Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 154/KH-UBND | Tuyên Quang, ngày 12 tháng 8 năm 2022 |
PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO THI ĐUA “CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”
Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 48-NQ/TU ngày 15/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVII) về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 12/4/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVII) về chuyển đổi số tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 742/QĐ-UBND ngày 24/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số tại các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Kế hoạch phát động Phong trào thi đua “Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” như sau:
1. Mục đích
- Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức và tổ chức thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Tổ chức Phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả nhằm phấn đấu đến năm 2025 thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số mà Nghị quyết số 48-NQ/TU ngày 15/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVII) về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 55/KH-UBND ngày 12/4/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVII) về chuyển đổi số tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã đề ra. Qua đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phương thức sống, làm việc của nhân dân.
- Biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong triển khai thực hiện chương trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các mô hình, cách làm hay, hiệu quả trong Phong trào chuyển đổi số nhằm tạo sự lan tỏa sâu rộng, huy động được cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp, nhân dân tham gia một cách chủ động, tích cực vào chuyển đổi số.
2. Yêu cầu
- Phong trào thi đua phải được triển khai sâu rộng, đồng bộ, xuyên suốt đến các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, chiến sĩ lực lượng vũ trang, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnh; nội dung thi đua cụ thể, phù hợp, hình thức thi đua phải phong phú, thiết thực và đạt hiệu quả.
- Các Sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã (sau đây gọi tắt là cơ quan, tổ chức, đơn vị) coi việc thực hiện phong trào thi đua là nhiệm vụ quan trọng, phải được lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, không tách rời với việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
- Việc biểu dương, khen thưởng bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, kịp thời, đúng đối tượng; thành tích khen thưởng phải thực sự xuất sắc, tiêu biểu; tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục khen thưởng phải đúng quy định của pháp luật hiện hành.
II. NỘI DUNG, TIÊU CHÍ THI ĐUA
1. Nội dung phong trào thi đua
1.1. Cấp ủy, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo về thực hiện chuyển đổi số, về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số trong thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhằm thực hiện toàn diện việc số hóa để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, góp phần nâng cao thứ hạng của tỉnh trên bảng xếp hạng chỉ số chuyển đổi số (DTI).
1.2. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị tham mưu, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, sản phẩm mới, dịch vụ mới trong ngành, lĩnh vực quản lý. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến kiến thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về chuyển đổi số, chính quyền số, xã hội số.
1.3. Thi đua hoàn thiện hệ thống hạ tầng thông tin, bảo đảm an toàn, an ninh mạng và tăng cường dùng chung hạ tầng; triển khai hạ tầng băng rộng chất lượng cao, phổ cập mạng di động 4G, từng bước phát triển mạng 5G.
1.4. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị triển khai thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các ứng dụng dùng chung, chuyên ngành, các hệ thống thông tin nội bộ tỉnh thông qua nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung của tỉnh (LGSP), triển khai kết nối với hệ thống kết nối quốc gia (NGSP); bảo đảm hoạt động lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền trên môi trường số; văn bản trao đổi dưới dạng điện tử, hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng, ứng dụng chữ ký số chuyên dùng, thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến; quản lý, điều hành giao thông thông minh, cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
1.5. Thi đua xây dựng và tạo lập dữ liệu mở phục vụ người dân, doanh nghiệp truy cập, khai thác, sử dụng nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số cải cách hành chính, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí.
1.6. Đẩy mạnh hợp tác, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số; hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ lớn để nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, tiên phong áp dụng công nghệ mới, mô hình mới. Ưu tiên chuyển đổi số ở một số lĩnh vực: Nông nghiệp, giao thông, vận tải và logistic, tài nguyên và môi trường, tài chính - ngân hàng, y tế, giáo dục - đào tạo, du lịch,…
2. Các tiêu chí và chỉ tiêu thi đua đến năm 2025
2.1. Đối với tập thể
a) Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh:
- 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và được cung cấp, sử dụng trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 100% dịch vụ công trực tuyến được thiết kế, thiết kế lại nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ; tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến; 100% công chức được gắn định danh số trong xử lý công việc; tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.
- 100% cơ quan, tổ chức, đơn vị tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; 100% cơ quan Nhà nước cấp tỉnh có nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung; 100% cơ sở dữ liệu dùng chung và 80% cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối, chia sẻ trên toàn tỉnh, thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP). 100% các hệ thống dùng chung và chuyên ngành đều được xác thực tập trung (SSO).
- 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan Nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất; 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan Nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng (trừ văn bản mật theo quy định); 100% chế độ báo cáo được tạo lập, cập nhật, lưu trữ kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên hệ thống dùng chung theo quy định.
- 90% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước); tối thiểu 50% hoạt động giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
- 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản; 50% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số.
b) Đối với cấp huyện:
- 100% huyện, thành phố tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; 100% công chức được gắn định danh số trong xử lý công việc; tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính; 80% hồ sơ công việc cấp huyện được xử lý và ứng dụng chữ ký số trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước).
- 100% cơ sở dữ liệu dùng chung và 80% cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối, chia sẻ trên toàn huyện, thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP). 100% các hệ thống dùng chung và chuyên ngành đều được xác thực tập trung (SSO).
- 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan Nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng (trừ văn bản mật theo quy định); 100% chế độ báo cáo được tạo lập, cập nhật, lưu trữ kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên hệ thống dùng chung theo quy định; tối thiểu 50% hoạt động giám sát, kiểm tra của cơ quan quản lý được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
- 100% người dân có danh tính số kèm theo mã QR code, có hồ sơ số về sức khỏe cá nhân; 100% học sinh có hồ sơ số về việc học tập cá nhân; 100% tuyến đường chính tại trung tâm các huyện, thành phố được lắp đặt hệ thống quản lý, điều hành giao thông thông minh; 100% hộ gia đình có địa chỉ số và có ít nhất 01 điện thoại thông minh; 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản; 50% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số.
c) Đối với cấp xã:
- 100% công chức cấp xã được gắn định danh số trong xử lý công việc; tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.
- 100% người dân có danh tính số kèm theo mã QR code, có hồ sơ số về sức khỏe cá nhân; 100% hộ gia đình có địa chỉ số và có ít nhất 01 điện thoại thông minh.
- 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước); 100% cán bộ, công chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản; 50% cán bộ, công chức được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số.
d) Đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã: Thực hiện ứng dụng công nghệ số để tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội. Các doanh nghiệp công nghệ thông tin nghiên cứu, ứng dụng thiết bị công nghệ số phục vụ nhu cầu của xã hội, đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
2.2. Đối với cá nhân:
a) Cán bộ, công chức, viên chức có sáng kiến, giải pháp hữu ích trong việc tham mưu, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn, tổ chức thực hiện chuyển đổi số đạt hiệu quả; người đứng đầu cơ quan, tổ chức , đơn vị có thành tích xuất sắc trong phát động, chỉ đạo triển khai chuyển đổi số của ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị mình (cơ quan, tổ chức, đơn vị hoàn thành đầy đủ bảo đảm, vượt tiến độ các nội dung nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền giao về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh).
b) Các doanh nhân, trí thức, nhà khoa học ở trong và ngoài nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài,…có nhiều đóng góp về công sức, trí tuệ, vật chất, sáng kiến vào chuyển đổi số của tỉnh.
c) Người dân tích cực ứng dụng chuyển đổi số trong lao động, sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả cao; có nhiều hoạt động hưởng ứng, tuyên truyền, vận động gia đình, người thân và cộng đồng tham gia tích cực, hiệu quả trong chuyển đổi số tại địa phương.
1. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị tích cực phổ biến, tuyên truyền đầy đủ, hiệu quả các văn bản của Trung ương, Nghị quyết số 48-NQ/TU ngày 15/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVII) về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 55/KH- UBND ngày 12/4/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVII); Quyết định số 742/QĐ-UBND ngày 24/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số tại các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận cao trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
2. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng, khai thác các nền tảng số quốc gia bảo đảm kịp thời, hiệu quả. Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong việc sử dụng các nền tảng số quốc gia để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
3. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, các khối thi đua trên địa bàn tỉnh căn cứ vào đặc điểm tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ được giao và đối tượng cụ thể, lựa chọn nội dung thi đua phù hợp với nội dung tại mục II của Kế hoạch này để phát động phong trào thi đua với nội dung, tiêu chí cụ thể, hình thức phù hợp, thiết thực, hiệu quả.
4. Kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, mở các chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng tuyên truyền nhằm phát hiện, biểu dương và nhân rộng những cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả, các điển hình tiên tiến trong thực hiện Phong trào thi đua chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
6. Hằng năm cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ động tiến hành đánh giá, sơ kết, rút kinh nghiệm việc chỉ đạo phong trào thi đua, nhân rộng điển hình tiên tiến và tôn vinh, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua chuyển đổi số tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.
IV. HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG
1. Hình thức khen thưởng:
- Huân chương Lao động.
- Bằng khen Thủ tướng Chính phủ.
- Bằng khen Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Khen thưởng hằng năm
Hằng năm, các cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức đánh giá tình hình thực hiện Phong trào thi đua chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị mình để thực hiện việc khen thưởng các tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền.
3. Khen thưởng tổng kết giai đoạn 2021 - 2025:
3.1. Đối tượng, tiêu chuẩn đề nghị khen thưởng
a) Huân chương Lao động; Bằng khen Thủ tướng Chính phủ để tặng thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua. Tiêu chuẩn cụ thể theo hướng dẫn của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
b) Bằng khen Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để tặng thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong Phong trào thi đua, có nhiều đóng góp trong chuyển đổi số.
- Đối với tập thể: Đạt tiêu chuẩn tương ứng với các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh; cấp huyện; cấp xã hoặc doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại tiết a, b, c, d, tiểu mục 2.1, mục 2, phần II Kế hoạch này.
- Đối với cá nhân: Đạt tiêu chuẩn tương ứng với đối tượng cán bộ, công chức, viên chức hoặc doanh nhân, trí thức, nhà khoa học quy định tại tiết a, b, c tiểu mục 2.2, mục 2, phần II Kế hoạch này.
c) Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị do các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định cụ thể.
3.2. Trình tự, thủ tục hồ sơ đề nghị khen thưởng tổng kết giai đoạn 2021 - 2025:
- Về trình tự, thủ tục: Sở Thông tin chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức bình xét khen thưởng, hồ sơ, thủ tục khen thưởng; tổng hợp danh sách các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, xin ý kiến Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng (gửi Ban Thi đua - Khen thưởng, Sở Nội vụ để thẩm định).
- Về hồ sơ đề nghị khen thưởng: Thực hiện theo quy định của phát luật về Thi đua, khen thưởng hiện hành.
1. Giai đoạn 1: Từ năm 2021 đến năm 2025.
- Năm 2022, ban hành Kế hoạch và tổ chức phát động phong trào thi đua. 100% các cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức phát động, triển khai phong trào thi đua trong phạm vi, lĩnh vực, đối tượng quản lý. Hoàn thành việc phát động trong quý III năm 2022.
- Từ quý IV năm 2022 đến năm 2025, triển khai sâu rộng phong trào để thực hiện các nội dung Kế hoạch. Căn cứ tình hình thực tế, tổ chức sơ kết để đánh giá kết quả thực hiện vào năm 2023 và tổ chức tổng kết trong năm 2025.
2. Giai đoạn 2: Từ năm 2025 đến năm 2030.
Trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 1, Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của phong trào thi đua và tổng kết vào năm 2030.
1. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình để xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, triển khai tổ chức thực hiện đảm bảo nội dung, chất lượng, tiến độ.
2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và các kỹ năng ứng dụng công nghệ số, lựa chọn, đảm nhận những nội dung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và khả năng của đoàn viên, hội viên trong việc chuyển đổi số; gắn phong trào thi đua chuyển đổi số với việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
3. Các doanh nghiệp, hợp tác xã chủ động thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, phát triển hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng. Huy động nguồn lực tổ chức thực hiện các hoạt động chuyển đổi số trong doanh nghiệp, hợp tác xã; tham gia triển khai các nhiệm vụ liên quan như xây dựng hạ tầng số, nền tảng số, xây dựng cơ sở dữ liệu, sản xuất các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng cho chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực.
4. Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này, định kỳ tổng hợp, báo cáo, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh các nội dung nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Phong trào thi đua theo quy định.
5. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí trong tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, mở các chuyên trang, chuyên mục, tăng cường thời lượng tuyên truyền nhằm phát hiện, biểu dương và nhân rộng những cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả, các điển hình tiên tiến về thực hiện phong trào thi đua chuyển đổi số; phối hợp với Sở Nội vụ tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Phong trào thi đua khi sơ kết, tổng kết.
6. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị báo cáo việc thực hiện Phong trào thi đua khi sơ kết, tổng kết và gửi về Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, đơn vị báo cáo, đề xuất phương án giải quyết về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét, giải quyết theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 140/KH-UBND năm 2022 về phát động thi đua “Chuyển đổi số đến năm 2025” do thành phố Cần Thơ ban hành
- 2Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2022 về phát động phong trào thi đua thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025
- 3Kế hoạch 3420/KH-UBND năm 2022 về phát động Phong trào thi đua "Chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025" trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 4Kế hoạch 419/KH-UBND năm 2022 về tập huấn “Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho Chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân - Hướng đến một quốc gia số toàn diện” do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 5Kế hoạch 5731/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 6Kế hoạch 586/KH-UBND năm 2022 về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025
- 7Kế hoạch 167/KH-UBND năm 2022 về phát động phong trào thi đua chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022-2025
- 8Kế hoạch 3748/KH-UBND năm 2022 truyền thông thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU về chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 9Kế hoạch 180/KH-UBND năm 2022 về phát động phong trào thi đua thực hiện Chính quyền số, Chuyển đổi số trên địa bàn Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh
- 10Quyết định 253/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua "Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Sơn La" giai đoạn 2021-2025
- 1Chỉ thị 05-CT/TW năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
- 2Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Kế hoạch 55/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XVII) về chuyển đổi số tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 4Kế hoạch 140/KH-UBND năm 2022 về phát động thi đua “Chuyển đổi số đến năm 2025” do thành phố Cần Thơ ban hành
- 5Quyết định 742/QĐ-UBND năm 2022 về Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 6Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2022 về phát động phong trào thi đua thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025
- 7Kế hoạch 3420/KH-UBND năm 2022 về phát động Phong trào thi đua "Chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025" trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 8Kế hoạch 419/KH-UBND năm 2022 về tập huấn “Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho Chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân - Hướng đến một quốc gia số toàn diện” do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 9Kế hoạch 5731/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
- 10Kế hoạch 586/KH-UBND năm 2022 về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025
- 11Kế hoạch 167/KH-UBND năm 2022 về phát động phong trào thi đua chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022-2025
- 12Kế hoạch 3748/KH-UBND năm 2022 truyền thông thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU về chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 13Kế hoạch 180/KH-UBND năm 2022 về phát động phong trào thi đua thực hiện Chính quyền số, Chuyển đổi số trên địa bàn Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh
- 14Quyết định 253/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua "Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Sơn La" giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch 154/KH-UBND năm 2022 về phát động Phong trào thi đua "Chuyển đổi số tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"
- Số hiệu: 154/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 12/08/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
- Người ký: Hoàng Việt Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra