- 1Luật Hải quan sửa đổi 2005
- 2Quyết định 1951/2005/QĐ-TCHQ về quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại do Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Thông tư 112/2005/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan do Bộ Tài chính ban hành
- 4Công văn số 58/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc giải đáp vướng mắc
- 5Quyết định 252/2003/QĐ-TTg về việc quản lý buôn bán hàng hoá qua biên giới với các nước có chung biên giới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư liên tịch 05/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT-BNN-BYT-BTS-NHN hướng dẫn Quyết định 252/2003/QĐ-TTg về quản lý buôn bán hàng hoá qua biên giới với các nước có chung biên giới do Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế và Ngân hàng Nhà nước ban hành
TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 226/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2006 |
Kính gửi: Cục hải quan các tỉnh, thành phố
Tiếp theo Công văn số 58/TCHQ-GSQL ngày 06/01/2006, Tổng cục Hải quan hướng dẫn thêm một số điểm còn vướng mắc khi triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hải quan, như sau:
1. Các trường hợp thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra.
a. Đối với doanh nghiệp có Thẻ ưu tiên thì hình thức, mức độ kiểm tra thực hiện theo quy định đối với doanh nghiệp có Thẻ. Khi làm thủ tục hải quan cho một lô hàng cụ thể, nếu máy tính xác định cho kết quả không ưu tiên (có căn cứ cụ thể chứ không phải do lỗi hệ thống hoặc do không đủ dữ liệu) thì lãnh dạo Chi cục quyết định hình thức, mức độ kiểm tra.
b. Đối với các doanh nghiệp không được cấp Thẻ thì việc xác định hình thức, mức độ kiểm tra do hệ thống máy tính xác định. Lãnh đạo Chi cục chỉ quyết định hình thức, mức độ kiểm tra trong một số trường hợp đặc biệt sau:
- Có căn cứ cụ thể cho rằng hình thức, mức độ kiểm tra do máy tính xác định là chưa chính xác.
- Do lỗi kỹ thuật, do chưa có cơ sở dữ liệu dẫn đến máy tính không phân luồng tự động được hoặc xác định sai hình thức, mức độ kiểm tra.
(cả hai trường hợp này phải có xác nhận của bộ phận quản trị hệ thống mạng của Cục Hải quan tỉnh, thành phố)
c. Khi đề nghị thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra theo quy định đối với Thẻ ưu tiên hoặc do máy tính xác định, công chức hải quan đánh dấu vào các ô tương ứng tại mục 4.2 và ghi lý do đề nghị thay đổi vào mục 6 trên lệnh hình thức, mức độ kiểm tra ban hành kèm theo Quyết định số 1951/QĐ-TCHQ.
2. Về hồ sơ hải quan.
- Tại cửa khẩu Bưu điện nếu không có vận tải đơn thì người khai hải quan nộp chứng từ tương đương (phiếu báo nhận hàng) thay vận tải đơn khi làm thủ tục hải quan.
- Đối với hàng hoá xuất khẩu chuyên cảng, nếu chưa có ngay vận tải đơn do có lý do chính đáng, thì nộp bản lược khai hàng hoá do người vận tải lập để vận chuyển hàng hoá ra cửa khẩu xuất. Vận tải đơn phải được nộp cho cơ quan hải quan trong 5 ngày làm việc kể từ khi được người vận tải ký phát.
3. Về xác nhận thực xuất:
- Việc xác nhận thực xuất đối với hàng hoá xuất khẩu thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Thông tư l12/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính. Hướng dẫn tại Công văn số 58/TCHQ-GSQL ngày 06/01/2005 chỉ áp dụng đối với hàng xuất khẩu qua cửa khẩu đường biển, đường hàng không và đường sắt.
- Việc xác nhận thực xuất đối với hàng hoá xuất khẩu chuyển cảng do đơn vị Hải quan nơi làm thủ tục đăng ký hồ sơ hải quan thực hiện.
4. Về việc kiểm hoá hộ:
Đối với một số trường hợp đặc biệt (như nguyên phụ liệu nhập khẩu của loại hình gia công, sản xuất - xuất khẩu gửi bổ sung qua đường chuyển phát nhanh, đường bưu điện hoặc đường hàng không với số lượng nhỏ, yêu cầu nhanh) thì giải quyết như sau:
- Xét miễn kiểm tra thực tế hàng hoá đối với các trường hợp này;
- Trường hợp nhất thiết phải kiểm tra thực tế hàng hoá thì Hải quan cửa khẩu nơi có hàng nhập thực hiện kiểm tra theo quyết định của đơn vị Hải quan đăng ký hồ sơ hải quan.
5. Về phí giám định:
Trường hợp chủ hàng không nhất trí với kết luận của cơ quan Hải quan về hàng hoá thì thực hiện giám định như quy định tại Thông tư 112/2005/TT-BTC và Công văn 58/TCHQ-GSQL. Nếu kết quả giám định xác định kết luận của cơ quan hải quan không đúng thì cơ quan Hải quan phải chịu chi phí giám định, nếu kết quả giám định xác định kết luận của hải quan là đúng thì doanh nghiệp phải chịu chi phí giám định.
6. Đối với hàng hoá phải chờ kết quả kiểm tra Nhà nước về chất lượng hoặc kết quả giám định để xác định có được phép nhập khẩu không thì hàng hoá chỉ được giải phóng nếu đáp ứng các điều kiện giám sát của cơ quan Hải quan. Việc thông quan hàng hoá chỉ được thực hiện khi có kết luận của cơ quan kiểm tra Nhà nước về chất lượng hoặc của tổ chức giám định xác định lô hàng đạt chất lượng được phép nhập khẩu.
Trong trường hợp này, cơ quan hải quan giao cho người khai hải quan một tờ khai hải quan (bản của người khai hải quan) làm chứng từ vận chuyển hàng hoá trên đường, ghi rõ tạm giải phóng hàng để bảo quản.
Trường hợp một lô hàng gồm có nhiều mặt hàng khác nhau trong đó chỉ có một số mặt hàng phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng hoặc phải giám định để xác định có được phép nhập khẩu không thì các mặt không phải kiểm tra/giám định được thông quan ngay. Việc thông quan các mặt hàng này được thể hiện trên tờ khai hải quan.
7. Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu biên giới, thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Quyết định 252/2003/QĐ-TTg ngày 24/11/2003 và Thông tư liên tịch số 05/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT-BNN&PTNT-BTS-NHNH ngày 17/8/2004. Việc kiểm tra thực tế hàng hoá áp dụng theo nguyên tắc quản lý rủi ro.
8. Về hàng quá cảnh.
Đối với hàng quá cảnh của các nước mà Việt Nam đã ký Hiệp định quá cảnh thì thực hiện theo quy định tại Hiệp định quá cảnh và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ Thương mại.
9. Hàng hoá nhập khẩu chuyển tải, chuyển cảng dỡ từ tàu biển xuống xà lan để đưa vào cảng đích (và ngược lại đối với hàng hoá xuất khẩu) thì không phải niêm phong hải quan.
10. Hàng hoá nhập khẩu đưa vào khu thương mại tự do được làm thủ tục chuyển cửa khẩu từ địa điểm thông quan nội địa (ICD), cửa khẩu nhập về khu thương mại tự do.
11. Đối với hàng hoá từ nội địa xuất khẩu vào khu chế xuất, khu thương mại tự do, kho ngoại quan và hàng hoá từ khu chế xuất, khu thương mại tự do, kho ngoại quan nhập khẩu vào nội địa, nếu thuộc diện phải kiểm tra thực tế hàng hoá thì chỉ tiến hành kiểm tra một lần.
12. Đối với hàng hoá nhập khẩu không thuộc diện được chuyển cửa khẩu thì phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập.
Tổng cục Hải quan hướng dẫn để Cục Hải quan các tỉnh, thành phố biết, thực hiện.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
|
- 1Luật Hải quan sửa đổi 2005
- 2Quyết định 1951/2005/QĐ-TCHQ về quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại do Tổng cục Trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Thông tư 112/2005/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan do Bộ Tài chính ban hành
- 4Công văn số 58/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc giải đáp vướng mắc
- 5Quyết định 252/2003/QĐ-TTg về việc quản lý buôn bán hàng hoá qua biên giới với các nước có chung biên giới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư liên tịch 05/2004/TTLT-BTM-BTC-BGTVT-BNN-BYT-BTS-NHN hướng dẫn Quyết định 252/2003/QĐ-TTg về quản lý buôn bán hàng hoá qua biên giới với các nước có chung biên giới do Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế và Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 7Công văn 195/TCHQ-PC năm 2014 vướng mắc thực hiện Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định 127/2013/NĐ-CP do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn số 226/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc giải đáp vướng mắc khi thực hiện văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Hải quan
- Số hiệu: 226/TCHQ-GSQL
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 17/01/2006
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Đặng Hạnh Thu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/01/2006
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực