TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2261/TXNK-CST | Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2018 |
Kính gửi: Công ty TNHH SCD Việt Nam.
(Tòa nhà Sacom Chíp Sáng, Lô T2-4, Đường D1, Khu Công nghệ cao, Quận 9, TP.Hồ Chí Minh)
Trả lời công văn số SCDV20180412 ngày 12/4/2018 của Công ty TNHH SCD Việt Nam đề nghị hướng dẫn về việc hoàn thuế nhập khẩu và thuế GTGT, Cục Thuế XNK có ý kiến như sau:
1. Căn cứ điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 19 Luật thuế XNK số 107/2016/QH13 thì:
“Điều 19. Hoàn thuế
1. Các trường hợp hoàn thuế:
…
c) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu những hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu;
…
2. Hàng hóa quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này được hoàn thuế khi chưa qua sử dụng, gia công, chế biến”.
Căn cứ khoản 1 Điều 34 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ thì:
"1. Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu, gồm:
a) Hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan để sử dụng trong khu phi thuế quan.
Việc tái xuất hàng hóa phải được thực hiện bởi người nhập khẩu ban đầu hoặc người được người nhập khẩu ban đầu ủy quyền, ủy thác xuất khẩu;
b) Hàng hóa nhập khẩu do tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam thông qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế đã nộp thuế nhưng không giao được cho người nhận hàng hóa, phải tái xuất;
c) Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế sau đó bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy định;
d) Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan được tái xuất ra nước ngoài.
Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai chính xác, trung thực trên tờ khai hải quan về hàng hóa tái xuất là hàng hóa nhập khẩu trước đây; các thông tin về số, ngày hợp đồng, tên đối tác mua hàng hóa".
Căn cứ Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính thì: Hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty TNHH SCD Việt Nam nhập khẩu hàng hóa, đã nộp thuế nhập khẩu nhưng phải tái xuất hàng hóa đó ra nước ngoài được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu nếu đáp ứng quy định tại Điều 34 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP. Để khấu trừ, hoàn thuế GTGT khâu nhập khẩu đã nộp, đề nghị Công ty liên hệ với cơ quan thuế để được hướng dẫn giải quyết.
2. Về việc xin bảo lưu tiền thuế được hoàn và thời hạn bảo lưu.
Căn cứ khoản 13 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế thì:
"13. Điều 47 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 47. Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
1. Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp đối với từng loại thuế trong thời hạn mười năm, kể từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước thì được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ, kể cả việc bù trừ giữa các loại thuế với nhau; hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo; hoặc hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
2. Trường hợp người nộp thuế yêu cầu trả lại số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì cơ quan quản lý thuế phải ra quyết định trả lại số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa hoặc có văn bản trả lời nêu rõ lý do không hoàn trả trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu.""
Theo đó, trường hợp Công ty SCD nếu được hoàn thuế thì có thể bảo lưu tiền thuế trong thời hạn mười năm, kể từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước và được bù trừ số tiền thuế này với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ, kể cả việc bù trừ giữa các loại thuế với nhau; hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo; hoặc được hoàn trả khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
Cục Thuế XNK có ý kiến để Công ty TNHH SCD Việt Nam biết và liên hệ với cơ quan hải quan nơi mở tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa để được hướng dẫn giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 11850/TCHQ-TXNK năm 2016 vướng mắc về thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng đối với nguyên phụ liệu nhập sản xuất xuất khẩu không đạt chất lượng phải hủy do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Công văn 1868/TCHQ-TXNK năm 2017 hướng dẫn về mã số, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng đối với tàu Eastern Mermaid do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3Công văn 2972/TCHQ-TXNK năm 2017 hướng dẫn mã số, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng đối với tàu chở hóa chất chuyên dụng do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Luật quản lý thuế 2006
- 2Luật quản lý thuế sửa đổi 2012
- 3Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016
- 5Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- 6Công văn 11850/TCHQ-TXNK năm 2016 vướng mắc về thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng đối với nguyên phụ liệu nhập sản xuất xuất khẩu không đạt chất lượng phải hủy do Tổng cục Hải quan ban hành
- 7Công văn 1868/TCHQ-TXNK năm 2017 hướng dẫn về mã số, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng đối với tàu Eastern Mermaid do Tổng cục Hải quan ban hành
- 8Công văn 2972/TCHQ-TXNK năm 2017 hướng dẫn mã số, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng đối với tàu chở hóa chất chuyên dụng do Tổng cục Hải quan ban hành
Công văn 2261/TXNK-CST năm 2018 về thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng do Cục thuế xuất nhập khẩu ban hành
- Số hiệu: 2261/TXNK-CST
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 08/05/2018
- Nơi ban hành: Cục thuế xuất nhập khẩu
- Người ký: Nguyễn Ngọc Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/05/2018
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực