Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5476/BTC-CST
V/v triển khai kết quả Diễn đàn VBF cuối kỳ năm 2019

Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 2020

 

Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Tài chính nhận được công văn số 2560/VPCP-QHQT ngày 02/4/2020 của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai kết quả Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cuối kỳ năm 2019 theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 1421/BKHĐT-ĐTNN ngày 05/3/2020 kèm theo Phụ lục kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp tại Diễn đàn.

Rà soát các nội dung kiến nghị của doanh nghiệp đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp tại công văn số 1421/BKHĐT-ĐTNN nêu trên, Bộ Tài chính có ý kiến trả lời, giải quyết đối với 21 nhóm nội dung kiến nghị liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao (Phụ lục gửi kèm theo công văn này).

Bộ Tài chính có ý kiến để Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ (để theo dõi);
- Các đơn vị: TCT, TCHQ, Cục QLGSBH, Vụ HTQT, Vụ PC;
- Lưu: VT, Vụ CST(TN) ( b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Thị Mai

 

PHỤ LỤC

TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỦA DOANH NGHIỆP DO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỔNG HỢP TẠI DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CUỐI KỲ NĂM 2019
(Kèm theo công văn số 5476/BTC-CST ngày 07/5/2020 của Bộ Tài chính)

1. Kiến nghị số 1 (Nhóm công tác thuế và hải quan)

Bộ Tài chính cần ban hành hướng dẫn chi tiết về tiêu chuẩn “bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chấp hành đầy đủ các quy định về doanh nghiệp chế xuất (DNCX).

Đồng thời, Bộ Tài chính cần đưa ra quy định cụ thể về thời hạn cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan phải có trách nhiệm kiểm tra và xác nhận việc đáp ứng các điều kiện là DNCX kể từ ngày doanh nghiệp gửi thư mời. Qua đó doanh nghiệp có thể bắt đầu áp dụng các quy định đối với DNCX ngay khi đáp ứng các điều kiện theo quy định, tránh việc chậm trễ của cơ quan chức năng gây gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bộ Tài chính cần đưa ra cơ chế pháp lý cụ thể cho việc doanh nghiệp được phép kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào trong giai đoạn đầu tư khi chưa đáp ứng các điều kiện là DNCX và có thể thực hiện các thủ tục hoàn thuế theo các quy định về thuế GTGT cho giai đoạn đầu tư.

Nội dung trả lời:

- Về điều kiện để được công nhận là DNCX

Nội dung phản ánh của Công ty, Bộ Tài chính đã có công văn số 10579/BTC-TCHQ ngày 10/9/2019 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vướng mắc và đề xuất hướng xử lý. Ngày 4/11/2019, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 10070/VPCP-CN thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, theo đó, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì sửa đổi, bổ sung Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/05/2018 của Chính phủ.

Trên cơ sở ý kiến của Phó Thủ tướng, Tổng cục Hải quan đã họp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ quản lý khu kinh tế, Cục Đầu tư nước ngoài) và Bộ Tư Pháp để thống nhất cách thức thực hiện. Hiện nay, Bộ Tài chính (Tổng cục hải quan) đang xây dựng quy định về điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với DNCX và kiến nghị về công tác phối hợp trong thủ tục xác nhận điều kiện kiểm tra, giám sát để lấy ý kiến các cơ quan chức năng có liên quan và cấp có thẩm quyền để hướng dẫn thực hiện.

- Về chính sách thuế đối với DNCX

Tại khoản 2, điểm c khoản 4 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định:

Đối tượng chịu thuế bao gồm hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.

Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.

Tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

Tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan và các khu phi thuế quan khác phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vào thị trường trong nước thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu.

Tại khoản 10 Điều 2 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

Tại khoản 1 Điều 30 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ về quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất.

Căn cứ các quy định nêu trên, DNCX phải đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, Nghị định số 82/2018/NĐ-CP và các quy định pháp luật liên quan.

- Về kê khai, hoàn thuế GTGT

Tại Điều 4, khoản 20 Điều 5, Điều 13 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 quy định:

“Điều 4. Người nộp thuế

Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).

Điều 5. Đối tượng không chịu thuế

20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.”

Điều 13. Các trường hợp hoàn thuế

3. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.

4. Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.

Tại khoản 3 Điều 1 Luật thuế GTGT số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 về các trường hợp hoàn thuế như sau:

“1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.

Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.

Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo đối với các trường hợp:

a) Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư hoặc không bảo đảm duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động;

b) Dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư.

Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

2. Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật hải quan. Thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không vi phạm pháp luật về thuế, hải quan trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế”.

Như vậy, Luật thuế GTGT hiện hành quy định các trường hợp được hoàn thuế: (i) cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng; (ii) Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu, hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Luật hải quan.

DNCX không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT, theo đó đề nghị thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế GTGT.

2. Kiến nghị số 2 (Nhóm công tác thuế và hải quan)

Thời điểm ghi nhận doanh thu từ hoạt động xuất khẩu cho mục đích tính thuế được quy định trong các văn bản hướng dẫn các luật khác nhau. Cụ thể, theo Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế xác định như sau: “Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua”. Khoản 4 Điều 16 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định “...Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan”.

Để đảm bảo công bằng và tránh gây thiệt thời cho người nộp thuế, chúng tôi kiến nghị Bộ Tài chính nên đưa ra hướng dẫn thống nhất cho vấn đề trên, sao cho phù hợp với quy định của từng loại thuế.

Nội dung trả lời:

Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2014) của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 và Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế quy định:

“Hóa đơn thương mại. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan”.

Căn cứ quy định nêu trên, từ ngày 01/9/2014 trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa thì thời điểm ghi nhận doanh thu tính thuế đối với hoạt động xuất khẩu là ngày xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan, trong đó áp dụng cho cả mục đích tính thuế TNDN.

3. Kiến nghị số 3 (Nhóm công tác thuế và hải quan)

Để đảm bảo việc áp dụng thống nhất và phù hợp với quy định của pháp luật theo từng lĩnh vực, chúng tôi kính đề nghị Bộ Tài chính xem xét và đưa ra hướng dẫn chung về xử lý thuế TNDN đối với các khoản chi trong các trường hợp doanh nghiệp vi phạm pháp luật chuyên ngành.

Nội dung trả lời:

- Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp) quy định:

"Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng”.

- Tại Điều 106 Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 quy định:

"Điều 106. Làm thêm giờ

1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ”.

- Tại khoản 1 Điều 101 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 quy định:

“Điều 101. Đăng ký hoạt động khuyến mại, thông báo kết quả khuyến mại với cơ quan quản lý nhà nước về thương mại

1. Trước khi thực hiện hoạt động khuyến mại, thương nhân phải đăng ký và sau khi kết thúc hoạt động khuyến mại, thương nhân phải thông báo kết quả với cơ quan quản lý nhà nước về thương mại”.

- Tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 3/2/2016 quy định chi tiết thi hành một số Điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam quy định:

“Điều 12. Trình tự cấp giấy phép lao động

1. Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc”.

- Tại khoản 7 Điều 11 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 8/10/2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quy định:

“Điều 11. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

7. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 12 như sau:

“2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và phát hành thống nhất. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do”.

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp có các khoản chi về làm thêm giờ cho người lao động, chi trả tiền lương, tiền công, bảo hiểm cho người lao động nước ngoài hoặc chi khuyến mại nếu đáp ứng điều kiện quy định của pháp luật về thuế và pháp luật có liên quan thì sẽ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

4. Kiến nghị số 4 (Nhóm công tác thuế và hải quan)

Với mỗi lần kiểm tra sau thông quan (KTSTQ), doanh nghiệp phải bỏ ra đáng kể công sức, tiền bạc để chuẩn bị. Do đó, kiến nghị Tổng cục Hải quan và Bộ Tài chính có quy định rõ ràng hơn về việc KHÔNG kiểm tra, thanh tra chồng chéo sau thông quan, tránh gây ra hoang mang cho các doanh nghiệp khi mà các vấn đề đã được kiểm tra và kết luận rồi vẫn có thể bị kiểm tra lại.

Nội dung trả lời:

4.1. Về vướng mắc “Doanh nghiệp đã được KTSTQ về việc tuân thủ pháp luật về thuế và hải quan cho giai đoạn 05 năm từ 2012-2017. Cơ quan hải quan đã có kết luận và doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của hải quan tại kết luận đó. Tới năm 2019, Công ty lại tiếp tục bị KTSTQ cho giai đoạn 5 năm từ 2014-2019. Khi hải quan kiểm tra và kết luận có sai phạm ở một số giao dịch, Công ty bị ấn định thuế cho cả giai đoạn mà lần kiểm tra trước cơ quan hải quan đã kết luận không có sai phạm”

- Tại Điều 77, Điều 78 Luật Hải quan số 54/2014/QH3 ngày 23/06/2014 quy định: Thời hạn kiểm tra sau thông quan là 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan; kiểm tra sau thông quan khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và quy định khác của pháp luật có liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro và đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.

- Tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; khoản 73 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 142 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định:

“Điều 142. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan:

1. Các trường hợp kiểm tra, thẩm quyền quyết định kiểm tra:

a) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra đối với các hồ sơ hải quan phát sinh tại Chi cục Hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hóa được thông quan đến ngày ký ban hành quyết định kiểm tra, cụ thể như sau:

a.1) Các trường hợp kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Hải quan;

a.2) Các trường hợp qua phân tích đánh giá rủi ro theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Hải quan;

a.3) Không thực hiện kiểm tra đối với các trường hợp sau:

a.3.1) Hồ sơ hải quan của các lô hàng giống hệt, tương tự với hồ sơ của lô hàng Chi cục Hải quan đã kiểm tra sau thông quan và chấp nhận nội dung khai báo của cùng người khai hải quan, nếu không có thông tin mới hoặc dấu hiệu vi phạm khác. Trường hợp hồ sơ các lô hàng giống hệt, tương tự vẫn còn dấu hiệu nghi vấn thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan xem xét xử lý theo thẩm quyền;

a.3.2) Trường hợp khối lượng hàng hóa lớn, chủng loại hàng hóa phức tạp, có rủi ro về thuế cần thiết phải kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan.

b) Cục trưởng Cục Hải quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra đối với các hồ sơ hải quan thuộc diện phải kiểm tra trong thời hạn tối đa 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai đến ngày ký ban hành Quyết định kiểm tra, cụ thể như sau:

b.1) Các trường hợp kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Hải quan. Đối với các trường hợp đã kiểm tra theo quy định tại điểm a khoản này nếu phát hiện có thông tin mới hoặc dấu hiệu vi phạm khác thì Cục trưởng Cục Hải quan căn cứ tình hình thực tế xem xét quyết định kiểm tra tại trụ sở Cục Hải quan hoặc kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan theo quy định tại Điều 143 Thông tư này;

b.2) Các trường hợp kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật Hải quan (trừ các nội dung kiểm tra thuộc các trường hợp đã kiểm tra theo quy định tại điểm a khoản này)”.

- Tại khoản 74 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 143 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định:

“Điều 143. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan:

1. Các trường hợp kiểm tra và thẩm quyền quyết định kiểm tra

a) Các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật Hải quan, bao gồm cả trường hợp đã kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan nhưng cơ quan hải quan phát hiện có thông tin mới hoặc dấu hiệu vi phạm khác, có rủi ro về thuế.

b) Các trường hợp theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 78 Luật Hải quan;

c) Cơ quan hải quan xem xét thực hiện thanh tra chuyên ngành theo quy định đối với các trường hợp sau:

c.1) Hồ sơ thuế, hải quan quá thời hạn kiểm tra sau thông quan;

c.2) Các trường hợp đã kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan nhưng phát hiện có thông tin mới hoặc vụ việc có tính chất phức tạp hoặc có dấu hiệu vi phạm khác.

2. Đối tượng kiểm tra

Hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện theo quy định tại Luật Hải quan, trong thời hạn 05 (năm) năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan đến ngày ký ban hành quyết định kiểm tra”.

Như vậy, việc thực hiện kiểm tra sau thông quan sẽ căn cứ vào mức độ tuân thủ của doanh nghiệp, dấu hiệu rủi ro hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, quy định khác của pháp luật và thời hạn kiểm tra sau thông quan là 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) đã có những hoạt động tiếp thu ý kiến của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những chính sách, giải pháp phù hợp tạo điều kiện phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp. Ngày 20/5/2019, Tổng cục Hải quan đã ban hành công văn số 3106/TCHQ-KTSTQ về việc kiện toàn, tránh trùng lặp trong thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra sau thông quan. Theo đó, qua rà soát, báo cáo của 35 Cục Hải quan tỉnh, thành phố, không phát sinh việc kiểm tra liên tục, chồng chéo gây phiền hà cho doanh nghiệp và luôn tuân thủ đúng quy định tại Điều 142 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.

Ngành Hải quan luôn quán triệt thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp. Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 6/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 theo tinh thần Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp: kế hoạch thanh kiểm tra hàng năm không xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra quá 01 lần/năm đối với doanh nghiệp; kết quả thanh kiểm tra đảm bảo sự kế thừa kết quả thanh tra, kiểm toán, không làm cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp.

Ngày 19/11/2019, Tổng cục Hải quan đã ban hành Chỉ thị số 7180/CT-TCHQ nhằm chấn chỉnh, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra sau thông quan trong toàn quốc, trong đó nhấn mạnh nhằm hạn chế bỏ sót, lọt sai phạm của doanh nghiệp và tránh chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra chuyên ngành theo tinh thần Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ gắn với thực hiện nhiệm vụ kiểm tra sau thông quan theo quy định của Luật Hải quan; Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục kiểm tra sau thông quan tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố tập trung lực lượng để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch, chỉ thực hiện thanh tra chuyên ngành đối với các trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 143 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính được sửa đổi tại khoản 74 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.

Ngày 17/12/2019, Tổng cục Hải quan đã ban hành công văn số 7766/TCHQ-TTr về việc tăng cường công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ trong ngành Hải quan, trong đó quy định rõ nguyên tắc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra, phân công thực hiện tại các cơ quan Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan tỉnh, thành phố để tránh chồng chéo, trùng lặp.

4.2. Về vướng mắc “Doanh nghiệp được kiểm tra để gia hạn cơ chế Doanh nghiệp ưu tiên. Cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra lại cho các năm doanh nghiệp đã được KTSTQ bởi cùng một cơ quan hải quan trước đó”

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 98 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP; khoản 2, khoản 3 Điều 11 Thông tư số 72/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính thì Cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan không quá 1 lần trong 3 năm liên tục trên cơ sở quản lý rủi ro kể từ ngày được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan công nhận là doanh nghiệp ưu tiên trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan và Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hải quan quyết định việc KTSTQ tại trụ sở người khai hải quan.

Qua rà soát việc KTSTQ để gia hạn Doanh nghiệp ưu tiên không có trường hợp cơ quan Hải quan yêu cầu kiểm tra lại cho các năm Doanh nghiệp đã được Kiểm tra sau thông quan bởi cùng một cơ quan Hải quan trước đó.

5. Kiến nghị số 5 (Nhóm công tác thuế và hải quan)

Hoàn thuế đối với hàng sản xuất xuất khẩu giao doanh nghiệp chế xuất (DNCX) gia công một phần hoặc toàn bộ

Nội dung trả lời:

a. Về hoàn thuế nhập khẩu đối với trường hợp doanh nghiệp nội địa thuê DNCX gia công sản phẩm

Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ không quy định hoàn thuế nhập khẩu đối với trường hợp doanh nghiệp nội địa có hợp đồng gia công xuất khẩu nhưng thuê DNCX gia công, sản phẩm do DNCX gia công nhập khẩu vào thị trường trong nước đã nộp thuế nhập khẩu, sau đó tiếp tục sản xuất, gia công, chế biến để xuất khẩu.

b. Về hoàn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu theo loại hình sản xuất, xuất khẩu thuê doanh nghiệp khác gia công một hoặc một số công đoạn sản phẩm

Căn cứ khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13, khoản 1 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ thì hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được miễn thuế. Cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa để sản xuất hàng xuất khẩu nhưng không trực tiếp sản xuất toàn bộ hàng xuất khẩu mà đưa một phần hoặc toàn bộ hàng hóa đã nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện gia công một hoặc một số công đoạn sau đó nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và xuất khẩu sản phẩm hoặc đưa hàng hóa nhập khẩu vào sản xuất, sau đó thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện gia công một hoặc một số công đoạn, nhận lại sản phẩm sau gia công để tiếp tục sản xuất và/hoặc xuất khẩu sản phẩm thì không đáp ứng cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP nên không được miễn thuế nhập khẩu đối với phần hàng hóa nhập khẩu đưa đi gia công.

6. Kiến nghị số 6 (Nhóm công tác thuế và hải quan)

Tổng cục thuế, Bộ Tài chính xem xét để đưa ra các hướng dẫn phù hợp để doanh nghiệp có cơ sở thực hiện, cụ thể:

- Hàng hóa mua bán giữa hai doanh nghiệp Việt Nam nhưng được giao nhận trước khi thông quan thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 0% (phù hợp với quy định tại khoản 1a và 2 Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC).

- Doanh nghiệp mua hàng nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT (nếu có) khi làm thủ tục nhập khẩu. Trị giá khai hải quan là giá bán theo hợp đồng giữa hai doanh nghiệp Việt Nam (không phải giá bán của đối tác nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam bán hàng).

Nội dung trả lời:

- Tại Điều 8 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 quy định thuế suất như sau:

“1. Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 của Luật này khi xuất khẩu, trừ các trường hợp chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến quy định tại khoản 23 Điều 5 của Luật này.”

- Tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định thuế suất 0% như sau:

“Điều 6. Thuế suất

Thuế suất thuế giá trị gia tăng thực hiện theo quy định tại Điều 8 Luật thuế giá trị gia tăngKhoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung mật số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.

1. Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăngKhoản 1 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu, trừ các hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điểm đ Khoản này.

Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.

a) Đối với hàng hóa xuất khẩu bao gồm: Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, bán vào khu phi thuế quan; công trình xây dựng, lắp đặt ở nước ngoài, trong khu phi thuế quan; hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam; phụ tùng, vật tư thay thế để sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, máy móc thiết bị cho bên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; xuất khẩu tại chỗ và các trường hợp khác được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật.

b) Đối với dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, tiêu dùng trong khu phi thuế quan.

Trường hợp cung cấp dịch vụ mà hoạt động cung cấp vừa diễn ra tại Việt Nam, vừa diễn ra ở ngoài Việt Nam nhưng hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai người nộp thuế tại Việt Nam hoặc có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với phần giá trị dịch vụ thực hiện ở ngoài Việt Nam, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất 0% trên toàn bộ giá trị hợp đồng. Trường hợp, hợp đồng không xác định riêng phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam thì giá tính thuế được xác định theo tỷ lệ (%) chi phí phát sinh tại Việt Nam trên tổng chi phí.

Cá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ở ngoài Việt Nam trong thời gian diễn ra việc cung ứng dịch vụ.

Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan là tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh và các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ”.

- Tại Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thuế suất 0% như sau:

1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.

Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.

a) Hàng hóa xuất khẩu bao gồm:

……

- Hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam;

2. Điều kiện áp dụng thuế suất 0%:

a) Đối với hàng hóa xuất khẩu:

- Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu; hợp đồng ủy thác xuất khẩu;

- Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;

- Có tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.

Riêng đối với trường hợp hàng hóa bán mà điểm giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam, cơ sở kinh doanh (bên bán) phải có tài liệu chứng minh việc giao, nhận háng hóa ở ngoài Việt Nam như: hợp đồng mua hàng hóa ký với bên bán hàng hóa ở nước ngoài; hợp đồng bán hàng hóa ký với bên mua hàng; chứng từ chứng minh hàng hóa được giao, nhận ở ngoài Việt Nam như: hóa đơn thương mại theo thông lệ quốc tế, vận đơn, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận xuất xứ...; chứng từ thanh toán qua ngân hàng gồm: chứng từ qua ngân hàng của cơ sở kinh doanh thanh toán cho bên bán hàng hóa ở nước ngoài; chứng từ thanh toán qua ngân hàng của bên mua hàng hóa thanh toán cho cơ sở kinh doanh.

Ví dụ 48: Công ty A và Công ty B (là các doanh nghiệp Việt Nam) ký hợp đồng mua bán dầu nhờn. Công ty A mua dầu nhờn của các công ty ở Sin-ga-po, sau đó bán cho Công ty B tại cảng biển Sin-ga-po. Trường hợp Công ty A có: Hợp đồng mua dầu nhờn ký với các công ty ở Sin-ga-po, hợp đồng bán hàng giữa Công ty A và Công ty B; chứng từ chứng minh hàng hóa đã giao cho Công ty B tại cảng biển Sin-ga-po, chứng từ thanh toán tiền qua ngân hàng do Công ty A chuyển cho các công ty bán dầu nhờn ở Sin-ga-po, chứng từ thanh toán tiền qua ngân hàng do Công ty B thanh toán cho Công ty A thì doanh thu do Công ty A nhận được từ bán dầu nhờn cho Công ty B được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%”.

Căn cứ các quy định nêu trên, hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%. Trường hợp hàng hóa được nhập từ nước ngoài và được bán cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, tiêu dùng tại Việt Nam với điều kiện giao tại cảng biển hoặc sân bay tại Việt Nam thì chưa đủ cơ sở để xác định việc giao, nhận hàng hóa ở ngoài Việt Nam, do đó chưa đủ cơ sở để áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%.

7. Kiến nghị số 7 (Nhóm công tác thuế và hải quan)

Khi DNCX thuê doanh nghiệp nội địa gia công, theo quy định về hải quan thì nguyên vật liệu cũng như máy móc, thiết bị mà DNCX cho doanh nghiệp nội địa thuê/mượn để phục vụ cho việc gia công hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu.

Đây là mô hình kinh doanh phổ biến với nhiều doanh nghiệp sản xuất do yêu cầu kĩ thuật, bí mật công nghệ của sản phẩm, kiến nghị Tổng cục Hải quan có hướng dẫn cụ thể về thủ tục và thuế nhập khẩu trong trường hợp này để doanh nghiệp thực hiện, VBF đề xuất hướng thực hiện như sau:

- Việc nhập khẩu và cho thuê/mượn khuôn của DNCX nêu trên, tuy khuôn được sử dụng trong nội địa nhưng là cho mục đích sản xuất hàng xuất khẩu, không phải cho mục đích thương mại. Do đó, không thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu, thuế GTGT tại khâu nhập khẩu của DNCX.

- Khi doanh nghiệp nội địa nhận khuôn từ DNCX thì làm thủ tục tạm nhập và nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT trên giá trị của khuôn khi nhập. Khi trả lại khuôn cho DNCX thì làm thủ tục tái xuất và có thể xin hoàn thuế trên giá trị còn lại tương ứng của khuôn. Kiến nghị này cũng phù hợp với công văn số 6089/TCHQ-TXNK ngày 24/9/2019 của Tổng cục Hải quan.

Nội dung trả lời:

Trường hợp doanh nghiệp nội địa mượn khuôn của DNCX nhưng sử dụng toàn bộ vòng đời của khuôn trong nội địa, Bộ Tài chính ghi nhận ý kiến và đang trao đổi với các đơn vị có liên quan để có văn bản hướng dẫn thực hiện.

8. Kiến nghị số 8 (Nhóm công tác thuế và hải quan)

Để giảm bớt thời gian và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, cũng như thuận tiện cho cơ quan hải quan trong công tác quản lý, kiến nghị Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính xem xét và hỗ trợ doanh nghiệp với đề xuất sửa đổi theo một tờ khai tổng. Trường hợp Hệ thống hiện tại về kê khai hải quan chưa hỗ trợ, chúng tôi kiến nghị Chính phủ nghiên cứu thêm về thực tiễn ở các nước khác nếu có thể, để đưa ra được một phương pháp kê khai hợp lý cho doanh nghiệp.

Nội dung trả lời:

Căn cứ quy định tại Điều 29 Luật Hải quan thì: (i) người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng các tiêu chí thông tin tờ khai hải quan; (ii) người khai hải quan xác định có sai sót trong việc khai hải quan được thực hiện khai bổ sung trong một số trường hợp.

Căn cứ quy định tại Điều 20 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ tài chính và hướng dẫn tại mẫu số 03/KBS-GSQL phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì việc khai sửa đổi bổ sung tờ khai hải quan được thực hiện trên từng tờ khai.

Đề nghị doanh nghiệp căn cứ các quy định nêu trên để thực hiện.

9. Kiến nghị số 9 (Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu)

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) có đề xuất áp dụng thuế TTĐB 10% với đồ uống có đường trừ sản phẩm sữa. Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu cho rằng các định nghĩa như vậy là không rõ ràng. Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu kiến nghị Việt Nam không nên áp thuế TTĐB đối với đồ uống có đường. Trường hợp áp thuế thì thay bằng cụm từ “nước giải khát có đường”. Ngoài ra, Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu đề xuất loại trừ sữa, các sản phẩm từ sữa và thực phẩm chức năng.

Nội dung trả lời:

Bộ Tài chính sẽ tổng hợp ý kiến của Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu để nghiên cứu trong quá trình sửa đổi Luật thuế TTĐB.

10. Kiến nghị số 10 (Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu)

Chúng tôi kiến nghị các cơ quan quản lý: Cho phép hoạt động chuyển khẩu cũng như hoạt động tạm nhập tái xuất đối với các công ty ô tô có vốn đầu tư từ nước ngoài; xóa bỏ các rào cản thương mại mới đối với hoạt động chuyển khẩu hàng hóa là phương tiện giao thông, ví dụ như việc yêu cầu kiểm định các phương tiện giao thông được chuyển khẩu dù cảng đích của các mặt hàng này không phải là Việt Nam; và hướng dẫn cơ quan hải quan cho phép áp dụng vận tải đa phương thức khi thực hiện hoạt động chuyển khẩu.

Nội dung trả lời:

- Thủ tục hải quan đối với hàng hóa chuyển khẩu đã được quy định cụ thể tại Điều 89 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

- Vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến cơ chế chính sách tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương và vướng mắc liên quan đến cơ chế chính sách tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP thuộc thẩm quyền của Bộ Khoa học công nghệ.

- Về vận tải đa phương thức đối với hàng hóa chuyển khẩu

Tại khoản 4 Điều 18 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định: "Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam tại cùng một khu vực cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi đưa vào Việt Nam cho tới khi được đưa ra khỏi Việt Nam”.

Tại khoản 4 Điều 89 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định: Hàng hóa kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu nhập”.

Căn cứ các quy định nêu trên thì hàng hóa chuyển khẩu không được vận chuyển ra khỏi của khẩu nhập do vậy sẽ không có việc vận tải đa phương thức đối với loại hình hàng hóa này.

11. Kiến nghị số 11 (Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu)

Đề nghị miễn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hàng hóa được tặng cho tất cả các tổ chức chính trị - xã hội mà không hạn chế mục đích ban đầu của các sản phẩm nhập khẩu.

Nội dung trả lời:

- Tại khoản 1 Điều 7 Luật thuế GTGT quy định về giá tính thuế GTGT như sau:

"c) Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho là giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này;”

- Tài khoản 1 Điều 12 Luật thuế GTGT quy định về khấu trừ thuế GTGT như sau:

1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:

a) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế giá trị gia tăng đầu vào không được bồi thường của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng bị tổn thất;

b) Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ % giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng so với tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra;”

- Tại khoản 1 Điều 12 Luật thuế GTGT quy định về điều kiện khấu trừ thuế GTGT như sau:

“2. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau:

a) Có hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu;

b) Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hóa, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng.”

Theo đó chính sách thuế GTGT đối với hoạt động cho, biếu, tặng bao gồm cả hoạt động cho, biếu, tặng các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội đã được quy định cụ thể tại Luật thuế GTGT và thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Trường hợp doanh nghiệp có phát sinh hoạt động mua hàng hóa dùng để cho, biếu, tặng thì doanh nghiệp phải lập hóa đơn, kê khai, tính nộp thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa, giá tính thuế GTGT được xác định theo giá bán của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh hoạt động cho, biếu, tặng và được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định tại Điều 12 Luật thuế GTGT.

12. Kiến nghị số 12 (Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu)

Chúng tôi yêu cầu hướng dẫn chi tiết từ Chính phủ để giải quyết vấn đề liên quan đến cung cấp phiên bản giống hệt của sản phẩm giả. Chúng tôi đề xuất cơ quan Chính phủ cho phép chủ sở hữu thương hiệu không bắt buộc phải cung cấp phiên bản giống hệt của sản phẩm giả mạo, nhưng sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật liên quan đến việc cấp xác nhận các sản phẩm giả mạo trong những trường hợp nghi ngờ đó.

Nội dung trả lời:

Theo nội dung vướng mắc, việc cơ quan Hải quan yêu cầu chủ sở hữu thương hiệu cung cấp một phiên bản giống hệt của sản phẩm giả để chứng minh sản phẩm đang phát hiện có nghi ngờ là giả là không đúng theo quy định tại Thông tư số 13/2015//TT-BTC ngày 30/01/2019 của Bộ Tài chính. Tại Thông tư số 13/2015/TT-BTC không có quy định nào như vậy (không có Điều 6.1 của Thông tư số 13/2015/TT-BTC quy định nội dung như trong trường hợp vướng mắc).

Ghi nhận nội dung khuyến nghị của Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu, ngày 06/3/2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 13/2020/TT-BTC sửa đổi một số điều của Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính, có hiệu lực từ ngày 20/4/2020. Theo đó, việc xử lý đối với hàng giả hoặc hàng hóa có dấu hiệu là hàng giả theo như nội dung vướng mắc của Hiệp hội thì cơ quan hải quan nơi ban hành quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn thực hiện một hoặc kết hợp các công việc sau để xác định hàng giả: “... Yêu cầu chủ hàng, chủ sở hữu hàng thật bị làm giả (khi đã xác định được chủ sở hữu) cung cấp tài liệu có liên quan đến hàng hóa (như catalog, kết luận giám định, tài liệu từ nước ngoài, kết quả xử lý các vụ việc tương tự...) để có cơ sở xác định hàng giả ...” Không yêu cầu chủ sở hữu hàng thật bị làm giả cung cấp phiên bản giống hệt của sản phẩm giả mạo.

Bộ Tài chính đề nghị Hiệp hội phổ biến Thông tư số 13/2020/TT-BTC sửa đổi một số điều của thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính đến các doanh nghiệp thành viên biết để thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

13. Kiến nghị số 13 (Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu)

13a. Chúng tôi hy vọng một số cải tiến trong việc ban hành các hướng dẫn pháp lý để thực hiện đầy đủ EVFTA đối với ngành hàng kinh doanh rượu vang và rượu mạnh của EU, cho dù là hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ EU hoặc thông qua một quốc gia thứ ba trung gian, để có thể được hưởng các ưu đãi thuế quan khi EVFTA có hiệu lực tại Việt Nam. Chính phủ và Bộ Tài chính cần ban hành Biểu thuế ưu đãi đặc biệt để giảm thuế theo lộ trình đã cam kết.

13b. Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan từ cấp trung ương đến địa phương cần ban hành các quy định và hướng dẫn để làm rõ các hướng dẫn cụ thể về tài liệu và hồ sơ theo quy định của Hiệp định EVFTA để doanh nghiệp có thể hoàn thành thủ tục thông quan và giảm thuế ngay khi EVFTA có hiệu lực.

Việc ban hành hướng dẫn thực hiện các quy định và hướng dẫn về Quy tắc xuất xứ, đặc biệt đối với hàng hóa được vận chuyển qua các cảng trung gian ở quốc gia thứ ba của Thỏa thuận EVFTA (như Singapore hoặc Hồng Kông).

Nội dung trả lời:

13a. Hiệp định EVFTA đã được Nghị viện châu Âu bỏ phiếu phê chuẩn vào ngày 12/02/2020 và Hội đồng châu Âu thông qua vào ngày 30/3/2020. Về phía Việt Nam, Hiệp định này sẽ được trình Quốc hội khoá XIV xem xét phê chuẩn tại kỳ họp thứ 9 diễn ra vào tháng 5 và tháng 6/2020.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang chủ trì xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định EVFTA giai đoạn 2020-2022.

Theo dự thảo Nghị định, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (kể cả các mặt hàng rượu vang và rượu mạnh) được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định EVFTA phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Hiệp định, trong đó có điều kiện về xuất xứ hàng hóa.

Về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam, thuế suất ban hành trong Nghị định được xây dựng trên nguyên tắc tuân thủ cam kết theo Lộ trình cắt giảm thuế quan của Việt Nam trong Hiệp định EVFTA. Lộ trình cắt giảm thuế quan trong Biểu thuế ban hành được áp dụng cho từng năm.

13b. Bộ Tài chính đang xây dựng kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA đối với Chương 4 “Hải quan và Thuận lợi hóa thương mại” và Nghị định thư 2 “Hỗ trợ hành chính lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan” cũng như các nội dung liên quan đến hải quan tại Hiệp định như: thực hiện quy tắc xuất xứ (Chương 1) và Nghị định thư 1 “Quy định về hàng hóa có xuất xứ và phương thức hợp tác quản lý hành chính”, thực thi quyền sở hữu trí tuệ (Chương 12)...

Hiện Bộ Tài chính đang có kế hoạch sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát, kiểm soát thủ tục hải quan và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP trong năm 2021. Vì vậy, đề nghị VBF gửi các ý kiến đóng góp cho Bộ Tài chính để xem xét trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung.

Trong quá trình xây dựng kế hoạch cũng như thực thi EVFTA, Bộ Tài chính sẽ đảm bảo nguyên tắc hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp và rất mong nhận được các đề xuất của VBF để thực hiện tốt nguyên tắc trên.

14. Kiến nghị số 14 (Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản)

Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 có hiệu lực thi hành trong một thời gian ngắn kể từ tháng 7/2018, đã bãi bỏ chính sách giảm 50% thuế thu nhập cá nhân. Việc bãi bỏ đột ngột các ưu đãi thuế này đã ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận kinh doanh và chiến lược vốn của các doanh nghiệp nằm trong khu kinh tế, làm gián đoạn đáng kể hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hơn nữa điều này cũng khiến khả năng dự đoán các quy định pháp lý không được đảm bảo. Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản kiến nghị khi thay đổi chính sách ưu đãi cần có một giai đoạn chuyển tiếp thích hợp.

Nội dung trả lời:

Luật Thuế Thu nhập cá nhân (Luật số 04/2007/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thuế Thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/7/2013, Luật số 71/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015) không quy định giảm 50% thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân làm việc tại Khu Kinh tế.

Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế có hiệu lực từ ngày 10 tháng 7 năm 2018 đã thay thế Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ. Tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP không quy định giảm thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân làm việc tại Khu Kinh tế để đảm bảo đúng theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Với quy định này, các cá nhân làm việc tại khu kinh tế không được giảm 50% thuế thu nhập cá nhân như trước đây kể từ ngày 10/7/2018 là ngày Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ có hiệu lực thi hành.

Bộ Tài chính đã làm việc với Đại sứ quán Nhật Bản và Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản về nội dung này.

15. Kiến nghị số 15 (Nhóm công tác đầu tư và thương mại)

Đề xuất Bộ Tài chính và cơ quan thuế nên nhìn rộng hơn đối với mô hình hoạt động đại lý của các công ty bảo hiểm nhân thọ và chấp nhận các chi phí đại lý và các chi phí liên quan khác là hợp lệ và cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ của ngành bảo hiểm và cho phép những đổi mới thông thường và phổ biến này diễn ra. Nếu Bộ Tài chính có ý định hạn chế các mô hình phân phối đại lý theo cấp bậc thì nên thực hiện theo quy trình sửa đổi và thi hành pháp luật thông thường. Việc áp dụng các thay đổi nên thông báo trước và cho các doanh nghiệp một giai đoạn chuyển tiếp để có thể thay đổi chiến lược và mô hình kinh doanh phù hợp.

Nội dung trả lời:

- Luật Kinh doanh bảo hiểm đã ban hành từ năm 2000. Chính phủ và Bộ Tài chính đã ban hành 47 văn bản hướng dẫn thi hành. Hệ thống các văn bản này đã: (i) tạo khung khổ pháp lý đầy đủ, minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế; (ii) tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp; (iii) đảm bảo chặt chẽ từ khâu cấp phép đến quản lý các hoạt động của doanh nghiệp, xử lý vi phạm hành chính; (iv) đảm bảo hài hòa giữa quản lý giám sát thận trọng và tạo chủ động trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ Tài chính thường xuyên cập nhật, hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm tạo động lực kinh doanh và phát triển thị trường an toàn, bền vững.

Trong năm 2018, thực hiện Nghị quyết số 19/2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 151/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018, theo đó cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm.

Tính đến cuối năm 2019, thị trường bảo hiểm đã có 66 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài với một số kết quả như sau:

Tổng tài sản của toàn thị trường đạt 466.535 tỷ đồng (tăng 17,10% so với cùng kỳ năm trước), trong đó các DNBH phi nhân thọ đạt 89.447 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ đạt 377.088 tỷ đồng.

Tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế đạt 423.146 tỷ đồng (tăng 16,81 % so với cùng kỳ năm trước), trong đó các DNBH phi nhân thọ đạt 46.591 tỷ đồng; các DNBH nhân thọ đạt 336.243 tỷ đồng.

Tổng dự phòng nghiệp vụ đạt 294.942 tỷ đồng (tăng 20,52% so với cùng kỳ năm trước), trong đó các DNBH phi nhân thọ đạt 21.638 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ đạt 273.304 tỷ đồng.

Tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 160.180 tỷ đồng, trong đó tổng doanh thu phí bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đạt 52,387 tỷ đồng; doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đạt 107.793 tỷ đồng.

Tổng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp bảo hiểm đạt 92.213 tỷ đồng (tăng 17,44% so với cùng kỳ năm trước), trong đó các DNBH phi nhân thọ ước đạt 30.119 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ ước đạt 66.094 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2000-2019, các doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện bồi thường và chi trả quyền lợi bảo hiểm lên đến 290.592 tỷ đồng.

Mạng lưới hoạt động của thị trường bảo hiểm được mở rộng, tính đến hết năm 2019, các doanh nghiệp bảo hiểm đã có 900 chi nhánh, văn phòng đại diện trên phạm vi cả nước nhằm tăng cường chất lượng phục vụ khách hàng từ khâu bán hàng, chăm sóc và thực hiện bồi thường. Hệ thống đại lý bảo hiểm với 899.071 người được đào tạo bài bản và từng bước đi vào hoạt động chuyên nghiệp hơn (138.348 đại lý trong lĩnh vực phi nhân thọ, 760.723 đại lý trong lĩnh vực nhân thọ).

- Thời gian qua cũng như trong thời gian tới, Bộ Tài chính đã và sẽ tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với các hành vi sai phạm của các tổ chức, cá nhân để bảo đảm các quy định của pháp luật được thực hiện một cách nghiêm túc, góp phần vào sự phát triển chung của thị trường bảo hiểm. Đối với các cuộc thanh tra, kiểm tra đã thực hiện, các DNBH đều nhất trí và nghiêm túc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra và quy định pháp luật.

- Hiện nay, Bộ Tài chính đang trong quá trình tổng kết, đánh giá, tập hợp ý kiến các DNBH, kinh nghiệm quốc tế để xây dựng Luật kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) thay thế cho các Luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành, dự kiến trình Quốc hội vào năm 2021 và có hiệu lực vào 2022.

16. Kiến nghị số 16 (Hiệp hội doanh nghiệp Úc)

Các công ty gần đây được kiểm toán thuế, sau đó muốn ngừng kinh doanh thì lại phải xem xét lại thuế và nảy sinh các thuyết minh khác nhau, dẫn đến bị đánh thuế đúp hoặc lật lại các vấn đề đã khép lại. Các cơ quan thuế có thể mất một thời gian đáng kể dẫn đến việc gia tăng chi phí hành chính cho các công ty nước ngoài đang muốn ngừng hoạt động đại diện của mình ở Việt Nam (bao gồm việc lưu trữ hồ sơ/văn phòng)?

Nội dung trả lời:

Nội dung kiến nghị nêu trên chưa rõ, chưa cụ thể nên Bộ Tài chính chưa có cơ sở để trả lời. Trường hợp kiến nghị về nghĩa vụ thuế trong thời gian ngừng kinh doanh thì đã được quy định cụ thể tại Điều 67 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019.

17. Kiến nghị số 17 (Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc, Mỹ)

Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc, Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ kiến nghị Bộ Tài chính cân nhắc xem xét không đánh thuế hồi tố do việc giải thích quy định không rõ ràng và sửa đổi các quy định liên quan một cách hợp lý để đảm bảo phù hợp với thực tế.

Nội dung trả lời:

Thực hiện chương trình công tác của Chính phủ, trong năm 2019 Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ, trong đó tại dự thảo Nghị định có đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP trên cơ sở tổng hợp tiếp thu ý kiến tham gia của các Bộ ngành, Hiệp hội, doanh nghiệp liên quan. Theo đó, vướng mắc của doanh nghiệp đã được tổng hợp và sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Nghị định. Hiện nay, dự thảo Nghị định đang được trình Chính phủ xem xét, ký ban hành.

18. Kiến nghị số 18 (Hiệp hội DN Mỹ)

Chúng tôi kêu gọi sự công nhận các quy định của OECD về chuyển giá, cũng như cho phép thoả thuận trước về giá giao dịch liên kết để hỗ trợ việc lên kế hoạch kinh doanh. Chúng tôi cũng trông đợi sự cải thiện một cách hiệu quả việc giảm các gánh nặng về tuân thủ, bổ sung việc tuân thủ thời hạn 15 ngày cho các cuộc thanh tra đơn giản?

Nội dung trả lời:

Quy định pháp lý của Việt Nam về chuyển giá được xây dựng dựa trên hướng dẫn của OECD, phù hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về chuyển giá, gần đây nhất là Nghị định số 20/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết và Thông tư số 41/2017/TT-BTC của Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, cập nhật các nội dung hướng dẫn của OECD về chuyển giá, khuyến nghị tại Chương trình hành động 8-10 của BEPS (Diễn đàn chống xói mòn nguồn thu và chuyển lợi nhuận), tham khảo ý kiến của các chuyên gia quốc tế (WB, OECD...) để tiếp thu, hoàn chỉnh cho phù hợp với quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam đồng thời vẫn tuân theo thông lệ quốc tế.

Đối với các doanh nghiệp liên kết, tại Luật Quản lý thuế hiện hành và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định người nộp thuế được thoả thuận trước về phương pháp xác định giá để hỗ trợ việc lên kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Tại khoản 6, Điều 42 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 đã quy định về APA, trên cơ sở đó Bộ Tài chính đang hoàn thiện để trình Chính phủ nội dung Nghị định hướng dẫn Luật Quản lý thuế, trong đó có nội dung về đảm phán điều kiện và thủ tục APA.

Liên quan đến thời hạn thanh tra, việc tiến hành cuộc thanh tra được thực hiện theo Luật Thanh tra và Luật Quản lý thuế. Theo Luật quy định thời gian thanh tra tối đa doanh nghiệp. Cơ quan thuế cũng ban hành quy trình thanh tra thuế và hướng dẫn việc xác định thời hạn thanh tra tùy thuộc vào tính chất của mỗi cuộc thanh tra nhưng không quá 45 ngày làm việc đối với một cuộc thanh tra do Tổng cục Thuế tiến hành, không quá 30 ngày làm việc đối với một cuộc thanh tra do Cục Thuế tiến hành.

Căn cứ vào tính chất phức tạp, thời hạn thanh tra tối đa có thể là 45 ngày đối với cuộc thanh tra do Tổng cục Thuế tiến hành và 30 ngày đối với cuộc thanh tra do Cục Thuế tiến hành. Nếu như tính chất cuộc thanh tra đơn giản thì có thể kết thúc trước thời hạn trên. Thực tế hầu hết các cuộc thanh tra do cơ quan thuế tiến hành không kéo dài hết thời gian thanh tra tối đa theo quy định.

19. Kiến nghị số 19 (Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ)

Giảm thiểu sự thiếu chắc chắn và không phù hợp trong quá trình thanh tra hải quan bằng việc thực thi tốt hơn nữa các quy tắc xác nhận trước xuất xứ.

Chúng tôi tin rằng tính tuân thủ và hiệu quả sẽ được nâng cao hơn nếu nhiều doanh nghiệp nhận thức được loại hàng hóa nào đáp ứng quy tắc xác nhận trước xuất xứ; chẳng hạn như việc phân loại, đánh giá và xác nhận nguồn gốc, và thủ tục để thực hiện các công đoạn này.

Nội dung trả lời:

Xác định trước xuất xứ được quy định tại Điều 23, Điều 24 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ. Đề nghị doanh nghiệp căn cứ quy định nêu trên để thực hiện.

20. Kiến nghị số 20 (Nhóm công tác thuế và hải quan)

Các hoạt động thương mại không thuộc các hoạt động bị cấm, hạn chế của các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, do không có cơ sở pháp lý trong lĩnh vực ngoại thương đối với vấn đề xuất nhập khẩu tại chỗ và chuyển quyền sở hữu hàng hóa trong khu ngoại quan của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan hải quan hiện cũng lúng túng khi giải quyết về mặt thủ tục hải quan cho doanh nghiệp (mặc dù có rất nhiều công văn khác về thuế và hải quan đã hướng dẫn về việc xử lý thuế, xuất hóa đơn, thủ tục hải quan cho các trường hợp này). Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch kinh doanh do giai đoạn trước đây, các hoạt động này vẫn được thực hiện.

Kiến nghị Bộ Công thương và Tổng cục Hải quan trao đổi và làm việc cụ thể với Chính phủ về các vấn đề trên tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam.

Nội dung trả lời:

Liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu tại chỗ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 3033/GSQL-GQ2 ngày 27/9/2018 trao đổi với Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương. Ngày 14/11/2019, Bộ Công Thương có văn bản số 8693/BCT-KH trả lời theo hướng “Theo quy định tại khoản 4 Điều 172 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13, về nguyên tắc Thông tư số 04/2007/TT-BTM ngày 4/4/2007 vẫn còn hiệu lực thực hiện cho đến khi bãi bỏ hoặc thay thế bằng văn bản khác”. Trên cơ sở nội dung nêu trên, Tổng cục Hải quan đã có văn bản số 5694/GSQL-GQ2 trả lời Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh (có gửi kèm Cục Hải quan các tỉnh, thành phố để biết).

Ngoài ra, vướng mắc về chuyển quyền sở hữu nêu trên xuất phát từ hướng dẫn của Bộ Công Thương tại công văn số 620/XNK-CN ngày 11/05/2017. Đề nghị đơn vị trao đổi thêm với Bộ Công Thương để được giải đáp làm rõ.

21. Kiến nghị số 21 (Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu)

Đề nghị Chính phủ và các Bộ liên quan mở rộng định nghĩa của “di chuyển nội bộ” để tránh giới hạn việc phân bổ nguồn lực từ công ty mẹ, phản ánh đúng bản chất của di chuyển nội bộ và theo đúng sự phát triển của thị trường lao động quốc tế.

Ngoài ra, chúng tôi cũng đề nghị sửa đổi các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp để công nhận thư bổ nhiệm là một tài liệu hợp pháp để chứng minh chi phí được khấu trừ.

Nội dung trả lời:

- Tại điểm m Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN quy định về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN như sau:

“m) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ), thù lao trả cho thành viên sáng lập doanh nghiệp mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán chi khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; các khoản chi tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty. Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không được sử dụng vào mục đích khác. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện (là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định, không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế). Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải ghi giảm chi phí của năm sau;”

Căn cứ các quy định của pháp luật về thuế TNDN, kiến nghị về việc sửa đổi các quy định về thuế TNDN bổ sung thư bổ nhiệm là một tài liệu chứng minh để tính vào chi phí tiền lương tiền công của doanh nghiệp là chưa phù hợp.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 5476/BTC-CST năm 2020 triển khai kết quả Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cuối kỳ năm 2019 do Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 5476/BTC-CST
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 07/05/2020
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: Vũ Thị Mai
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 07/05/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản