Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 188/2005/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2005 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04 tháng 3 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nươớc;
Xét đề nghị của Bộ trươởng Bộ Khoa học và Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chơương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04 tháng 3 năm 2005 của Ban Bí thơư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nơước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Chương trình hành động của Chính phủ
Thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04 tháng 3 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ
sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
(Ban hành kèm theo Quyết định số 188/2005/QĐ-TTg
ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ)
Chương trình hành động của Chính phủ cụ thể hoá các nhiệm vụ, giải pháp; thể chế hoá các chủ trương, chính sách trong Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04 tháng 3 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, góp phần đưa nhanh Chỉ thị vào cuộc sống và nhằm đạt được các mục tiêu sau:
1. Mục tiêu đến năm 2010:
- Tạo ra, tiếp nhận và làm chủ được các công nghệ sinh học chủ yếu; triển khai ứng dụng mạnh mẽ, rộng khắp và có hiệu quả các công nghệ này vào lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, y tế, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường và an ninh, quốc phòng.
- Tạo ra các sản phẩm mới bằng công nghệ sinh học (như: giống cây trồng, vật nuôi, chủng vi sinh vật, sản phẩm chế biến công nghiệp,...) có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao.
- Hình thành và phát triển các doanh nghiệp công nghiệp sinh học vừa và nhỏ nhằm sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm công nghệ sinh học phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
2. Mục tiêu đến năm 2020:
- Cung cấp đủ nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao và chất lượng tốt, đủ năng lực sáng tạo và làm chủ các công nghệ trong lĩnh vực công nghệ sinh học phục vụ đắc lực cho việc phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
- Xây dựng được một số trung tâm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tiên tiến và hiện đại về công nghệ sinh học đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Hình thành và phát triển ngành công nghiệp sinh học có đủ năng lực sản xuất các sản phẩm chủ lực, thiết yếu của nền kinh tế quốc dân.
I. XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC NHẰM ỨNG DỤNG RỘNG RÃI VÀ CÓ HIỆU QUẢ CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀO SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG:
Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch tổng thể phát triển công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020, trong đó tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm sau:
1. Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
2. Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển ngành thuỷ sản.
3. Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ ngành y tế và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
4. Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
5. Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ ngành công nghiệp chế biến.
II. NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ VÀ PHÁT TRIỂN TIỀM LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHO CÔNG NGHỆ SINH HỌC:
1. Xây dựng quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho công nghệ sinh học, đặc biệt là đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ trình độ cao, trong đó chú trọng việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo, bảo đảm đến năm 2015 đáp ứng đủ cán bộ cho các nhu cầu nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, giảng dạy, quản lý, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ về công nghệ sinh học.
- Đối với đào tạo ở trong nước: tập trung quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở đào tạo; có sự phân công nhiệm vụ đào tạo rõ ràng cho các trường đại học, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của các vùng, miền lãnh thổ; kết hợp chặt chẽ các cơ sở đào tạo với các cơ sở nghiên cứu trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học; khuyến khích việc đào tạo kỹ sư công nghệ sinh học, ưu tiên cơ sở vật chất kỹ thuật và số lượng tuyển sinh cho loại hình đào tạo này.
- Đối với đào tạo ở nước ngoài: sử dụng chương trình gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước để tập trung đào tạo cán bộ đầu ngành, có trình độ cao, chất lượng giỏi và chuyên sâu cho từng lĩnh vực.
2. Quy hoạch mạng lưới các viện, trung tâm nghiên cứu và các phòng thí nghiệm công nghệ sinh học ở Việt Nam; xây dựng ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam các trung tâm mạnh, tiên tiến và hiện đại về công nghệ sinh học để làm hạt nhân cho việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong cả nước.
3. Tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị phục vụ các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sinh học, trong đó chú trọng mạng lưới các phòng thí nghiệm, các cơ sở nghiên cứu, thử nghiệm và khảo nghiệm, việc thiết kế và chế tạo các thiết bị công nghệ đặc thù.
4. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm thu hút và tranh thủ tối đa các nguồn lực đầu tư của nước ngoài để phát triển công nghệ sinh học theo hướng hội nhập về trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ; phù hợp về tiêu chuẩn kỹ thuật; hiện đại, đồng bộ về công nghệ và thiết bị.
III. HÌNH THÀNH VÀ TỪNG BƯỚC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP SINH HỌC:
1. Xây dựng các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước theo kế hoạch dài hạn, bao gồm chương trình khoa học và công nghệ, chương trình kỹ thuật - kinh tế để tiến hành nghiên cứu, sáng tạo, làm chủ, chuyển giao và ứng dụng các công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống.
2. Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp sinh học ở Việt Nam đến năm 2020, trong đó chú trọng các lĩnh vực:
- Công nghiệp chế biến thực phẩm từ các nông, lâm, thuỷ, hải sản; công nghiệp sản xuất rượu, bia, nước chấm, nước giải khát...bằng các công nghệ lên men vi sinh, enzim và protein; công nghiệp sản xuất các dòng axit amin, axit hữu cơ, enzim công nghiệp, phụ gia thực phẩm, men và enzim thực phẩm.
- Công nghiệp sinh học trong nông nghiệp và thuỷ sản: tập trung phát triển công nghiệp sản xuất giống thuần, giống lai, các chế phẩm chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
- Công nghiệp sinh học trong y dược: tập trung sản xuất các loại vắc - xin, chế phẩm chẩn đoán, thuốc chữa bệnh, kháng sinh và các hoá dược khác.
- Công nghiệp sinh học trong bảo vệ môi trường: tập trung sản xuất các chế phẩm vi sinh vật để làm sạch môi trường, xử lý ô nhiễm và sự cố môi trường.
3. Hình thành và phát triển thị trường công nghệ sinh học.
IV. XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT, CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC:
1. Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó chú trọng đến các chính sách thu hút, tăng cường và đa dạng hoá các nguồn lực đầu tư; chính sách ưu đãi nhằm thu hút, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ khoa học và trọng dụng nhân tài; chính sách khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động chuyển giao và áp dụng công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm gắn kết chặt chẽ công nghệ sinh học với sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tự xây dựng cơ sở nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học; chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy việc phát triển nhanh các doanh nghiệp công nghệ sinh học vừa và nhỏ, làm tiền đề cho việc phát triển ngành công nghiệp sinh học ở Việt Nam.
2. Rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế và tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghệ sinh học, trước mắt tập trung xem xét để ban hành quy chế quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen, tiến tới xây dựng và ban hành Luật An toàn sinh học nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về công nghệ sinh học, đồng thời tạo hành lang pháp lý để thúc đẩy phát triển nhanh và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ sinh học trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
V. ĐỂ TRIỂN KHAI CÁC NỘI DUNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG NÀY CỦA CHÍNH PHỦ, PHÊ DUYỆT VỀ NGUYÊN TẮC DANH MỤC 12 ĐỀ ÁN, DỰ ÁN, NỘI DUNG CÔNG VIỆC; CƠ QUAN CHỦ TRÌ, PHỐI HỢP XÂY DỰNG VÀ THỜI HẠN HOÀN THÀNH ĐỂ TRÌNH THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ (PHỤ LỤC KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH NÀY).
I. Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến và quán triệt Chỉ thị và Chương trình hành động:
1. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến và quán triệt các nội dung trong Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chương trình hành động của Chính phủ để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công nghệ sinh học đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm để thực hiện tốt các nội dung trong Chỉ thị của Ban Bí thư và Chương trình hành động của Chính phủ.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin và các cơ quan thông tin đại chúng thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về công nghệ sinh học phục vụ sản xuất và đời sống, đặc biệt là các kết quả trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, thuỷ sản, công nghiệp chế biến, y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
II. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ:
1. Bộ Khoa học và Công nghệ:
- Là cơ quan đầu mối của Chính phủ, có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức thực hiện Chương trình hành động này; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình hành động của Chính phủ tại các Bộ, ngành và địa phương có liên quan; định kỳ hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Chủ trì xây dựng đề án "Kế hoạch tổng thể phát triển công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020".
- Chủ trì xây dựng đề án "Quy hoạch mạng lưới và tăng cường tiềm lực về cơ sở vật chất kỹ thuật cho các viện, trung tâm nghiên cứu và các phòng thí nghiệm công nghệ sinh học ở Việt Nam".
- Chủ trì xây dựng đề án "Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học".
- Chủ trì xây dựng đề án "Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách và thể chế về công nghệ sinh học".
- Chỉ đạo xây dựng và chủ trì tổng hợp kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng và phát triển tiềm lực công nghệ sinh học của các Bộ, ngành và địa phương.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì xây dựng đề án "Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020".
3. Bộ Y tế:
- Chủ trì xây dựng đề án "Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế đến năm 2020".
4. Bộ Thuỷ sản:
- Chủ trì xây dựng đề án "Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản đến năm 2020".
5. Bộ Công nghiệp:
- Chủ trì xây dựng đề án "Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến".
- Chủ trì xây dựng đề án "Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp sinh học ở Việt Nam đến năm 2020".
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì xây dựng đề án "Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường".
- Chủ trì xây dựng dự án "Luật An toàn sinh học" và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Chủ trì xây dựng đề án "Quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho công nghệ sinh học và ngành công nghiệp sinh học ở Việt Nam".
8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính:
Cân đối, bố trí vốn ngân sách nhà nước trong kế hoạch hàng năm và dài hạn để thực hiện các nội dung, đề án, dự án của Chương trình hành động trên của Chính phủ.
9. Các Bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Căn cứ vào Chương trình hành động của Chính phủ, xây dựng và ưu tiên lồng ghép kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và dài hạn của Bộ, ngành và địa phương mình, đồng thời tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch trên, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện cho Bộ Khoa học và Công nghệ để Bộ tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ.
| Phan Văn Khải (Đã ký) |
Các đề án, dự án, nội dung công việc trong chương trình hành động của chính phủ thực hiện
chỉ thị số 50-ct/tw ngày 04 tháng 3 năm 2005 của ban bí thư Về phát triển và ứng dụng
công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
(Kèm theo Quyết định số 188/2005/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ)
STT Đề án, dự án, nội dung công việc - Cơ quan chủ trì
- Cơ quan phối hợp Hình thức văn bản và cấp phê duyệt Thời hạn hoàn thành
I. XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC:
1 Kế hoạch tổng thể phát triển công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020. - Bộ KH&CN chủ trì.
- Phối hợp: các Bộ NN&PTNT, YT, TS, CN, GD&ĐT, KH&ĐT, TC, Viện KH&CN VN. - Quyết định phê duyệt của TTgCP. 12/2005
2 Chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020. - Bộ NN&PTNT chủ trì.
- Phối hợp: các Bộ KH&CN, YT, TS, CN, GD&ĐT, KH&ĐT, TC, Viện KH&CN VN. - Quyết định phê duyệt của TTgCP. 8/2005
3 Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế đến năm 2020. - Bộ YT chủ trì.
- Phối hợp: các Bộ KH&CN, CN, GD&ĐT, KH&ĐT, TC, Viện KH&CN VN. - Quyết định phê duyệt của TTgCP. 3/2006
4 Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thuỷ sản đến năm 2020. - Bộ TS chủ trì.
- Phối hợp: các Bộ KH&CN, CN, NN&PTNT, GD&ĐT, KH&ĐT, TC, Viện KH&CNVN. - Quyết định phê duyệt của TTgCP. 3/2006
5 Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến. - Bộ CN chủ trì.
- Phối hợp: các Bộ KH&CN, TS, NN&PTNT, YT, KH&ĐT, TC. - Quyết định phê duyệt của TTgCP. 3/2006
6 Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Bộ TN&MT chủ trì.
- Phối hợp: các Bộ KH&CN, CN, NN&PTNT, GD&ĐT, KH&ĐT, TC, Viện KH&CNVN. - Quyết định phê duyệt của TTgCP. 3/2006
II. NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ VÀ PHÁT TRIỂN TIỀM LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHO CÔNG NGHỆ SINH HỌC:
7 Quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho công nghệ sinh học và ngành công nghiệp sinh học ở Việt Nam. - Bộ GD&ĐT chủ trì.
- Phối hợp: các Bộ KH&CN, KH&ĐT, TC, NN&PTNT, YT, TS, CN. - Quyết định phê duyệt của TTgCP. 3/2006
8 Quy hoạch mạng lưới và tăng cường tiềm lực về cơ sở vật chất kỹ thuật cho các viện, trung tâm nghiên cứu và các phòng thí nghiệm công nghệ sinh học ở Việt Nam - Bộ KH&CN chủ trì.
- Phối hợp: các Bộ KH&ĐT, TC, NN&PTNT, YT, TS, GD&ĐT, CN, Viện KH&CNVN. - Quyết định phê duyệt của TTgCP. 3/2006
9 Đề án đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học. - Bộ KH&CN chủ trì.
- Phối hợp: các Bộ NN&PTNT, YT, TS, CN, GD&ĐT. - Quyết định phê duyệt của TTgCP. 3/2006
III. HÌNH THÀNH VÀ TỪNG BƯỚC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP SINH HỌC:
10 Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp sinh học ở Việt Nam đến năm 2020. - Bộ CN chủ trì.
- Phối hợp: các Bộ KH&CN, KH&ĐT, TC, NN&PTNT, YT, TS. - Quyết định phê duyệt của TTgCP. 12/2006
IV. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học:
11 Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách và thể chế về công nghệ sinh học. - Bộ KH&CN chủ trì.
- Phối hợp: các Bộ KH&ĐT, TC, NN&PTNT, YT, TS, CN. - Các văn bản quy phạm pháp luật từ cấp Bộ trở lên. 2005-2007
12 Dự án Luật An toàn sinh học và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật. - Bộ TN&MT chủ trì.
- Phối hợp: các Bộ KH&CN, TP, NN&PTNT, YT, TS, CN, TC, KH&ĐT. - Dự án Luật và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật.
- Trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội thông qua. 12/2008
- 1Nghị quyết 20-NQ/TW năm 2012 về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Kết luận 06-KL/TW năm 2016 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 2Nghị quyết 20-NQ/TW năm 2012 về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Kết luận 06-KL/TW năm 2016 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
Quyết định 188/2005/QĐ-TTg về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 188/2005/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/07/2005
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1 đến số 2
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra