Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8015/BGTVT-VT | Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2008 |
Kính gửi: | - Đại biểu Quốc hội Ly Kiều Vân; |
Bộ Giao thông vận tải nhận được ý kiến chất vấn của đại biểu Ly Kiều Vân thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị:
“ Hiện nay cử tri trong cả nước rất bất bình trước hành vi gian lận giá cước Taxi của các loại Taxi “Dù”, ăn chặn tiền của khách hàng. Người dân không biết loại xe nào là xe “Dù” và loại xe nào không phải xe “Dù”. Trước tình hình trên Bộ đã có những biện pháp gì để khắc phục vấn đề trên? ”
Vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải có ý kiến như sau:
Thực hiện các quy định của Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001, Nghị định số 110/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành quy định về quản lý hoạt động vận tải khách bằng taxi. Đó là Quyết định số 17/2007/QĐ-BGTVT ngày 26 tháng 3 năm 2007 ban hành “Quy định về vận tải khách bằng taxi”, Quyết định số 07/2008/QĐ-BGTVT ngày 29 tháng 4 năm 2008 Sửa đổi, bổ sung một số điều của “Quy định vận tải khách bằng ôtô theo tuyến cố định, hợp đồng và vận tải khách du lịch bằng ôtô” ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ-BGTVT ngày 26 tháng 3 năm 2007; “ Quy định về vận tải khách bằng taxi” ban hành kèm theo Quyết định số 17/2007/QĐ-BGTVT ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải”
Theo các quy định của Bộ Giao thông vận tải thì các doanh nghiệp, người lái xe và xe ôtô hoạt động vận tải khách bằng taxi được quản lý rất chặt chẽ và phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kinh doanh tại Nghị định số 110/2006/NĐ-CP. Đó là:
- Doanh nghiệp kinh doanh taxi phải đảm bảo các điều kiện chung đối với doanh nghiệp như: đăng ký kinh doanh, số lượng xe, điều kiện về trình độ chuyên môn của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải, có nơi đỗ xe phù hợp (Điều 7 Quyết định 17/2007/QĐ-BGTVT, Điều 2 Quyết định 07/2008/QĐ-BGTVT). Thực hiện điều hành tập trung thông qua tổng đài của doanh nghiệp và bộ đàm được trang bị trên từng xe.
- Người lái xe phải bảo đảm các điều kiện về nhân thân và phải được tập huấn chuyên môn nghiệp vụ theo một giáo trình thống nhất và được cấp “Giấy chứng nhận tập huấn lái xe taxi”, trong khi chở khách phải mặc đồng phục, đeo biển tên, bật đồng hồ tính tiền trước khi xe lăn bánh (Điều 14 Quyết định 17/2007/QĐ-BGTVT, Điều 2 Quyết định 07/2008/QĐ-BGTVT).
- Xe taxi khách phải được đăng ký màu sơn, biểu trưng của doanh nghiệp và số điện thoại giao dịch với Sở Giao thông vận tải để quản lý và tạo điều kiện cho khách phân biệt xe của doanh nghiệp (Điều 2 Quyết định 07/2008/QĐ-BGTVT), có phù hiệu Xe taxi do Sở Giao thông vận tải cấp (Điều 9 Quyết định 17/2007/QĐ-BGTVT), gắn hộp đèn trên nóc xe, ghi tên, số điện thoại và biểu trưng logo của doanh nghiệp, gắn đồng hồ tính tiền (Điều 5, Điều 6 Quyết định 17/2007/QĐ-BGTVT )
Trong thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan quản lý chuyên ngành giao thông vận tải đã tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh vận tải khách bằng taxi. Nhờ đó mà các doanh nghiệp kinh doanh vận tải khách bằng taxi đã chấp hành tốt hơn các quy định của ngành giao thông vận tải cũng như quy định về giá cước của ngành tài chính, quy định về kiểm định, quản lý đồng hồ tính tiền của ngành Khoa học công nghệ.
Theo chức năng nhiệm vụ của mình, ngành giao thông vận tải chỉ được kiểm tra việc chấp hành các quy định về hoạt động vận tải ở doanh nghiệp và kiểm tra trực tiếp trong phạm vi các địa điểm giao thông tĩnh.
Các hành vi vi phạm điển hình như xe “dù”, không gắn đồng hồ tính tiền hoặc đồng hồ tính tiền chưa được cơ quan quản lý chuyên ngành niêm phong kẹp chì lại xảy ra chủ yếu không phải tại các điểm giao thông tĩnh mà là trên đường. Các xe này thường hoạt động chui lủi trốn tránh các cơ quan chức năng và lừa khách đi xe.
Trong thời gian tới, ngành giao thông vận tải sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng như cảnh sát giao thông để phát hiện và xử lý nghiêm các xe taxi “dù”, phối hợp với thanh tra khoa học công nghệ để phát hiện và xử lý các xe không chấp hành các quy định về kiểm định đồng hồ tính tiền, phối hợp với cơ quan quản lý giá trong việc đăng ký và thực hiện giá cước taxi, phối hợp với các cơ quan truyền thông tăng cường thông tin giúp hành khách phân biệt được các xe hoạt động vận tải khách hợp pháp, khuyến cáo người dân lựa chọn các xe taxi của các doanh nghiệp uy tín.
Bộ Giao thông vận tải trân trọng cảm ơn đại biểu Quốc hội Ly Kiều Vân đã quan tâm đến hoạt động của ngành Giao thông vận tải./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Nghị định 110/2006/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô
- 2Quyết định 17/2007/QĐ-BGTVT ban hành "Quy định về vận tải khách bằng taxi" do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Quyết định 16/2007/QĐ-BGTVT về "Quy định vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định, hợp đồng và vận tải khách du lịch bằng ô tô" do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Luật Giao thông đường bộ 2001
- 5Quyết định 07/2008/QĐ-BGTVT sửa đổi Quy định vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định, hợp đồng và vận tải khách du lịch bằng ô tô kèm theo Quyết định 16/2007/QĐ-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Công văn 4083/BNN-QLCL năm 2013 trả lời chất vấn của Đại biểu Huỳnh Minh Hoàng, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Công văn số 8015/BGTVT-VT về việc trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 8015/BGTVT-VT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 03/11/2008
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Hồ Nghĩa Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra