về Đề án tổng thể và các Chương trình mục tiêu quốc gia ở vùng đồng bào DTTS &MN.
4. Đề nghị các ban, bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương có liên quan
a) Xây dựng kế hoạch cụ thể tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông về Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu, lồng ghép các nội dung truyền thông của ban, bộ, ngành để tổ chức tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân.
b) Bố trí nguồn lực và chỉ đạo kiểm tra, giám sát, tham gia giám sát liên ngành việc triển khai thực hiện truyền thông về Đề án tổng thể và Chương trình mục tiêu.
c) Hằng năm tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện truyền thông về Chương trình mục tiêu gửi về Ủy ban Dân tộc để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương.
5. Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng đồng bào DTTS
a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai hiệu quả các hoạt động truyền thông; tổ chức các loại hình tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn bằng các loại hình phù hợp với bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS.
b) Bố trí nguồn lực và chỉ đạo kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện nhiệm vụ truyền thông Chương trình mục tiêu quốc gia. Định kỳ 06 tháng, 01 năm gửi báo cáo kết quả thực hiện công tác truyền thông về Ủy ban Dân tộc để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 - 2025./.
BAN, BỘ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG NHẬN VĂN BẢN
I. Ban, Bộ, ngành, cơ quan Trung ương
1. Ban Dân vận Trung ương
2. Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
6. Bộ Công thương
7. Bộ Y tế
8. Bộ Quốc phòng
9. Bộ Công an
10. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
11. Bộ Tư pháp
12. Bộ Thông tin và Truyền thông
13. Bộ Nội Vụ
14. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
15. Bộ Giao thông Vận tải
16. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
17. Trung ương Hội liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam
18. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
19. Trung ương Hội Nông Dân Việt Nam
20. Liên Minh Hợp tác xã Việt Nam
21. Ủy ban Dân tộc
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, trực thuộc TW có cơ quan công tác dân tộc
2. Cơ quan công tác dân tộc, các tỉnh, thành phố trực thuộc TW
- 1Kế hoạch 302/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Quyết định 2292/QĐ-UBND năm 2022 về Khung đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 3Quyết định 817/QĐ-UBND năm 2022 về Khung đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, giữa kỳ và 5 năm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 4Quyết định 1812/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2022 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 5Quyết định 141/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU về tiếp tục phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc Khmer giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Trà Vinh ban hành
- 6Quyết định 752/QĐ-UBDT năm 2022 phê duyệt Khung chương trình đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho cộng đồng và cán bộ các cấp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 7Quyết định 743/QĐ-UBDT năm 2022 phê duyệt Khung chương trình đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho cộng đồng và cán bộ các cấp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 8Nghị quyết 24-NQ/TW năm 2022 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 1Nghị định 13/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc
- 2Kết luận 65-KL/TW năm 2019 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về công tác dân tộc trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Nghị quyết 88/2019/QH14 về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Quốc hội ban hành
- 4Quyết định 1719/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 35/QĐ-BCĐCTMTQG về Chương trình công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025
- 6Kế hoạch 302/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7Quyết định 2292/QĐ-UBND năm 2022 về Khung đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện do tỉnh Khánh Hòa ban hành
- 8Quyết định 817/QĐ-UBND năm 2022 về Khung đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, giữa kỳ và 5 năm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 9Quyết định 1812/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2022 đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 10Quyết định 141/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU về tiếp tục phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc Khmer giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Trà Vinh ban hành
- 11Quyết định 752/QĐ-UBDT năm 2022 phê duyệt Khung chương trình đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho cộng đồng và cán bộ các cấp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 12Quyết định 743/QĐ-UBDT năm 2022 phê duyệt Khung chương trình đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho cộng đồng và cán bộ các cấp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 13Nghị quyết 24-NQ/TW năm 2022 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
Quyết định 495/QĐ-UBDT năm 2022 phê duyệt Kế hoạch truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- Số hiệu: 495/QĐ-UBDT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/07/2022
- Nơi ban hành: Uỷ ban Dân tộc
- Người ký: Hầu A Lềnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra