- 1Luật quản lý thuế 2006
- 2Luật thanh tra 2010
- 3Luật quản lý thuế sửa đổi 2012
- 4Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014
- 5Quyết định 746/QĐ-TCT năm 2015 về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 6Quyết định 1404/QĐ-TCT năm 2015 về Quy trình thanh tra thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2176/QĐ-TCT | Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2015 |
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ
Căn cứ Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Quy trình Thanh tra thuế ban hành kèm theo Quyết định số 1404/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 và Quy trình Kiểm tra thuế ban hành kèm theo quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 của Tổng cục Thuế;
Căn cứ Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày 28/09/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính và các văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Thanh tra Tổng cục Thuế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cơ quan Thuế các cấp áp dụng quản lý rủi ro trong công tác lập kế hoạch thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế theo ứng dụng công nghệ thông tin Phân tích thông tin rủi ro của Người nộp thuế - ứng dụng TPR (áp dụng tại Tổng cục Thuế, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và toàn bộ các Chi cục Thuế trực thuộc).
Ứng dụng TPR là ứng dụng phân tích thông tin rủi ro đối với người nộp thuế được quản lý tập trung tại Tổng cục Thuế. Hệ thống thông tin, dữ liệu đối với người nộp thuế được tổng hợp từ hồ sơ khai thuế, báo cáo tài chính, kết quả thanh tra kiểm tra, tình hình tuân thủ pháp luật thuế và các thông tin khác có liên quan của người nộp thuế. Việc sử dụng ứng dụng TPR phục vụ công tác lập kế hoạch thanh tra thuế, kiểm tra thuế phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn về thông tin người nộp thuế.
Điều 2. Phê duyệt bộ tiêu chí phân tích thông tin rủi ro người nộp thuế phục vụ công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế và quy trình phân tích, đánh giá thông tin rủi ro người nộp thuế phục vụ công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định này làm cơ sở phân tích, đánh giá thông tin rủi ro về thuế của người nộp thuế phục vụ lập kế hoạch thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Bộ tiêu chí phân tích thông tin rủi ro người nộp thuế bao gồm hệ thống 20 tiêu chí do Tổng cục Thuế quản lý thống nhất và áp dụng bắt buộc khi phân tích, đánh giá thông tin rủi ro về thuế đối với tất cả người nộp thuế.
Điều 3. Phê duyệt hệ thống 24 tiêu chí gợi ý ban hành kèm theo Quyết định này để các đơn vị tham khảo, sử dụng làm cơ sở đánh giá rủi ro đối với người nộp thuế phục vụ lập kế hoạch thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Ngoài các tiêu chí trong hệ thống tiêu chí nêu trên, các đơn vị xây dựng bổ sung thêm các tiêu chí đánh giá rủi ro phù hợp với thực tế tại địa bàn quản lý.
Vụ trưởng Thanh tra Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế, Chi cục trưởng Chi cục Thuế chịu trách nhiệm về việc phê duyệt các tiêu chí bổ sung áp dụng tại đơn vị mình phụ trách.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký và được áp dụng cho việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế năm 2016 tại Cơ quan Thuế các cấp.Sau khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế, Tổng cục Thuế sẽ nghiên cứu, rà soát và điều chỉnh lại các nội dung tại Quyết định này và các tài liệu ban hành kèm theo quyết định này cho phù hợp.
Vụ trưởng Thanh tra Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Cục trưởng các Cục Thuế và Chi cục trưởng các Chi cục Thuế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TỔNG CỤC TRƯỞNG |
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN RỦI RO NNT PHỤC VỤ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH THANH TRA, KIỂM TRA THUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2176/QĐ-TCT ngày 10 tháng 11 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế)
Bước 1. Thu thập thông tin người nộp thuế
Bước 1.1. Thu thập thông tin về người nộp thuế từ cơ sở dữ liệu ngành thuế
Bộ phận thanh tra, kiểm tra và cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế thu thập, khai thác thông tin về người nộp thuế từ các nguồn thông tin, dữ liệu sau:
ü Hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, hồ sơ quyết toán thuế.
ü Báo cáo tài chính doanh nghiệp.
ü Thông tin về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của người nộp thuế.
ü Thông tin về việc chấp hành pháp luật về thuế của người nộp thuế.
ü Thông tin về thanh tra, kiểm tra người nộp thuế.
Bước 1.2. Thu thập, khai thác thông tin dữ liệu về người nộp thuế từ các nguồn thông tin bên ngoài
Ngoài việc xác định thu thập các cơ sở dữ liệu thông tin tại bước 1.1, đơn vị thanh tra có trách nhiệm thực hiện thu thập, khai thác thông tin dữ liệu về NNT từ các nguồn thông tin sau:
a) Cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế của các cơ quan thuộc ngành Tài chính như: Hải quan và Kho bạc Nhà nước; Thanh tra tài chính; Uỷ ban chứng khoán; Cục quản lý giá...
b) Dữ liệu, thông tin của các cơ quan khác có liên quan:
ü Kiểm toán Nhà nước; Thanh tra chính phủ
ü Từ các cơ quan quản lý thuộc Bộ, ngành, hiệp hội ngành nghề kinh doanh...
ü Thông tin từ các cơ quan truyền thông phát thanh, truyền hình, báo chí...
c) Thông tin từ đơn tố cáo trốn thuế, gian lận thuế.
Bước 1.3. Đánh giá dữ liệu
Bộ phận thanh tra, kiểm tra trước khi tiến hành sử dụng các dữ liệu thu thập để phân tích thông tin thực hiện đánh giá độ chính xác của dữ liệu và xác định cách xử lý đối với các dữ liệu không chính xác.
Dữ liệu thực hiện rà soát là các chỉ tiêu dữ liệu liên quan đến Bộ tiêu chí đánh giá rủi ro chính thức đã được thiết lập và đánh giá chất lượng dữ liệu đối với các tiêu chí dự kiến bổ sung.
Sử dụng chức năng Rà soát dữ liệu tại ứng dụng TPR để rà soát dữ liệu trước khi đánh giá rủi ro. Chức năng sẽ tự động đưa ra các danh sách:
- Danh sách các doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 12 tháng (Mẫu số 01/QTr-TPR).
- Danh sách dữ liệu không nhập đầy đủ (Mẫu số 02/QTr-TPR).
- Danh sách kê khai sai (Mẫu số 03/QTr-TPR)
- Danh sách giá trị dữ liệu có sự tăng giảm đột biến (Mẫu số 04/QTr-TPR).
Bộ phận thanh tra, kiểm tra thực hiện chuyển các danh sách này sang bộ phận kê khai kế toán thuế để kiểm tra cập nhật thông tin hoặc điều chỉnh lại dữ liệu (Đối với một số đơn vị giao cho bộ phận kiểm tra thuế lưu giữ tờ khai thuế và báo cáo tài chính kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN thì việc kiểm tra cập nhật lại thông tin do bộ phận kiểm tra thuế thực hiện). Trong thời gian sau 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách, bộ phận Kê khai và kế toán thuế, bộ phận kiểm tra có trách nhiệm đối chiếu với dữ liệu gốc và sửa đổi/ nhập bổ sung nếu dữ liệu không chính xác hoặc chưa được nhập liệu vào các ứng dụng của Ngành thuế, đồng thời chuyển lại danh sách đã xác nhận cho bộ phận thanh tra, kiểm tra được giao nhiệm vụ lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra.
Trên cơ sở dữ liệu đã được rà soát, bộ phận thanh tra, kiểm tra tiến hành lọc dữ liệu và xác định các dữ liệu sẽ được sử dụng để đưa vào phân tích rủi ro.
Tuỳ thuộc vào quy mô và đặc trưng của từng Cục thuế thực hiện các hình thức cho phù hợp:
- Đối với các đơn vị có nhiều bộ phận thanh tra, nhiều bộ phận kiểm tra có thể phân tích trên cơ sở dữ liệu của từng bộ phận quản lý, sau đó tổng hợp trên toàn bộ thông tin NNT trong phạm vi toàn đơn vị hoặc phân tích trên dữ liệu chung của đơn vị.Đơn vị phải chỉ định 01 bộ phận thanh tra, kiểm tra làm đầu mối tổng hợp chung.
- Đối với các đơn vị có 1bộ phận thanh tra, 1 bộ phận kiểm tra tiến hành phân tích trên phạm vi dữ liệu chung.
Bước 2. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thông tin rủi ro của NNT
Bộ phận Thanh tra, kiểm tra thuế là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng bộ tiêu chí đánh giá rủi ro thông tin NNT.
Lãnh đạo các đơn vị (Tổng cục, Cục thuế, Chi cục Thuế) phân công 1 bộ phận thanh tra hoặc 1 nhóm cán bộ thanh tra có kinh nghiệm trong việc phân tích thông tin rủi ro của NNT thực hiện việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thông tin rủi ro của NNT vào tháng 9 hàng năm. Bộ phận được giao nhiệm vụ xây dựng bộ tiêu chí là bộ phận tổng hợp phân tích thông tin.
Bước 2.1. Thiết lập tiêu chí
Thiết lập tiêu chí là bước quan trọng trong việc xác định được rủi ro của NNT để giúp việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra hiệu quả. Việc thực hiện thiết lập bộ tiêu chí thực hiện bằng trí tuệ tập thể và cần có sự tham gia của các cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế. Bộ phận tổng hợp thông tin tổ chức làm việc nhóm và xác định các nguồn dữ liệu của NNT cần phân tích.
Khi thiết lập các tiêu chí cần căn cứ vào các nguồn dữ liệu đã thu thập nêu tại Bước 1. Bộ phận tổng hợp chọn các tiêu chí có đủ dữ liệu, nội dung tiêu chí góp phần đánh giá được sự tuân thủ hoặc không tuân thủ của người nộp thuế và thiết lập công thức cho từng tiêu chí.
Xác định phương pháp đánh giá rủi ro: Việc đánh giá rủi ro của từng tiêu chí có thể thực hiện thông qua so sánh dữ liệu cùng tính chất giữa năm trước và năm sau, đánh giá so sánh với giá trị trung bình ngành...
a) Các tiêu chí tĩnh:
Là các tiêu chí được Tổng cục ban hành theo từng thời kỳ áp dụng chung trên toàn quốc (năm 2016 là 20 tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-TCT ngày tháng năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế). Các đơn vị bắt buộc phải sử dụng các tiêu chí này để thực hiện đánh giá trên phạm vi dữ liệu của đơn vị. Các tiêu chí này các đơn vị không được phép thay đổi.
b) Các tiêu chí động:
Là các tiêu chí do Vụ Thanh tra Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế tự xây dựng bổ sung phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương.
Để giúp cho các đơn vị thuận lợi trong việc xây dựng các tiêu chí động, tại ứng dụng TPR đã tập hợp các tiêu chí được nhiều địa phương sử dụng khi xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2015 để các đơn vị tham khảo. Các đơn vị căn cứ phương hướng chỉ đạo xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cấp trên, tình hình thực tế tại địa phương, tình trạng dữ liệu để chọn các tiêu chí bổ sung từ danh sách các tiêu chí này hoặc xây dựng thêm các tiêu chí mới nhằm hoàn thiện hệ thống tiêu chí đánh giá rủi ro của mình (phụ lục các tiêu chí gợi ý kèm theo).
Bước 2.2. Thử nghiệm bộ tiêu chí
Căn cứ vào các tiêu chí đã được xác định tại bước 2.1, Bộ phận tổng hợp tiến hành xây dựng các bộ tiêu chí thực hiện đánh giá thử nghiệm trên phạm vi dữ liệu của đơn vị. Các đơn vị có thể xác định nhiều bộ tiêu chí thử nghiệm bao gồm các tiêu chí tĩnh và một số tiêu chí động.
Các cán bộ thanh tra, kiểm tra thuộc bộ phận tổng hợp có thể tiến hành thử nghiệm độc lập một số tiêu chí theo kinh nghiệm của mình sau đó sẽ cùng tổng hợp kết quả và đánh giá độ chính xác của bộ tiêu chí thử nghiệm đã được thiết lập bằng cách so sánh kết quả và xác định tần suất xuất hiện của những MST tại các vùng được phân định theo kết quả thử nghiệm gồm vùng rủi ro cao, rủi ro trung bình, rủi ro thấp, rủi ro rất thấp.
Việc thử nghiệm bộ tiêu chí được thực hiện với 3 bước chính gồm: xác định các tiêu chí được đưa vào thử nghiệm, xác định điểm cho từng tiêu chí và xác định trọng số cho từng tiêu chí.
a) Xác định các tiêu chí đưa vào thử nghiệm:
Sau khi xác định được các tiêu chí có thể sử dụng để đánh giá rủi ro, bộ phận tổng hợp có thể lập nhiều bộ tiêu chí để đưa vào thử nghiệm. Mỗi bộ tiêu chí sẽ bao gồm các tiêu chí tĩnh và một số tiêu chí động. Trong quá trình thử nghiệm có thể thêm vào hoặc bớt đi một hoặc một số tiêu chí trong bộ tiêu chí.
b) Xác định điểm cho từng tiêu chí:
Trên cơ sở tính chất và công thức thiết lập của từng tiêu chí, bộ phận tổng hợp thực hiện phân ngưỡng và gán điểm cho từng tiêu chí. Thông thường mỗi tiêu chí được phân thành 4 mức độ rủi ro là rủi ro cao, rủi ro trung bình, rủi ro thấp và rủi ro rất thấp và tương ứng với các mức độ rủi ro là các điểm rủi ro 4, 3, 2 và 1.
c) Đánh trọng số cho từng tiêu chí:
Ø Căn cứ vào việc xây dựng tiêu chí rủi ro của từng đơn vị, việc đánh trọng số cho từng tiêu chí được xác định dựa vào mức độ ảnh hưởng của từng tiêu chí đến rủi ro về thuế.
Ø Phương pháp tiến hành như sau:
· Xác định những tiêu chí quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến rủi ro để gán trọng số cao. Các tiêu chí có mức độ ảnh hưởng không lớn đến rủi ro về thuế có thể sử dụng trọng số =1
· Các tiêu chí ảnh hưởng đến tình hình nộp thuế của doanh nghiệp sẽ được đánh trọng số cao
· Để thử nghiệm hiệu quả của việc gán trọng số, cần phải xây dựng 2 phiên bản bộ tiêu chí: Một phiên bản có trọng số và một phiên bản không có trọng số. Sau đó so sánh sự thay đổi mức độ rủi ro khi có trọng số và không có trọng số.
Sau khi xác định được bộ tiêu chí, cho điểm từng tiêu chí và đánh trọng số cho từng tiêu chí, bộ phận tổng hợp tính tổng điểm của bộ tiêu chí cho từng NNT bằng cách tính tổng điểm của từng tiêu chí nhân với trọng số của từng tiêu chí.
Bộ phận tổng hợp sau khi thử nghiệm đưa ra đánh giá về từng bộ tiêu chí đã thử nghiệm, lựa chọn bộ tiêu chí dự kiến đưa vào làm bộ tiêu chí đánh giá chính thức trình Lãnh đạo đơn vị phê duyệt theo bước 2.3.
Bước 2.3. Xây dựng bộ tiêu chí chính thức và Phê duyệt
Bộ tiêu chí chính thức bao gồm các tiêu chí tĩnh và các tiêu chí động, là bộ tiêu chí duy nhất được sử dụng trong năm lập kế hoạch và năm phân tích dữ liệu.
Lãnh đạo đơn vị có trách nhiệm phê duyệt các bước công việc bao gồm: phê duyệt các tiêu chí động, phê duyệt trọng số, phê duyệt kết quả phân tích sau khi áp dụng bộ tiêu chí chính thức.
Đối với các tiêu chí tĩnh là các tiêu chí đã được Tổng cục Thuế phê duyệt ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-TCT ngày tháng năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế. Các đơn vị bắt buộc phải sử dụng các tiêu chí này để thực hiện đánh giá trên phạm vi dữ liệu của đơn vị. Các tiêu chí này các đơn vị không được phép thay đổi.
Trường hợp thực hiện phê duyệt trên ứng dụng TPR nếu Lãnh đạo đơn vị không thực hiện phê duyệt thì cần có giấy uỷ quyền cho Lãnh đạo cấp phòng thực hiện phê duyệt.
Sau khi Bộ tiêu chí chính thức được phê duyệt, các đơn vị sẽ gửi bộ tiêu chí, kết quả đánh giá và xếp loại, kế hoạch thanh tra, kế hoạch kiểm tra lên Thanh tra Tổng cục để báo cáo theo mẫu số 05/QTr-TPR. Thời hạn trước ngày 1/11 hàng năm.
Bước 2.4. Tính điểm rủi ro
Ø Mô hình chung xác định điểm rủi ro:
Sau khi xác định được Bộ tiêu chí chính thức, nguồn dữ liệu và phạm vi dữ liệu, Bộ phận tổng hợp tiến hành phân tích dữ liệu để đánh giá rủi ro của NNT. Kết quả đánh giá được xếp loại theo mức độ rủi ro từ cao xuống thấp và theo xếp loại quy mô doanh nghiệp (Mẫu số 06/QTr-TPR của quy trình).
Kết quả xếp loại thể hiện được thông tin rủi ro tại từng chỉ tiêu đánh giá đồng thời thể hiện bức tranh tổng thể đối với phạm vi dữ liệu được lựa chọn.
Lãnh đạo bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế tổng hợp danh sách Người nộp thuế theo mức độ rủi ro về thuế từ cao xuống thấp và cân đối với nguồn nhân lực của bộ phận thanh tra, kiểm tra để xác định số lượng Người nộp thuế (doanh nghiệp) đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra.
Bước 2.5. Phân ngưỡng phân loại quy mô doanh nghiệp
Việc phân nhóm NNT theo quy mô doanh nghiệp nhằm phục vụ công tác điều hành thanh tra thuế, phân bổ nguồn lực hợp lý trong việc thanh tra đánh giá tuân thủ của từng loại hình, quy mô doanh nghiệp. Quy mô doanh nghiệp được phân ngưỡng trên cơ sở Doanh thu tương ứng với 4 mức là lớn, vừa, nhỏ và rất nhỏ.
a) Mô tả:
Mỗi cơ quan thuế tùy vào thực tế quản lý doanh nghiệp tại địa phương để phân ngưỡng quy mô doanh nghiệp trên cơ sở phân ngưỡng doanh thu phục vụ xếp loại quy mô doanh nghiệp theo các mức Doanh nghiệp quy mô lớn, quy mô vừa, quy mô nhỏ và quy mô rất nhỏ.Doanh thu được phân ngưỡng từ lớn đến nhỏ. Ngưỡng doanh thu thay đổi qua các năm và có thể khác nhau ở mỗi cơ quan thuế.
b) Nguồn dữ liệu:
Ø Nguồn dữ liệu: Căn cứ vào Tờ khai quyết toán thuế TNDN để lấy thông tin về doanh thu của Doanh nghiệp
· Đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định bằng tổng doanh thu kê khai trên Phụ lục Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (mẫu số 03-1A/TNDN):
Doanh thu thuần= Chỉ tiêu [01]_Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Chỉ tiêu [03]_Các khoản giảm trừ doanh thu.
· Đối với ngân hàng và các tổ chức tín dụng được xác định bằng tổng doanh thu kê khai trên phụ lục Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (mẫu số 03-1B/TNDN):
Doanh thu = Chỉ tiêu [01]_Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự + Chỉ tiêu [04]_Thu nhập từ hoạt động dịch vụ.
· Đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ được xác định bằng tổng doanh thu kê khai trên phụ lục Kết quả hoạt sản xuất kinh doanh (mẫu số 03-1C/TNDN):
Doanh thu = Chỉ tiêu [01]_Thu từ phí cung cấp dịch vụ cho khách hàng và hoạt động tự doanh.
Ø Hệ thống lưu trữ: Hệ thống tập trung cơ sở dữ liệu và khai thác thông tin NNT (TPH), bao gồm dữ liệu về doanh thu của tất cả các doanh nghiệp.
c) Quy tắc thực hiện:
Việc thực hiện phân loại quy mô doanh nghiệp không phải là 1tiêu chí để thực hiện đánh giá rủi ro, mà được sử dụng để phân loại doanh nghiệp phục vụ công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Tùy thuộc yêu cầu nhiệm vụ và lực lượng cán bộ thanh tra, kiểm tra các đơn vị có thể chủ động lựa chọn các doanh nghiệp để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuộc loại doanh nghiệp lớn hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ. Căn cứ phân loại quy mô là Doanh thu phát sinh của kỳ phân tích.
Các đơn vị căn cứ vào quy mô doanh nghiệp tại địa bàn phân tích để chia các khoảng giá trị cho phù hợp. Đối với Cục thuế lớn như TP. Hà Nội, TP.HCM ngưỡng quy mô cho doanh nghiệp lớn có thể lớn hơn các Cục thuế khác. Các Cục thuế tự đánh giá và thiết lập khoảng phân ngưỡng cho phù hợp theo các ngưỡng: lớn, vừa, nhỏ, rất nhỏ.
Sau khi xác định được ngưỡng phân loại quy mô, Bộ phận tổng hợp có trách nhiệm trình lãnh đạo phê duyệt để thống nhất sử dụng tại đơn vị trong năm phân tích.
Để giúp cho công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra được thuận lợi phù hợp với yêu cầu công tác quản lý của đơn vị, ứng dụng TPR đã hỗ trợ việc lựa chọn doanh nghiệp kết hợp giữa kết quả tính điểm rủi ro và theo quy mô doanh nghiệp.
Lưu ý: Việc phân ngưỡng phân loại quy mô doanh nghiệp là một nội dung bắt buộc trong việc sử dụng ứng dụng TPR để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế. Trường hợp các đơn vị không thực hiện phân ngưỡng quy mô doanh nghiệp và không phê duyệt trên ứng dụng sẽ không sử dụng được chức năng này.
Bước 3. Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế
Bước 3.1. Lập kế hoạch thanh tra thuế năm
Bộ phận thanh tra thực hiện lập kế hoạch thanh tra thuế năm dựa trên các căn cứ sau:
Căn cứ vào kết quả xếp loại thông tin rủi ro của NNT, căn cứ vào các thông tin thu thập từ các đơn vị bên ngoài về mức độ vi phạm của NNT, căn cứ vào việc đánh giá dữ liệu trong quá trình rà soát.
Căn cứ vào nguồn lực cán bộ thanh tra của đơn vị, lựa chọn số lượng các doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao để thực hiện xây dựng kế hoạch thanh tra.
Căn cứ vào chương trình trọng điểm thanh tra hàng năm, lựa chọn doanh nghiệp đưa vào kế hoạch thanh tra theo ngành, quy mô doanh nghiệp, địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh
Các đối tượng được lựa chọn bao gồm:
- 80% thuộc nhóm có đầy đủ dữ liệu và có điểm rủi ro cao nhất;
- 5% lựa chọn ngẫu nhiên trong phạm vi những doanh nghiệp có điểm rủi ro thấp;
- 15% bao gồm các doanh nghiệp được lựa chọn từ danh sách doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 12 tháng, danh sách các doanh nghiệp có tăng, giảm đột biến; từ danh sách các doanh nghiệp có độ rủi ro cao thu thập từ các nguồn thông tin bên ngoài và từ lựa chọn ngẫu nhiên trong phạm vi các doanh nghiệp không có đủ dữ liệu để đánh giá rủi ro.
Tỷ lệ trên tính theo số cuộc thanh tra dự kiến của năm kế hoạch. Việc lựa chọn doanh nghiệp vào kế hoạch thực hiện theo trình tự như sau:
a) Lựa chọn từ danh sách doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 12 tháng:
Các đơn vị rà soát dữ liệu của các doanh nghiệp trong danh sách doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 12 tháng và lựa chọn các doanh nghiệp có các dấu hiệu sau đây vào kế hoạch thanh tra:
- Doanh nghiệp đã hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu các tháng tăng giảm bất thường.
- Doanh nghiệp có tình hình sử dụng hóa đơn bất thường (số hóa đơn sử dụng trong các tháng chênh lệch nhiều).
b) Lựa chọn doanh nghiệp từ danh sách các doanh nghiệp có tăng, giảm đột biến; từ danh sách các doanh nghiệp có độ rủi ro cao thu thập từ các nguồn thông tin bên ngoài:
Các đơn vị căn cứ vào kết quả rà soát dữ liệu và chất lượng thông tin nhận từ các nguồn thông tin bên ngoài và kết hợp với kết quả đánh giá rủi ro để lựa chọn doanh nghiệp vào kế hoạch thanh tra.
Số lượng doanh nghiệp lựa chọn vào kế hoạch thanh tra theo điểm a và b nêu trên tối đa bằng 15% số lượng doanh nghiệp dự kiến xây dựng kế hoạch thanh tra.
c) Lựa chọn doanh nghiệp theo đánh giá rủi ro:
Các đơn vị căn cứ nguồn nhân lực và định hướng trong công tác quản lý doanh nghiệp theo quy mô để xác định tỷ lệ doanh nghiệp thuộc từng loại quy mô khác nhau. Ứng dụng sẽ hỗ trợ việc lựa chọn doanh nghiệp vào kế hoạch thanh tra kết hợp giữa điểm rủi ro và quy mô doanh nghiệp.
Việc lựa chọn doanh nghiệp vào kế hoạch thanh tra theo nguyên tắc lựa chọn điểm rủi ro từ cao xuống thấp theo từng loại quy mô. Trường hợp các đơn vị có thông tin khác và muốn thay đổi một số doanh nghiệp trong danh sách các doanh nghiệp đã được lựa chọn phải ghi rõ lý do và chịu trách nhiệm về các thay đổi đó (ví dụ doanh nghiệp mới được thanh tra, kiểm tra hoặc tại thời điểm lập kế hoạch thanh tra doanh nghiệp đó không còn tồn tại...). Việc lựa chọn các doanh nghiệp thay thế cũng theo nguyên tắc lựa chọn theo điểm rủi ro cao.
Kế hoạch thanh tra được lập theo mẫu số 07/QTr-TTR. Sau khi lập kế hoạch lãnh đạo đơn vị thực hiện phê duyệt trên ứng dụng.
Thời gian lập và phê duyệt kế hoạch thanh tra được thực hiện theo quy trình thanh tra của Tổng cục Thuế.
Bước 3.2. Lập kế hoạch kiểm tra
Sau khi đã hoàn thành việc lựa chọn doanh nghiệp vào kế hoạch thanh tra, các đơn vị tiếp tục sử dụng kết quả đánh giá rủi ro để lựa chọn doanh nghiệp vào kế hoạch kiểm tra theo nguyên tắc lựa chọn tiếp các doanh nghiệp có rủi ro từ cao đến thấp vào danh sách kiểm tra.
Đối với các đơn vị có nhiều bộ phận kiểm tra và mỗi bộ phận theo dõi một số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực, ngành nghề hoặc loại hình doanh nghiệp khác nhau thì có thể xây dựng thêm các tiêu chí bổ sung để đánh giá chính xác rủi ro đối với từng loại đối tượng (các tiêu chí bổ sung này không thực hiện phê duyệt trên ứng dụng).
Việc lập kế hoạch kiểm tra được thực hiện theo các bước như lập kế hoạch thanh tra.
Kế hoạch kiểm tra được lập theo mẫu số 08/QTr-TPR. Sau khi lập kế hoạch lãnh đạo đơn vị thực hiện phê duyệt trên ứng dụng.
Thời gian lập và phê duyệt kế hoạch kiểm tra được thực hiện theo quy trình kiểm tra của Tổng cục Thuế.
Lưu ý: Trên ứng dụng TPR có lưu trữ hồ sơ doanh nghiệp thuộc kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong vòng 5 năm. Trường hợp đơn vị không thực hiện phê duyệt trên ứng dụng sẽ không sử dụng được chức năng này.
Bước 3.3. Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thanh tra, kiểm tra
Việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra thực hiện theo nguyên tắc:
- Nếu điều chỉnh bổ sung số lượng doanh nghiệp vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra thì bổ sung tiếp những người nộp thuế có rủi ro về thuế từ cao xuống thấp theo danh sách đã lập khi xây dựng kế hoạch đầu năm.
- Nếu điều chỉnh giảm số lượng thanh tra, kiểm tra người nộp thuế thì loại bớt người nộp thuế có rủi ro thấp còn lại trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra.
- Nếu điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề mới thì lập tiêu chí bổ sung và thực hiện các bước lập và phê duyệt kế hoạch theo các bước nêu trên.
- Các trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất không phải lập kế hoạch:
+ Qua kiểm tra người nộp thuế, bộ phận kiểm tra thuế đề nghị chuyển sang hình thức thanh tra.
+ Thanh tra, kiểm tra người nộp thuế theo đơn tố cáo.
+ Thanh tra, kiểm tra người nộp thuế theo chỉ đạo của Thủ trưởng Cơ quan Thuế hoặc theo chỉ đạo của Thủ trưởng Cơ quan Thuế cấp trên.
Thời gian điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra thực hiện theo quy trình thanh tra, kiểm tra của Tổng cục Thuế.
Bước 4. Đánh giá bộ tiêu chí sau khi thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế
Kết thúc năm kế hoạch Bộ phận thanh tra, kiểm tra căn cứ trên kết quả thanh tra, kiểm tra thực hiện đánh giá lại bộ tiêu chí chính thức đã được phê duyệt. Việc đánh giá được thực hiện trên ứng dụng TPR.
Đối với các tiêu chí đánh giá rủi ro không hiệu quả, bộ phận tổng hợp cần báo cáo với Thủ trưởng cơ quan thuế để điều chỉnh khỏi bộ tiêu chí và đề xuất sử dụng các tiêu chí mới làm cơ sở cho việc đánh giá rủi ro lập kế hoạch thanh tra năm sau.
Các Cục Thuế tổng hợp báo cáo đánh giá bộ tiêu chí của Bộ phận thanh tra, kiểm tra và Chi cục Thuế thuộc quyền quản lý để gửi báo cáo đánh giá bộ tiêu chí vào ngày 28/2 hàng năm về Vụ Thanh tra Tổng cục Thuế theo mẫu số 09/QTr-TPR.
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Vụ trưởng Vụ Thanh tra Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế và Chi cục trưởng Chi cục Thuế chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện theo quy trình này.
2. Tổng cục Thuế định kỳ hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy trình của các Cục Thuế, Chi cục Thuế; Cục Thuế định kỳ hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy trình của các phòng thanh tra, kiểm tra và các Chi cục Thuế.
3.Việc tổ chức, triển khai sử dụng ứng dụng TPR phục vụ công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm được áp dụng hình thức khen thưởng, kỷ luật theo chế độ quy định.
4. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo kịp thời về Tổng cục Thuế để giải quyết./.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
- 1Công văn 7526/BTC-TCT về tăng cường quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 2Công văn 1989/TCT-TTr năm 2013 tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 3Quyết định 2345/QĐ-TCHQ năm 2014 quy định hoạt động thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro và áp dụng biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh do Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan ban hành
- 4Thông tư 204/2015/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 996/QĐ-BTC năm 2016 của Bộ Tài chính ban hành Hệ thống chỉ tiêu về người nộp thuế là doanh nghiệp
- 6Quyết định 1033/QĐ-BKHĐT điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 7Công văn 1155/TCHQ-QLRR năm 2017 giải đáp vướng mắc trong thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro do Tổng cục Hải quan ban hành
- 8Công văn 1768/CT-TTHT năm 2017 về chính sách hóa đơn điện tử do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 9Công văn 787/BTC-TCCB năm 2021 về quản lý công tác thuế trên địa bàn thành phố Thủ Đức do Bộ Tài chính ban hành
- 10Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 11Quyết định 18/QĐ-TCT năm 2023 về Quy trình áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
- 12Công văn 4573/TCT-TTKT năm 2023 về kiểm tra thuế tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhật Linh do Tổng cục Thuế ban hành
- 1Luật quản lý thuế 2006
- 2Quyết định 115/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng Cục thuế trực thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật thanh tra 2010
- 4Luật quản lý thuế sửa đổi 2012
- 5Công văn 7526/BTC-TCT về tăng cường quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 6Công văn 1989/TCT-TTr năm 2013 tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 7Quyết định 2345/QĐ-TCHQ năm 2014 quy định hoạt động thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro và áp dụng biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh do Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan ban hành
- 8Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014
- 9Quyết định 746/QĐ-TCT năm 2015 về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế do Tổng cục Thuế ban hành
- 10Quyết định 1404/QĐ-TCT năm 2015 về Quy trình thanh tra thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
- 11Thông tư 204/2015/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 12Quyết định 996/QĐ-BTC năm 2016 của Bộ Tài chính ban hành Hệ thống chỉ tiêu về người nộp thuế là doanh nghiệp
- 13Quyết định 1033/QĐ-BKHĐT điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 14Công văn 1155/TCHQ-QLRR năm 2017 giải đáp vướng mắc trong thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro do Tổng cục Hải quan ban hành
- 15Công văn 1768/CT-TTHT năm 2017 về chính sách hóa đơn điện tử do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 16Công văn 787/BTC-TCCB năm 2021 về quản lý công tác thuế trên địa bàn thành phố Thủ Đức do Bộ Tài chính ban hành
- 17Thông tư 31/2021/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế do Bộ Tài chính ban hành
- 18Quyết định 18/QĐ-TCT năm 2023 về Quy trình áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
- 19Công văn 4573/TCT-TTKT năm 2023 về kiểm tra thuế tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhật Linh do Tổng cục Thuế ban hành
Quyết định 2176/QĐ-TCT năm 2015 về Cơ quan Thuế các cấp áp dụng quản lý rủi ro trong công tác lập kế hoạch thanh tra thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành
- Số hiệu: 2176/QĐ-TCT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/11/2015
- Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
- Người ký: Bùi Văn Nam
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/11/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực