Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 937TCT/PCCS
về việc áp dụng thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính làm mất hoá đơn

Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2005

 

Kính gửi: CỤC THUẾ TP HỒ CHÍ MINH

Trả lời công văn số 1749/CT-TTr1 ngày 23/02/2005 của Cục Thuế TP Hồ Chí Minh về việc áp dụng thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính làm mất hóa đơn; Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

1/ - Tại Khoản 3, Điều 10 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định: “ Trong thời hạn được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này mà cá nhân, tổ chức lại thực hiện vi phạm hành chính mới trong cùng lĩnh vực trước đây đã vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.”

- Tại Mục c, Khoản 2, Điều 11 Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn quy định: “ Phải báo cáo ngay bằng văn bản với cơ quan nơi cung cấp hoặc đăng ký sử dụng hóa đơn về việc mất hóa đơn.”

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp cơ sở kinh doanh làm mất hóa đơn mà không báo cáo kịp thời với cơ quan thuế, khi cơ quan thuế kiểm tra phát hiện cơ sở kinh doanh làm mất hóa đơn thì phải tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi làm mất hóa đơn. Không áp dụng thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính do cơ sở kinh doanh đã có hành vi trốn tránh việc xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp mất hóa đơn với số lượng lớn không khai báo thì có thể áp dụng biện pháp đình chỉ sử dụng hóa đơn.

2/ Đề nghị Cục Thuế chấn chỉnh việc kiểm tra báo cáo sử dụng hoá đơn, thanh quyết toán hóa đơn theo quy định. Không để tình trạng cơ quan thuế không nắm được việc sử dụng hóa đơn của đơn vị dẫn đến trường hợp đơn vị mất hóa đơn đã hơn 2 năm mà vẫn tiếp tục bán hóa đơn cho đơn vị. Yêu cầu Cục Thuế làm rõ về phía cơ quan thuế trong việc này như thế nào.

Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế biết và thực hiện./.

 

 

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Phạm Duy Khương

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 937TCT/PCCS áp dụng thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính làm mất hoá đơn do Tổng cục Thuế ban hành

  • Số hiệu: 937TCT/PCCS
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 30/03/2005
  • Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
  • Người ký: Phạm Duy Khương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 30/03/2005
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản
Các nội dung liên quan: một lần cho cả thời gian thuêthuê đất trả tiềnnghĩa vụ mời bạn đọc tham khảo thêm trong Điều 85 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Điều 85. Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:

a) Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;

b) Trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c) Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;

d) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất;

đ) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất kết hợp với đăng ký biến động về các nội dung theo quy định tại Điều này thì thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.