Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1500/2001/QĐ-NHNN | Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2001 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG NGÀNH NGÂN HÀNG
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
- Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc của Hội đồng thi đua khen thưởng ngành Ngân hàng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Thành viên Hội đồng thi đua khen thưởng ngành Ngân hàng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Đào tạo, Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT/ THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỦA HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1500/2001/QĐ-NHNN ngày 29 tháng 11 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Điều 1. Hội đồng thi đua khen thưởng ngành Ngân hàng (gọi tắt là HĐTĐ Ngành) được thành lập theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. HĐTĐ Ngành có nhiệm vụ giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về công tác thi đua khen thưởng của ngành Ngân hàng.
Điều 2. HĐTĐ Ngành làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và biểu quyết theo đa số. Việc xét duyệt các danh hiệu thi đua được thông qua các cuộc họp của HĐTĐ Ngành bằng các hình thức khác do Chủ tịch HĐTĐ Ngành quyết định. Trường hợp số lượng thành viên trong cuộc họp biểu quyết ngang nhau thì thì ý kiến của Chủ tịch HĐTĐ Ngành hoặc người được uỷ quyền là ý kiến quyết định.
Điều 3. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐTĐ Ngành
1. Phối hợp với các đơn vị liên quan, các tổ chức đoàn thể xây dựng kế hoạch và tổ chức phát động, tổng kết, sơ kết phòng trào thi đua hàng năm, từng đợt; xem xét đề nghị các cấp khen thưởng kịp thời đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua.
2. Hoàn thành hồ sơ thủ tục và xét duyệt các danh hiệu thi đua đề nghị Thống đốc, các Ngành hoặc Nhà nước khen thưởng kịp thời cho cá nhân và tập thể.
3. Phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm tra công tác thi đua trong toàn Ngành. Kiểm tra xác minh thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng từ Huân chương Lao động các hạng trở lên và các hình thức đề nghị khen thưởng khác (nếu thấy cần thiết).
Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên HĐTĐ Ngành
1- Chủ tịch HĐTĐ Ngành:
- Phê duyệt kế hoạch thi đua hàng năm, từng đợt trong toàn Ngành.
- Quyết định triệu tập họp và chủ trì các cuộc họp của HĐTĐ Ngành.
- Quyết định việc chọn hình thức lấy ý kiến các thành viên HĐTĐ Ngành khi không tổ chức họp HĐTĐ Ngành.
- Kết luận các cuộc họp của HĐTĐ Ngành.
- Quyết định các vấn đề khác liên quan đến công tác thi đua khen thưởng trong ngành Ngân hàng.
2. Phó Chủ tịch HĐTĐ Ngành:
- Thay mặt Chủ tịch chủ trì các cuộc họp của HĐTĐ Ngành; kết luận cuộc họp khi được uỷ nhiệm.
- Tham gia ý kiến thảo luận và biểu quyết tại các cuộc họp HĐTĐ Ngành.
- Thực hiện nhiệm vụ khác khi được Chủ tịch HĐTĐ Ngành giao.
3- Uỷ viên Thường trực HĐTĐ Ngành:
- Chuẩn bị chương trình, nội dung và các vấn đề khác có liên quan đến các cuộc họp của HĐTĐ Ngành.
- Thay mặt HĐTĐ Ngành báo cáo tóm tắt thành tích của cá nhân, tập thể đề nghị khen thưởng và đề xuất hình thức khen thưởng cụ thể cho cá nhân, tập thể trình Hội đồng xét duyệt.
- Xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch thi đua hàng năm, từng đợt, kế hoạch tổng kết, sở kết, tập huấn nghiệp vụ trình Chủ tịch HĐTĐ Ngành quyết định.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch đi kiểm tra công tác thi đua của các đơn vị đề nghị khen thưởng từ Huân chương lao động các hạng trở lên (kể cả các hình thức khen thưởng khác nếu thấy cần thiết và báo cáo Chủ tịch HĐTĐ Ngành)
- Hoàn thành hồ sơ, thủ tục trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc các cấp khen thưởng đối với những trường hợp đã được HĐTĐ Ngành nhất trí.
- Tiếp nhận và phối hợp với các đơn vị chức năng xử lý, giải quyết các đơn thư khiếu nại liên quan đến công tác thi đua khen thưởng theo thẩm quyền.
- Tham gia ý kiến thảo luận biểu quyết tại các cuộc họp của HĐTĐ Ngành.
- Thực hiện nhiệm vụ khác khi Chủ tịch HĐTĐ Ngành giao.
4. Các Uỷ viên HĐTĐ Ngành:
- Tham gia đầy đủ các cuộc họp của HĐTĐ Ngành.
- Tham gia ý kiến thảo luận, biểu quyết các vấn đề có liên quan đến công tác thi đua khen thưởng trong các cuộc họp của HĐTĐ Ngành.
- Thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc làm việc của Hội đồng, được quyền bảo lưu ý kiến của mình.
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chủ tịch HĐTĐ Ngành.
Điều 5. Nhiệm vụ của thư ký HĐTĐ Ngành
1- Chuẩn bị tài liệu phục vụ các cuộc họp của HĐTĐ Ngành. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của các tài liệu trình HĐTĐ Ngành so với hồ sơ các đơn vị gửi lên.
2- Ghi biên bản tổng hợp ý kiến, kết luận của Chủ tịch trong các cuộc họp của HĐTĐ Ngành.
3- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thường trực HĐTĐ Ngành giao.
Điều 6. Chế độ làm việc của HĐTĐ Ngành:
1- HĐTĐ Ngành họp thường kỳ mỗi quý 1 lần vào các tháng 3, 5, 9, 11; thời gian họp cụ thể (kể cả trường hợp đột xuất) do Chủ tịch HĐTĐ Ngành quyết định.
2- Khi có 2/3 thành viên HĐTĐ Ngành đề nghị họp bằng văn bản, Chủ tịch HĐTĐ Ngành có thể triệu tập phiên họp bất thường để xử lý, giải quyết các vấn đề về công tác thi đua, khen thưởng.
3- Nội dung các cuộc họp của HĐTĐ Ngành tập trung chủ yếu vào:
- Thông qua chương trình, kế hoạch, nội dung về công tác thi đua khen thưởng.
- Quyết định phương hướng công tác thi đua khen thưởng trong từng thời kỳ.
- Xét duyệt các danh hiệu thi đua cho cá nhân, tập thể theo tờ trình của Thường trực HĐTĐ Ngành.
- Xử lý những vấn đề khác liên quan về công tác thi đua khen thưởng trong toàn Ngành.
Điều 7. Việc xét thưởng của HĐTĐ Ngành thực hiện như sau:
1- Thường trực HĐTĐ Ngành báo cáo:
- Danh sách cá nhân, tập thể đúng tiêu chuẩn, đủ điều kiện được khen thưởng ở các mức theo các quy định hiện hành của Ngành và Nhà nước.
- Danh sách cá nhân, tập thể các đơn vị đề nghị nhưng chưa đủ tiêu chuẩn để khen thưởng ở các cấp.
- Các trường hợp do các đơn vị đề nghị nhưng Hội đồng yêu cầu giải trình đã đưa ra trong các cuộc họp trước đây.
2- HĐTĐ Ngành thảo luận cho ý kiến biểu quyết cụ thể từng trường hợp theo danh sách do Thường trực HĐTĐ Ngành trình.
3- Riêng đối với các trường hợp khen thưởng đột xuất, Thường trực HĐTĐ Ngành kiểm tra hồ sơ, tổng hợp trình Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐTĐ Ngành xét duyệt, không cần thông qua HĐTĐ Ngành và chịu trách nhiệm về đề nghị khen thưởng đó.
Điều 8. Việc bổ sung, sửa đổi Quy chế này do Chủ tịch HĐTĐ Ngành quyết định./.
- 1Quyết định 2156/QĐ-NHNN năm 2012 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành từ ngày 01/01/1997 đến hết ngày 30/6/2012 đã hết hiệu lực thi hành (bổ sung)
- 2Công văn 16139/BTC-ĐT thông báo tình hình giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn trái phiếu Chính phủ 9 tháng năm 2012 của các Bộ, ngành Trung ương do Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 2805/QĐ-NHNN năm 2014 về Quy chế làm việc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 1Nghị định 15-CP năm 1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 2Luật Ngân hàng Nhà nước 1997
- 3Công văn 16139/BTC-ĐT thông báo tình hình giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn trái phiếu Chính phủ 9 tháng năm 2012 của các Bộ, ngành Trung ương do Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 2805/QĐ-NHNN năm 2014 về Quy chế làm việc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Quyết định 1500/2001/QĐ-NHNN về Quy chế làm việc của Hội đồng thi đua khen thưởng ngành Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 1500/2001/QĐ-NHNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/11/2001
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Phạm Sỹ Danh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra