- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Quyết định 315/QĐ-BGTVT năm 2011 hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Quyết định 355/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị quyết 07/2014/NQ-HĐND về Chương trình kiên cố hóa giao thông nông thôn giai đoạn 2015 - 2020 do tỉnh Quảng Trị ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1918/QĐ-UBND | Quảng Trị, ngày 11 tháng 09 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KIÊN CỐ HÓA GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ, GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND tỉnh và UBND tỉnh ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;
Căn cứ Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 07/2014/NQ-HĐND ngày 25/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị khóa VI, kỳ họp thứ 12 về Chương trình kiên cố hóa giao thông nông thôn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2015-2020;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình kiên cố hóa giao thông nông thôn (KCHGTNT) tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2015-2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Phạm vi: Kiên cố hóa hệ thống đường thôn xóm, bản, ngõ phố.
2. Mục tiêu tổng quát:
- Đáp ứng nhu cầu đi lại thuận lợi, phục vụ sản xuất, đảm bảo lưu thông hàng hóa, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực nông nghiệp và nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa cho nhân dân.
- Xây dựng hệ thống giao thông nông thôn bền vững, thống nhất quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật trên địa bàn tỉnh, đáp ứng tiêu chí giao thông của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.
- Phát huy nội lực trong nhân dân theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, tranh thủ mọi nguồn lực và lồng ghép các chương trình mục tiêu dự án đầu tư cho kiên cố hóa GTNT.
* Mục tiêu cụ thể:
Từ năm 2015 đến năm 2020 phấn đấu kiên cố hóa được 704km đường thôn, xóm, bản, ngõ phố, đưa số km được kiên cố hóa lên 2.276km, đạt 60,5% trong tổng số 3.761km đường thôn, xóm, bản, ngõ phố hiện có, trong đó: Giai đoạn 2002 - 2014 thực hiện được 1.572km, giai đoạn 2015 - 2020 thực hiện 704km.
3. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật:
Căn cứ Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011 của Bộ GTVT hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường GTNT phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020, quy định quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu của đường thôn xóm, bản, ngõ phố giai đoạn 2015-2020 như sau:
- Cấp đường: Đường cấp B.
- Chiều rộng nền đường 4,0m, chiều rộng mặt đường 3,0m.
- Trong trường hợp điều kiện địa hình khó khăn hoặc trong bước đầu phân kỳ xây dựng có thể giảm chiều rộng nền đường còn 3,5m, mặt đường còn 2,5m.
4. Kết cấu mặt đường: Gồm 2 loại:
- Kết cấu mặt đường đá dăm láng nhựa, gồm các lớp
+ Lớp mặt đường láng nhựa 2 lớp, tiêu chuẩn nhựa 3kg/m2,
+ Lớp móng cấp phối đá dăm Dmax=25mm dày 15cm,
+ Nền đất đầm chặt K>0,95.
- Kết cấu mặt đường bêtông xi măng (BTXM), gồm:
* Loại 1 áp dụng cho các tuyến đường thông thường:
+ Lớp mặt BTXM M200 dày 13cm,
+ Lớp bạt ni lông,
+ Lớp đệm cát tạo phẳng dày 3cm,
+ Nền đất đầm chặt K>0,95.
*Loại 2 chỉ áp dụng cho các tuyến đường nền đường thường xuyên bị ẩm ướt:
+ Lớp mặt BTXM M200 dày 13cm,
+ Lớp bạt ni lông,
+ Lớp móng bằng cấp phối đá dăm dày 10 cm,
+ Nền đất đầm chặt K>0,95,
5. Tỷ lệ huy động vốn để thực hiện chương trình:
- Thị trấn huyện lỵ, thị xã, thành phố: Vốn ngân sách Nhà nước 40%, huy động nhân dân đóng góp 60%;
- Vùng đồng bằng, trung du: vốn ngân sách Nhà nước 50%, huy động nhân dân đóng góp 50%;
- Vùng núi, bãi ngang ven biển: vốn ngân sách Nhà nước 80%, huy động nhân dân đóng góp 20%;
- Các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn: vốn ngân sách Nhà nước 95%, huy động nhân dân đóng góp 5% nhằm nâng cao trách nhiệm cộng đồng và tham gia xây dựng bằng ngày công, giải phóng mặt bằng.
6. Tỷ lệ chi phí khác: Quy định bằng 3% của chi phí xây dựng, trong đó:
- Chi phí quản lý vốn: 1,0% để chi cho công tác nghiệm thu, thanh toán, lập kế hoạch, văn phòng phẩm; Trong đó: 0,7% là chi phí quản lý của chủ đầu tư, 0,3% chi phí cho Ban chỉ đạo KCH GTNT cấp huyện, thành phố, thị xã;
- Chi phí giám sát công trình: 0,5%;
- Chi phí khảo sát, lập dự toán: 0,8%;
- Chi phí thẩm định thiết kế, dự toán: 0,2%;
- Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán: 0,25%;
- Chi phí kiểm tra đánh giá chất lượng công trình: 0,25%; Chi phí này chỉ sử dụng khi chủ đầu tư thấy cần thiết thuê tổ chức tư vấn kiểm tra đánh giá chất lượng công trình và nghiệm thu, thanh toán theo dự toán được phê duyệt.
7. Nguồn vốn đầu tư cho chương trình:
7.1. Tổng mức vốn đầu tư: 554 tỷ đồng.
Trong đó: Ngân sách nhà nước 289 tỷ đồng; Nhân dân đóng góp: 265 tỷ đồng.
7.2. Nguồn vốn đầu tư cho chương trình:
- Ngân sách Trung ương: Phân bổ từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp cho Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh, dự kiến khoảng 10% nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;
- Ngân sách tỉnh: Đầu tư trực tiếp cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới và các nguồn thu khác được bổ sung: bố trí 15% tổng nguồn vốn/năm;
- Vốn vay tín dụng ưu đãi cho kiên cố hóa giao thông nông thôn và kiên cố hóa kênh mương nội đồng: bố trí 70% tổng nguồn vốn vay/năm;
- Ngân sách huyện, thành phố, thị xã:
+ Bố trí tối thiểu 1,5% nguồn thu từ quỹ đất sau khi trừ các khoản thực hiện theo chính sách hiện hành và nguồn vượt thu để đầu tư trực tiếp cho KCH GTNT,
+ Bố trí tối thiểu 1,5% vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung được UBND tỉnh giao cho huyện, thành phố, thị xã quản lý để đầu tư trực tiếp cho KCH GTNT;
- Quỹ bảo trì đường bộ: Toàn bộ kinh phí phân bổ cho xã phường thị trấn để xây dựng hạ tầng giao thông;
- Nguồn vốn huy động đóng góp của nhân dân theo tỷ lệ quy định.
8. Kế hoạch thực hiện: Phụ lục 1 kèm theo.
9. Cơ chế và tổ chức thực hiện:
- UBND xã, phường, thị trấn:
+ Giao UBND xã, phường, thị trấn làm chủ đầu tư các công trình thuộc chương trình KCH GTNT; Công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, tổ chức thi công, nghiệm thu công trình thực hiện theo Thông tư số 03/2013/TT-BKHĐT ngày 07/8/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
+ Hàng năm UBND xã, phường, thị trấn chỉ đạo Ban phát triển thôn, Ban cán sự khu phố thống kê khối lượng các tuyến đường thôn xóm, bản, ngõ phố cần KCH đề xuất để UBND xã, phường, thị trấn lập kế hoạch trên cơ sở quy hoạch, nhu cầu đi lại và khả năng đóng góp của nhân dân, thông qua HĐND cùng cấp;
+ Tổ chức khảo sát, lập thiết kế, dự toán công trình trên cơ sở thiết kế, dự toán mẫu, phê duyệt thiết kế, dự toán công trình khi có quyết định phân bổ vốn của UBND huyện, thị xã, thành phố;
+ Quản lý thực hiện KCH GTNT theo kế hoạch giao, huy động đóng góp của nhân dân tham gia xây dựng KCH GTNT tại địa phương;
+ Ký hợp đồng kinh tế với Ban phát triển thôn, Ban cán sự khu phố tổ chức triển khai thi công công trình;
+ Thực hiện việc giám sát cộng đồng, phát huy quy chế dân chủ cơ sở trong tất cả quá trình từ chủ trương đầu tư, lập và thẩm định dự toán và thanh quyết toán công trình; Giám sát quá trình thi công, theo dõi, kiểm tra định mức, chủng loại vật tư so với quy định, nhằm hạn chế những việc làm gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản và ảnh hưởng chất lượng công trình;
+ Có trách nhiệm quản lý, bảo trì hệ thống GTNT trên địa bàn.
- UBND huyện, thành phố, thị xã:
+ Hàng năm trên cơ sở báo cáo của các xã, phường, thị trấn để tổng hợp nhu cầu xây dựng, vốn đầu tư, báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính;
+ Phân bổ vốn cho các xã, phường, thị trấn sau khi có quyết định bố trí vốn của UBND tỉnh, trong đó ưu tiên vốn cho các xã sẽ hoàn thành 19 tiêu chí trong chương trình Xây dựng nông thôn mới và ưu tiên các xã đã huy động được vốn đóng góp của nhân dân;
+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình KCH GTNT trên địa bàn;
+ Xây dựng kế hoạch bảo trì hệ thống đường GTNT trên địa bàn.
- Sở Giao thông vận tải:
+ Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GTNT, hướng dẫn các địa phương thực hiện các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng xây dựng công trình giao thông;
+ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc các địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch KCH theo đề án, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện, đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách để các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện;
+ Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để xác định nhu cầu xây dựng, vốn đầu tư cho Chương trình KCH GTNT hàng năm trên địa bàn tỉnh;
+ Ban hành thiết kế, dự toán mẫu, hướng dẫn kỹ thuật thi công để các địa phương áp dụng.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư:
+ Hàng năm trên cơ sở báo cáo của các huyện, thành phố, thị xã, Sở Kế hoạch và Đầu tư thống nhất với Sở Tài chính, Sở Giao thông Vận tải về danh mục, vốn đầu tư, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định phân bổ vốn cho các địa phương;
+ Tham mưu cho UBND tỉnh lồng ghép các nguồn vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác để đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình KCH GTNT.
- Sở Tài chính:
+ Chủ trì xây dựng cơ chế và nguyên tắc phân bổ vốn vay ưu đãi cho kiên cố hóa giao thông và thủy lợi nội đồng để đầu tư cho Chương trình KCH GTNT;
+ Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí kế hoạch vốn cho đề án;
+ Hướng dẫn, kiểm tra cấp huyện, cấp xã thực hiện thanh toán, quyết toán nguồn vốn của chương trình KCH GTNT.
- Các sở, ban, ngành liên quan:
+ Theo chức năng, nhiệm vụ, các Sở, Ban, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh bố trí đủ vốn cho Chương trình KCH GTNT, lồng ghép chương trình KCH GTNT với các Chương trình, dự án khác;
+ Phối hợp kiểm tra đôn đốc tiến độ thực hiện và chất lượng công trình;
+ Đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách thực hiện để các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình KCH GTNT.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các Ban, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC 1
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KIÊN CỐ HÓA GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG TRỊ, GIAI ĐOẠN 2015-2020
Đơn vị tính km
TT | Huyện/thành phố/ thị xã | Khối lượng thực hiện | Cộng | |||||
Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | |||
1 | Vĩnh Linh | 19,5 | 20,4 | 21,5 | 22,5 | 23,6 | 24,8 | 132 |
2 | Gio Linh | 9,7 | 10,2 | 10,7 | 11,2 | 11,8 | 12,4 | 66 |
3 | Cam Lộ | 8,3 | 8,7 | 9,1 | 9,6 | 10,0 | 10,5 | 56 |
4 | Hướng Hóa | 2,9 | 3,0 | 3,2 | 3,3 | 3,5 | 3,7 | 20 |
5 | Đakrông | 2,2 | 2,4 | 2,5 | 2,6 | 2,7 | 3,2 | 16 |
6 | TP Đông Hà | 16,0 | 16,8 | 17,7 | 18,6 | 19,5 | 20,5 | 109 |
7 | Triệu Phong | 21,7 | 22,8 | 23,9 | 25,1 | 26,4 | 27,7 | 148 |
8 | TX Quảng Trị | 1,7 | 1,8 | 1,9 | 2,0 | 2,1 | 2,1 | 12 |
9 | Hải Lăng | 21,3 | 22,4 | 23,5 | 24,7 | 25,9 | 27,2 | 145 |
| Tổng cộng | 103 | 109 | 114 | 120 | 126 | 132 | 704 |
- 1Quyết định 1057/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch đầu tư và trả nợ vốn vay tín dụng ưu đãi để thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh mương, đầu tư dự án đường giao thông nông thôn năm 2015 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 2Nghị quyết 29/2015/NQ-HĐND Quy định cơ cấu nguồn vốn thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh mương và giao thông nông thôn giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 3Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương; bê tông hóa đường giao thông nội đồng; xây dựng nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố gắn với sân thể thao, khuôn viên và một số công trình hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Quyết định 315/QĐ-BGTVT năm 2011 hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Quyết định 355/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 03/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn thực hiện Quyết định 498/QĐ-TTg bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 7Nghị quyết 07/2014/NQ-HĐND về Chương trình kiên cố hóa giao thông nông thôn giai đoạn 2015 - 2020 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 8Quyết định 1057/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch đầu tư và trả nợ vốn vay tín dụng ưu đãi để thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh mương, đầu tư dự án đường giao thông nông thôn năm 2015 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 9Nghị quyết 29/2015/NQ-HĐND Quy định cơ cấu nguồn vốn thực hiện Chương trình kiên cố hóa kênh mương và giao thông nông thôn giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 10Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐND quy định mức hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương; bê tông hóa đường giao thông nội đồng; xây dựng nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố gắn với sân thể thao, khuôn viên và một số công trình hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
Quyết định 1918/QĐ-UBND năm 2014 về phê duyệt Chương trình kiên cố hóa giao thông nông thôn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2015-2020
- Số hiệu: 1918/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/09/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
- Người ký: Nguyễn Đức Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/09/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực