Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1355/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 26 tháng 4 năm 2022 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29/11/2006;
Căn cứ Luật Phòng chống thiên tai ngày 19/6/2013;
Căn cứ Chỉ thị số 1651/CT-BNN-PCTT ngày 18/3/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2022;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Văn bản số 909/SNN-TL ngày 22/4/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 1651/CT-BNN-PCTT ngày 18/3/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2022 trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các sở, ban, ngành, hội đoàn thể, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 1651/CT-BNN-PCTT NGÀY 18/3/2022 CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÊ VÀ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG HỘ ĐÊ, CHỐNG LŨ, BÃO NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1355/QĐ-UBND ngày 26/4/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh)
1. Mục đích
a) Huy động nguồn lực cho công tác quản lý đê và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2022 theo phương châm “4 tại chỗ”; xác định trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, các sở, ban, ngành, cơ quan, hội, đoàn thể trong tỉnh.
b) Tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng, hệ thống công trình thủy lợi, đê điều và giảm thiểu thiệt hại về tính mạng, tài sản của nhân dân.
2. Yêu cầu
a) Tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về đê điều, Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 07/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều; Chỉ thị số 1651/CT-BNN-PCTT ngày 18/3/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
b) UBND các huyện, thị xã, thành phố, Sở Nông nghiệp và PTNT, Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi theo chức năng, nhiệm vụ chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho đê, đặc biệt là các vị trí đê xung yếu, trọng điểm (đê ngăn mặn, đập ngăn mặn, đê chống lũ); chuẩn bị sẵn sàng tổ chức phương án hộ đê, phương án ứng phó trong điều kiện xảy ra bão, lũ lớn, lũ kép theo phương châm “4 tại chỗ”.
c) Trên cơ sở Kế hoạch này, các cơ quan, đơn vị có liên quan từ tỉnh đến cơ sở chủ động lồng ghép an toàn đê vào phương án ứng phó thiên tai năm 2022.
1. Mục tiêu
- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về đê điều.
- Bảo đảm an toàn cho hệ thống đê điều trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần quan trọng trong việc phòng chống thiên tai, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.
2. Nhiệm vụ
a) Sở Nông nghiệp và PTNT
- Phối hợp với UBND cấp huyện kiểm tra hiện trạng đê, các cống qua đê, kè bảo vệ đê, kè bảo vệ bờ, tràn phân lũ qua đê; có biện pháp xử lý, bảo đảm an toàn trước lũ; kiểm tra, kịp thời phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về đê điều, ngăn chặn kịp thời từ khi mới phát sinh; kiến nghị UBND cấp huyện xử lý nghiêm, kiên quyết, dứt điểm từng vụ vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi tổ chức hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến đê điều tuân thủ nghiêm các quy định liên quan đến việc cấp phép đối với các hoạt động phải được cấp phép theo quy định của pháp luật về đê điều và giám sát việc thực hiện bảo đảm đúng quy định. Thường xuyên tổng hợp tình hình vi phạm và kết quả xử lý vi phạm về pháp luật về đê điều, kịp thời kiến nghị các địa phương tăng cường quản lý, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều. Quản lý, vận hành tốt hệ thống đê ngăn mặn khu Đông bảo đảm thoát lũ, tiêu úng và ngăn mặn kịp thời. Quản lý vận hành hệ thống đê sông La Tinh, kiểm tra, gia cố an toàn đê trước mùa mưa.
b) Sở Tài nguyên và Môi trường: Tăng cường kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân đã được cấp phép khai thác, vận chuyển, tập kết, kinh doanh cát sỏi lòng sông để bảo đảm không gây ảnh hưởng đến an toàn đê điều. Yêu cầu đơn vị dừng hoạt động trước ngày 16/9/2022 và tổ chức tháo dỡ các đường công vụ phục vụ khai thác cát, san trả mặt bằng khu vực khai thác cát để không ảnh hưởng dòng chảy trên sông trước ngày 30/9/2022.
c) Công an tỉnh: Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát Môi trường thuộc Công an tỉnh chủ trì, phối hợp các ngành liên quan tăng cường tổ chức tuần tra, kiểm tra xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với các hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép, vận chuyển và kinh doanh cát, sỏi không có nguồn gốc hợp pháp trên địa bàn.
d) UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đê điều đến cộng đồng, nhất là các tổ chức, doanh nghiệp và hộ gia đình ven đê. Kiểm tra, ngăn chặn, kiên quyết xử lý các vi phạm pháp luật về đê điều (lấn chiếm đê, xây dựng công trình trái phép trên đê, trên bờ sông, bãi sông…).
- Đẩy nhanh khắc phục hư hỏng trên đê (sạt lở mái đê, sạt lở mái kè, xói chân kè…) và hoàn thành việc xử lý trước mùa lũ, bão năm 2022.
- Tổ chức phát quang mái đê phía sông, thông thoáng dòng chảy; phát quang phía đồng để phát hiện mạch đùn, mạch sủi, xử lý sự số giờ đầu. Khơi thông dòng chảy trên sông bảo đảm việc thoát lũ. Nạo vét, khơi thông các trục tiêu bảo đảm tiêu úng, thoát lũ.
- Chỉ đạo UBND cấp xã xây dựng phương án ứng phó thiên tai cấp xã năm 2022; trong đó, có phương án vỡ đê, sạt lở mái đê. Chủ động xử lý những sự cố phát sinh đột xuất trước, trong mùa lũ, bão và gia cố các vị trí xung yếu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các sự cố khi có lũ, bão.
- Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình đê điều, kịp thời đưa công trình vào sử dụng năm 2022. Trường hợp chưa hoàn thành phải xây dựng phương án bảo đảm an toàn cho công trình khi có lũ, bão.
- Củng cố lực lượng hộ đê, lực lượng xung kích.
đ) Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý dự án giao thông:
- Chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công công trình liên quan đến đê điều xong trước mùa mưa bão và xây dựng phương án bảo an toàn cho các công trình đê kè, đập dâng, cầu, cống, ngầm tràn đang triển khai thi công.
- Chỉ đạo các đơn vị tháo dỡ các đường công vụ phục vụ thi công công trình (đập dâng, cầu giao thông, đê kè) gây cản trở dòng chảy trước 30/9/2022.
e) Các sở, ban, ngành khác:
Theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao chủ động phối hợp, tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý, bảo đảm an toàn đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2022.
1. Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, thẩm quyền và nhiệm vụ được giao căn cứ Kế hoạch này và Chỉ thị số 1651/CT-BNN-PCTT ngày 18/3/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT (phụ lục kèm theo) xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện; báo cáo tình hình thực hiện về Sở Nông nghiệp và PTNT trước ngày 25/8/2022 để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
2. Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan tổ chức quán triệt đến từng cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân thực hiện tốt công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão trên địa bàn tỉnh.
Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch, nếu cần thiết sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan đề xuất kịp thời về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
TRIỂN KHAI CHỈ THỊ SỐ 1651/CT-BNN-PCTT
STT | Nội dung | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp thực hiện | Sản phẩm | Thời gian hoàn thành |
1 | Tổ chức kiểm tra hiện trạng đê, các cống qua đê, kè bảo vệ đê, kè bảo vệ bờ, tràn phân lũ qua đê; có biện pháp xử lý, bảo đảm an toàn trước lũ | - Sở Nông nghiệp và PTNT - UBND các huyện, thị xã, thành phố | - Chi cục Thủy lợi - Xã, phường, thị trấn có đê, kè | Báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý | 20/8/2022 |
2 | Kiểm tra, ngăn chặn, xử lý các vi phạm pháp luật về đê điều (lấn chiếm mái đê, xây dựng công trình trái phép trên đê..) | UBND các huyện, thị xã, thành phố | Sở Nông nghiệp và PTNT | Báo cáo kết quả thực hiện | 31/12/2022 |
3 | Đẩy nhanh khắc phục hư hỏng trên đê (sạt mái đê, sạt mái kè, xói chân kè…) trước mùa lũ, bão năm 2022; tổ chức vận hành cống tràn trên đê Đông để bảo đảm ngăn mặn, thoát lũ | - Sở Nông nghiệp và PTNT - UBND các huyện thị xã, thành phố |
| Báo cáo kết quả thực hiện | 20/8/2022 |
4 | Tổ chức phát quang mái đê phía sông, thông thoáng dòng chảy; phát quang phía đồng để phát hiện mạch đùn, mạch sủi, xử lý sự số giờ đầu. Khơi thông dòng chảy trên sông bảo đảm việc thoát lũ. Nạo vét, khơi thông các trục tiêu bảo đảm tiêu úng, thoát lũ. Quản lý an toàn các công trình thoát lũ, ngăn mặn trên sông | - UBND các huyện, thị xã, thành phố; - Chi cục Thủy lợi (Trạm Thủy lợi Hà Thanh và La Tinh) - Công ty TNHH Khai thác công trình Thủy lợi Bình Định | UBND các xã, phường có đê | Báo cáo kết quả thực hiện | 20/8/2022 |
5 | Xây dựng phương án ứng phó tai cấp xã; trong đó, có phương án ứng phó với vỡ đê, nước tràn qua đê; đặc biệt lưu ý các tuyến đê xung yếu | UBND các huyện, thị xã, thành phố. | UBND cấp xã, phường | Phương án được duyệt và báo cáo kết quả | 20/8/2022 |
6 | Xây dựng phương án bảo đảm an toàn cho các công trình đê, kè đang triển khai thi công trước mùa mưa bão năm 2022 | - UBND các huyện, thị xã, thành phố - Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT | - UBND các xã, phường - Các đơn vị thi công của các công trình. | Xây dựng phương án và báo cáo kết quả | 20/8/2022 |
7 | Kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân được cấp phép khai thác, vận chuyển, tập kết cát sỏi lòng sông để bảo đảm an toàn đê điều; yêu cầu đơn vị tổ chức tháo dỡ các đường công vụ phục vụ khai thác cát | Sở Tài nguyên và Môi trường | UBND các huyện, thị xã, thành phố. | Báo cáo kết quả kiểm tra | 30/9/2022 |
8 | Tháo dỡ các đường công vụ phục vụ thi công công trình (đập dâng, cầu giao thông, đê kè) | - Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và PTNT - Ban Quản lý dự án Giao thông | - Sở Nông nghiệp và PTNT - Sở Giao thông vận tải - UBND các huyện, thị xã, thành phố | Báo cáo kết quả thực hiện | 30/9/2022 |
- 1Quyết định 2605/QĐ-UBND về phê duyệt Phương án hộ đê và bảo vệ trọng điểm phòng, chống thiên tai năm 2020, thành phố Hà Nội
- 2Quyết định 2087/QĐ-UBND phê duyệt Phương án hộ đê và bảo vệ trọng điểm phòng, chống thiên tai năm 2022, thành phố Hà Nội
- 3Quyết định 1431/QĐ-UBND phê duyệt phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm đê điều năm 2022 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 4Quyết định 1421/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ và chỉnh trị sông Trà Khúc đoạn từ hạ lưu đập Thạch Nham đến Cửa Đại (giai đoạn 2015-2024) do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 5Chỉ thị 05/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2023 do tỉnh Hưng Yên ban hành
- 1Luật Đê điều 2006
- 2Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5Chỉ thị 24/CT-TTg năm 2019 về tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 2605/QĐ-UBND về phê duyệt Phương án hộ đê và bảo vệ trọng điểm phòng, chống thiên tai năm 2020, thành phố Hà Nội
- 7Chỉ thị 1651/CT-BNN-PCTT về tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2022 do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành
- 8Quyết định 2087/QĐ-UBND phê duyệt Phương án hộ đê và bảo vệ trọng điểm phòng, chống thiên tai năm 2022, thành phố Hà Nội
- 9Quyết định 1431/QĐ-UBND phê duyệt phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm đê điều năm 2022 do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 10Quyết định 1421/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ và chỉnh trị sông Trà Khúc đoạn từ hạ lưu đập Thạch Nham đến Cửa Đại (giai đoạn 2015-2024) do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 11Chỉ thị 05/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2023 do tỉnh Hưng Yên ban hành
Quyết định 1355/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 1651/CT-BNN-PCTT về tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ, bão năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Định
- Số hiệu: 1355/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/04/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Nguyễn Tuấn Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra