Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53/KH-UBND | Hà Tĩnh, ngày 26 tháng 02 năm 2021 |
HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ NĂM 2021
Triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025, định hướng đối ngoại tại Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 19 và Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30, Kế hoạch hành động triển khai công tác đối ngoại giai đoạn 2018 - 2021 và các năm tiếp theo của tỉnh Hà Tĩnh; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế năm 2021 với các nội dung sau:
- Chủ động, tích cực đẩy mạnh triển khai công tác đối ngoại đồng bộ và toàn diện của tỉnh trên cơ sở bám sát chủ trương, định hướng và sự chỉ đạo của Trung ương về hoạt động đối ngoại, tập trung ba trụ cột: Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân; tạo bước chuyển biến nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, kinh tế đối ngoại, tạo môi trường thuận lợi, tranh thủ tối đa nguồn lực từ bên ngoài để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Huy động tổng thể, đồng bộ các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; đảm bảo an ninh - quốc phòng; tăng cường các hoạt động ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại, xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh địa phương ra nước ngoài, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của thế giới; quản lý có hiệu quả các hoạt động có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hội nhập quốc tế theo tinh thần Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế và Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Triển khai có hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Việt Nam đã ký kết trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục thực hiện Quyết định số 272-QĐ/TW ngày 21/01/2015 và Kết luận số 33-KL/TW ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại. Tăng cường quản lý đoàn ra, đoàn vào, công tác lãnh sự, biên giới, góp phần củng cố môi trường hòa bình, ổn định chính trị, quốc phòng - an ninh, chủ động bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Triển khai thực hiện công tác người Việt Nam ở nước ngoài, bảo hộ công dân kịp thời, hiệu quả nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của công dân Hà Tĩnh ở nước ngoài.
- Tăng cường các hoạt động ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại, xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh địa phương ra nước ngoài; quản lý có hiệu quả các hoạt động có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế; đẩy mạnh công tác đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu mới trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng.
1. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, công tác thanh tra
- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch hành động triển khai công tác đối ngoại giai đoạn 2018 - 2021 và các năm tiếp theo. Tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát, đôn đốc và hướng dẫn triển khai các hoạt động đối ngoại, đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ trong quản lý nhà nước và phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan, đơn vị trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động đối ngoại.
- Tăng cường quản lý đoàn ra, đoàn vào; thực hiện nghiêm Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 21/7/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài và Quyết định số 339-QĐ/TU ngày 21/3/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 06/7/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại Nhân dân trong tình hình mới, Chỉ thị số 32-CT/TW, ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về “Tăng cường và nâng cao hiệu quả đối ngoại Đảng trong tình hình mới” giai đoạn 2020-2025, Chương trình hành động số 1726-CTr/TU ngày 22/8/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về triển khai Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị.
- Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực đối ngoại; nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Tăng cường phối hợp giữa các sở, ban, ngành có liên quan nhằm thực hiện tốt các quy định về đối ngoại. Chú trọng thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các địa phương, đơn vị trong việc thực hiện các quy định công tác đối ngoại, vận động viện trợ, quản lý người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường tuyên truyền về kết quả hội nhập quốc tế nổi bật năm 2021; dự báo cơ hội, thách thức và định hướng công tác của từng ngành, từng lĩnh vực để thống nhất nhận thức và hành động, tạo sức mạnh tổng hợp trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về một số lĩnh vực công tác đối ngoại trên địa bàn tỉnh; rà soát, kiện toàn các Ban Chỉ đạo, Ban công tác và bổ sung, sửa đổi Quy chế hoạt động của các Ban liên quan đến công tác đối ngoại.
2. Tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế với trọng tâm phát triển kinh tế đối ngoại
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình hành động số 479-CTr/TU ngày 19/01/2017 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 27/3/2017 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chương trình số 479-CTr/TU nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, tranh thủ tối đa nguồn lực đầu tư từ bên ngoài để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Tiếp tục triển khai các thỏa thuận hợp tác đã ký kết với đối tác của các nước: Đức, Séc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan. Thực hiện hiệu quả khung hợp tác chiến lược giữa Hà Tĩnh với Ngân hàng thế giới (WB). Ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa UBND tỉnh và Tổ chức Pháp nhân công ích Quản lý lao động quốc tế (IPM) Nhật Bản về việc thực hiện Chương trình giao lưu đào tạo nguồn nhân lực. Tích cực tham gia các diễn đàn kinh tế trong nước, khu vực và thế giới để giới thiệu, quảng bá tiềm năng, cơ hội đầu tư tại Hà Tĩnh ra các nước. Tổ chức các chương trình làm việc giữa lãnh đạo tỉnh với các Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, xúc tiến mời một số Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của các nước tại Việt Nam vào thăm và làm việc tại Hà Tĩnh để mở rộng, tăng cường hợp tác.
- Tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ (kêu gọi đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ sau thép, logistics và dịch vụ cảng biển). Tổ chức Hội nghị công bố điều chỉnh quy hoạch kinh tế - xã hội tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gắn với hội nghị xúc tiến đầu tư vào tỉnh. Tham dự các diễn đàn hợp tác, các chương trình gặp gỡ với các cơ quan đại diện ngoại giao các nước tại Việt Nam do Bộ Ngoại giao tổ chức.
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 98-KL/TW, ngày 28/6/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 19-CT/TW ngày 24/01/2003 của Ban Bí thư khóa IX về công tác phi chính phủ nước ngoài; Quyết định số 2810/QĐ-UBND ngày 21/9/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Chương trình xúc tiến vận động viện trợ không hoàn lại của tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2018 - 2025.
- Phối hợp với các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, lợi thế của tỉnh; tổ chức các hội nghị, tọa đàm để xúc tiến, kêu gọi đầu tư; tham dự các đoàn xúc tiến đầu tư của Chính phủ, Bộ Ngoại giao tại các nước. Tận dụng cơ hội, ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia (CPTTP, EVFTA,...) đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Hà Tĩnh. Hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, sở hữu trí tuệ để nâng cao giá trị cạnh tranh cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tỉnh.
- Tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, quản lý doanh nghiệp, chuyên gia, lao động kỹ thuật cao người nước ngoài đủ điều kiện được nhập cảnh vào Hà Tĩnh trên cơ sở tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
3. Hội nhập chính trị, quốc phòng, an ninh
- Đẩy mạnh hội nhập, hợp tác quốc tế, tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối ngoại, quan hệ hợp tác giữa Hà Tĩnh với các đối tác, tranh thủ các nguồn lực ở bên ngoài, tạo sức mạnh tổng hợp để bảo vệ Tổ quốc và phát triển đất nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng trong tiến trình hội nhập sâu rộng.
- Tiếp tục đẩy mạnh mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa tỉnh Hà Tĩnh với các địa phương của nước CHDCND Lào, nhất là hai tỉnh Bolykhămxay, Khăm Muộn. Xem xét tổ chức Hội nghị cấp cao thường niên giữa hai tỉnh Hà Tĩnh - Bolykhămxay; Hà Tĩnh - Khăm Muộn tại Hà Tĩnh phù hợp với tình hình diễn biến của dịch Covid-19. Quan tâm hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương của Lào, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo. Tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực trong khuôn khổ hợp tác với các thành viên của Hiệp hội các tỉnh 03 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan có sử dụng đường 8, đường 12. Tham dự Hội nghị trù bị và Hội nghị cấp cao 09 tỉnh 03 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan. Tăng cường hợp tác với các tỉnh, các nước trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).
- Triển khai có hiệu quả các nội dung trong ý định thư đã ký giữa tỉnh Hà Tĩnh với Bang Mecklengburg - Vorpommern (Đức), biên bản hợp tác giữa tỉnh với thành phố Pocheon (Hàn Quốc). Nghiên cứu từng bước xúc tiến thiết lập quan hệ tiến tới ký kết hợp tác với các địa phương của Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp có những điều kiện, đặc điểm tương đồng với Hà Tĩnh.
- Đổi mới nội dung, phương pháp công tác đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh, trật tự trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Phòng ngừa, đấu tranh với âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật lợi dụng chính sách đổi mới, mở cửa, hội nhập của Đảng, Nhà nước để hoạt động chống phá. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự, nhất là quản lý xuất nhập cảnh, cư trú, hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn và quản lý, bảo hộ công dân Việt Nam sinh sống, làm việc ở nước ngoài.
- Chủ động, kịp thời phát hiện, đấu tranh với các luận điệu, quan điểm sai trái, thù địch; bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong quá trình hội nhập quốc tế. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong hội nhập kinh tế quốc tế, tham mưu, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định pháp luật và các cam kết quốc tế.
- Tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh; tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè quốc tế trong đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
4. Nâng cao công tác quản lý nhà nước về hội nghị hội thảo quốc tế, ký kết thỏa thuận quốc tế
- Tiếp tục triển khai Luật Thỏa thuận quốc tế, Quyết định số 06/2020/QĐ-TTg ngày 21/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và quản lý hội nghị hội thảo quốc tế tại Việt Nam, Quyết định số 3012/QĐ-UBND ngày 10/9/2020 của UBND tỉnh về danh mục và quy trình nội bộ thủ tục hành chính lĩnh vực hội nghị hội thảo quốc tế và Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh nhằm thực hiện nghiêm túc quy trình ký kết thỏa thuận quốc tế và thủ tục hội nghị hội thảo quốc tế tại tỉnh.
- Nâng cao công tác quản lý, hướng dẫn, tập huấn các đơn vị, tổ chức nước ngoài trên địa bàn về thủ tục xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế nhằm đảm bảo triển khai và quản lý thống nhất, hiệu quả các hội nghị, hội thảo quốc tế, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế, tranh thủ nguồn lực bên ngoài, kỹ năng, kinh nghiệm và nguồn vốn nước ngoài góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.
5. Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác lãnh sự và bảo hộ công dân
- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 1737/CT-TTg ngày 20/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam di cư ra nước ngoài trong tình hình hiện nay, Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn, trật tự của Liên hợp quốc. Định hướng tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ để nâng cao nhận thức của người dân về mối liên hệ giữa di cư và phát triển; thông tin cảnh báo, phòng, chống di cư trái phép và mua bán người tại các địa bàn trọng điểm, vùng sâu vùng xa và tại các xã, phường, thị trấn.
- Tăng cường quản lý hoạt động của các tổ chức, cá nhân có yếu tố nước ngoài trên địa bàn tỉnh, chú trọng việc quản lý, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân nước ngoài triển khai các chương trình, dự án tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, các địa bàn trọng điểm của tỉnh. Nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp, lao động nước ngoài như Khu kinh tế Vũng Áng, Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Tập trung xử lý tốt các vụ việc có yếu tố nước ngoài xảy ra trên địa bàn đảm bảo đúng quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế. Tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin với các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong bối cảnh tình hình biển Đông vẫn tiềm ẩn nguy cơ phức tạp, khó lường.
- Tăng cường công tác bảo hộ công dân, phối hợp với Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để trao đổi thông tin kịp thời về tình hình người Hà Tĩnh ở nước ngoài cũng như đề nghị sử dụng Quỹ bảo hộ công dân để hỗ trợ công dân Hà Tĩnh ở nước ngoài khi cần thiết.
- Tiếp tục làm tốt công tác quản lý, đào tạo cán bộ, học sinh, sinh viên cho các tỉnh của Lào. Tăng cường triển khai các chương trình liên kết đào tạo với các đối tác quốc tế có chất lượng cao. Tăng cường quản lý, hợp tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhất là tại Đức, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và các thị trường khác.
- Thực hiện kịp thời công tác bảo hộ công dân Hà Tĩnh ở nước ngoài trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp; tạo điều kiện cho công dân về nước qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo trên cơ sở tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc các yêu cầu về phòng chống dịch Covid-19.
6. Tăng cường công tác biên giới
- Tiếp tục tổ chức thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 25/10/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Chỉ thị số 39-CT/TU ngày 04/4/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, vùng biển - đảo trong tình hình mới, các Nghị định thư, Hiệp định, Biên bản cuộc họp thường niên giữa đoàn đại biểu biên giới hai nước. Xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Các lực lượng chức năng khu vực biên giới Việt Nam - Lào tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực; làm tốt công tác kiểm soát lưu thông biên giới, đấu tranh phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại. Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bolykhămxay, nước CHDCND Lào tổ chức diễn tập liên hợp ngăn chặn người di cư tự do và xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới Việt Nam - Lào.
Tăng cường tuần tra, kiểm soát người và phương tiện qua biên giới nhằm thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh trên tuyến biên giới, đặc biệt là dịch Covid-19.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 20/9/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch số 381/KH-UBND ngày 04/10/2010 của UBND tỉnh về việc tổ chức phong trào kết nghĩa cụm dân cư và các đơn vị bảo vệ hai biên giới. Thường xuyên quan tâm, hỗ trợ việc tổ chức ký kết nghĩa giữa các cụm dân cư trên tuyến biên giới Hà Tĩnh và các tỉnh phía Lào. Tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ về vật chất và tinh thần các cụm dân cư dọc tuyến biên giới, đồng thời phối hợp với hai tỉnh Bolykhămxay, Khăm Muộn, nước CHDCND Lào triển khai hoạt động quản lý, bảo hệ thống mốc quốc giới nhằm giữ vững chủ quyền an ninh biên giới, toàn vẹn lãnh thổ và vun đắp tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam - Lào nói chung, giữa Hà Tĩnh và các tỉnh của Lào nói riêng.
- Triển khai hiệu quả Quyết định 189/QĐ-UBND ngày 07/10/2019 của UBND tỉnh về ban hành Quy chế hoạt động của tỉnh về Ban Chỉ đạo công tác biên giới tỉnh. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang và Nhân dân, đặc biệt là tại khu vực biên giới, ven biển hiểu rõ các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thực hiện nghiêm túc các Hiệp định, Nghị định về biên giới; vận động và hỗ trợ các ngư dân đánh bắt cá xa bờ bám biển, giữ vững ngư trường, góp phần giữ vững chủ quyền và đảm bảo an ninh tuyến biển.
7. Đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại, ngoại giao văn hóa và người Việt Nam ở nước ngoài
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 28/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hành động của Chính phủ về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013-2020, Quyết định số 07/2018/QĐ-UBND ngày 09/3/2018 của UBND tỉnh về Quy chế quản lý hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh. Đổi mới hình thức, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả hoạt động Cổng/Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, cấp huyện; cung cấp các thông tin về tiềm năng, thế mạnh của địa phương lên Cổng/Trang thông tin điện tử tỉnh, các sở, ngành và Bộ Ngoại giao để giới thiệu, quảng bá về Hà Tĩnh và thu hút đầu tư; quản lý hoạt động của phóng viên báo chí nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
- Đa dạng hóa các phương thức giới thiệu, quảng bá văn hóa Hà Tĩnh cho các đoàn nước ngoài tới địa phương và các đoàn công tác, xúc tiến, tham quan học tập của tỉnh tại nước ngoài. Nghiên cứu xây dựng, lựa chọn các ấn phẩm, sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa Hà Tĩnh làm quà tặng cho các đối tác nước ngoài; nâng cao chất lượng tổ chức các lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể và di sản thuộc Chương trình ký ức thế giới của tỉnh Hà Tĩnh được UNESCO công nhận như Dân ca Ví Dặm Nghệ Tĩnh, Mộc bản Trường học Phúc Giang, Hoàng hoa sứ trình đồ. Tổ chức các đoàn giao lưu thể thao, văn hóa với các tỉnh trong hiệp hội 9 tỉnh 03 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan và các nước có tiềm năng hợp tác.
- Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 709/KH-UBND ngày 09/12/2015 của UBND tỉnh về việc thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 19/5/2015 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới; tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ người Hà Tĩnh ở nước ngoài yên tâm làm ăn sinh sống, hội nhập vào đời sống xã hội của nước sở tại, đồng thời duy trì quan hệ gắn bó với quê hương, đất nước. Tổ chức thăm hỏi và làm việc với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung, người Hà Tĩnh nói riêng nhân các đoàn công tác của lãnh đạo tỉnh ra nước ngoài; vận động chính quyền sở tại tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt có điều kiện làm ăn, sinh sống. Nghiên cứu thị trường để xúc tiến xuất khẩu lao động. Tiếp tục quan tâm, hỗ trợ và cử giáo viên sang dạy tiếng Việt cho con em cộng đồng người Việt tại tỉnh Bolykhămxay (Lào).
- Thu thập thông tin tiến tới xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu về kiều bào người Hà Tĩnh ở nước ngoài. Vận động và thu hút người Hà Tĩnh ở nước ngoài hướng về hợp tác đầu tư, kinh doanh, chuyển giao khoa học, công nghệ; mở rộng và tạo điều kiện thuận lợi thu hút nguồn kiều hối; kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh và cộng đồng người Việt ở nước ngoài để thiết lập và mở rộng các kênh tiêu thụ hàng hóa Việt Nam, các quan hệ hợp tác và đầu tư với các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài.
- Sở Ngoại vụ: Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành, địa phương liên quan tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch; định kỳ 6 tháng, năm và đột xuất tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định; tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp trong công tác quản lý hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài trên địa bàn tỉnh trong Quý III/2021.
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động xây dựng kế hoạch triển khai của đơn vị và gửi về Sở Ngoại vụ tổng hợp. Định kỳ 6 tháng (trước ngày 25/5), năm (trước 10/10) và đột xuất gửi báo cáo về Sở Ngoại vụ để tổng hợp;
- Kinh phí đảm bảo thực hiện Kế hoạch: Các đơn vị, địa phương chủ động sử dụng nguồn kinh phí đã được bố trí trong dự toán giao đầu năm 2021 để thực hiện. Trường hợp có nội dung phát sinh mới mang tính chất đặc thù, kịp thời báo cáo Sở Ngoại vụ, Sở Tài chính để tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Tùy vào diễn biến của dịch covid-19 một số nội dung tại Kế hoạch này có thể được điều chỉnh, thay đổi để đảm bảo phù hợp. Quá trình thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc các đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh bằng văn bản về Sở Ngoại vụ để được hướng dẫn; trường hợp vượt thẩm quyền, Sở Ngoại vụ tổng hợp, báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét giải quyết theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Công văn 4302/UBND-KT về thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh tại phiên họp Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế năm 2020 do thành phố Hà Nội ban hành
- 2Kế hoạch 3511/KH-UBND năm 2020 tiếp tục thực hiện Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do tỉnh Kon Tum ban hành
- 3Kế hoạch 119/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Đề án Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 4Chương trình 01/CTr-UBND về hoạt động đối ngoại tỉnh Tuyên Quang năm 2021
- 5Kế hoạch 296/KH-UBND năm 2021 triển khai các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2022
- 6Kế hoạch 27/KH-UBND về hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế năm 2022 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 7Kế hoạch 177/KH-UBND về hoạt động đối ngoại năm 2022 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 8Kế hoạch 56/KH-UBND về hội nhập quốc tế tỉnh Cà Mau năm 2023
- 9Kế hoạch 60/KH-UBND hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế năm 2024 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 1Chỉ thị 04-CT/TW năm 2011 về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới do Bộ Chính trị ban hành
- 2Chỉ thị 1737/CT-TTg năm 2010 tăng cường công tác bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam di cư ra nước ngoài trong tình hình hiện nay do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 368/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chương trình hành động về thông tin đối ngoại giai đoạn 2013-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị quyết 22-NQ/TW năm 2013 về Hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5Chỉ thị 38-CT/TW năm 2014 tăng cường quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 6Nghị quyết 06-NQ/TW năm 2016 thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 7Luật Thỏa thuận quốc tế 2020
- 8Quyết định 07/2018/QĐ-UBND về quy chế quản lý hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 9Quyết định 2810/QĐ-UBND năm 2018 về Chương trình xúc tiến vận động viện trợ không hoàn lại của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2018-2025
- 10Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2018 về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 11Quyết định 06/2020/QĐ-TTg về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Công văn 4302/UBND-KT về thực hiện kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh tại phiên họp Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế năm 2020 do thành phố Hà Nội ban hành
- 13Kế hoạch 3511/KH-UBND năm 2020 tiếp tục thực hiện Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do tỉnh Kon Tum ban hành
- 14Kế hoạch 119/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Đề án Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 15Quyết định 3012/QĐ-UBND năm 2020 công bố Danh mục và Quy trình nội bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Ngoại vụ tỉnh Hà Tĩnh
- 16Chương trình 01/CTr-UBND về hoạt động đối ngoại tỉnh Tuyên Quang năm 2021
- 17Kế hoạch 296/KH-UBND năm 2021 triển khai các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2022
- 18Kế hoạch 27/KH-UBND về hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế năm 2022 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 19Kế hoạch 177/KH-UBND về hoạt động đối ngoại năm 2022 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 20Kế hoạch 56/KH-UBND về hội nhập quốc tế tỉnh Cà Mau năm 2023
- 21Kế hoạch 60/KH-UBND hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế năm 2024 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
Kế hoạch 53/KH-UBND về hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế năm 2021 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- Số hiệu: 53/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 26/02/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Nguyễn Hồng Lĩnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra