Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH  
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 16029/BTC-CST
V/v xác định trị giá tính thuế nhập khẩu hàng hóa liên quan đến phí kỳ vụ (phí bản quyền)

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2009

 

Kính gửi:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Bộ Tư pháp;
- Bộ Công Thương.

 

Trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài chính, kế toán, thuế và hải quan tại một số doanh nghiệp trong nước (tập trung chủ yếu trong ngành sản xuất, lắp ráp ô tô) đã phát sinh vấn đề xác định trị giá tính thuế nhập khẩu hàng hóa liên quan đến phí kỳ vụ (phí bản quyền). Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến trao đổi với quý Bộ như sau:

Qua nghiên cứu Hợp đồng Li-xăng được ký kết giữa các doanh nghiệp trong nước và đối tác nước ngoài cho thấy: Để được sử dụng các công nghệ, sáng chế, trợ giúp kỹ thuật và kể cả việc bán các sản phẩm mang nhãn hiệu của đối tác ký kết nước ngoài trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, các doanh nghiệp trong nước phải trả khoản phí bản quyền (thường được tính theo chu kỳ thời gian nhất định) còn gọi là phí kỳ vụ. Khoản phí kỳ vụ này được tính (theo tỷ lệ phần trăm nhất định) trên giá bán tịnh của mỗi sản phẩm mà bên nhận chuyển giao công nghệ bán ra (doanh nghiệp trong nước). Trong đó, giá bán tịnh là mức giá bán gộp theo hóa đơn sản phẩm trừ đi các chi phí như các khoản thuế phải nộp (thuế thu nhập, thuế TTĐB, thuế GTGT); chiết khấu thương mại; giá nhập khẩu và thuế nhập khẩu các linh kiện, phụ tùng, bán thành phẩm … mua từ phía đối tác nước ngoài hoặc từ các nhà cung cấp khác và được cấu thành trong sản phẩm; chi phí vận chuyển, đóng gói, bao bì và chi phí quảng cáo.

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 Hiệp định về thực hiện Điều VII của Hiệp định về Thuế quan và Thương mại 1994 (Hiệp định trị giá GATT) thì khi xác định trị giá tính thuế quan cần phải tính thêm vào giá thực sự đã thanh toán hoặc phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu các khoản bao gồm tiền bản quyền, tiền giấy phép sử dụng bằng sáng chế liên quan đến hàng hóa mà người mua phải trả, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, như là một điều kiện của việc bán hàng hóa đang được định giá, trong chừng mực mà tiền bản quyền, tiền giấy phép sử dụng bằng sáng chế đó không bao gồm trong giá đã thanh toán hoặc phải thanh toán và trên cơ sở đảm bảo các điều kiện như:

- Không có sự hạn chế nào trong việc người mua định đoạt hay sử dụng hàng hóa, trừ những hạn chế: (i) đã được áp dụng hoặc quy định bởi luật pháp hoặc bởi các cơ quan có thẩm quyền tại nước nhập khẩu; (ii) nhằm giới hạn những khu vực địa lý mà hàng hóa có thể được phép bán lại hoặc (iii) không gây ảnh hưởng lớn tới giá trị hàng hóa.

- Việc mua bán hoặc giá cả không phụ thuộc vào điều kiện hoặc suy xét nào đó khiến không thể xác định được giá trị của hàng hóa đang được định giá.

- Người bán sẽ không được trực tiếp hoặc gián tiếp hưởng bất kỳ phần nào từ số tiền do người mua thu được qua bán lại, nhượng lại hoặc sử dụng hàng hóa này, trừ một số điều chỉnh hợp lý được phép trong đó có tính tới tiền bản quyền, tiền giấy phép sử dụng bằng sáng chế ….

- Người mua và người bán không có liên hệ, hoặc trong trường hợp có liên hệ đó thì giá trị giao dịch chỉ được chấp nhận cho mục đích thuế quan theo các quy định.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu về các khoản phải cộng vào trị giá giao dịch để xác định trị giá tính thuế có bao gồm: Tiền bản quyền, phí giấy phép sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng hóa nhập khẩu mà người mua phải trả như điều kiện của việc mua bán hàng hóa nhập khẩu; Các khoản tiền mà người mua thu được sau khi định đoạt, sử dụng hàng hóa nhập khẩu được chuyển dưới mọi hình thức cho người bán hàng nhập khẩu;

Căn cứ các quy định nêu trên thì đối với khoản phí bản quyền (phí kỳ vụ) mà các doanh nghiệp tại Việt Nam trả cho các đối tác nước ngoài theo Hợp đồng li-xăng đã ký kết trong trường hợp nêu trên thuộc diện phải cộng vào trị giá giao dịch để xác định trị giá tính thuế nhập khẩu đối với linh kiện, phụ tùng … nhập khẩu từ phía đối tác nước ngoài để sản xuất sản phẩm.

Tuy nhiên, việc tính các khoản phí bản quyền khi xác định giá trị tính thuế phải nộp của hàng hóa nhập khẩu gặp một số vướng mắc như sau:

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 40/2007/NĐ-CP nêu trên thì thời điểm xác định trị giá hải quan là ngày người khai hải quan đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy nhiên, trong trường hợp này, khoản phí bản quyền lại chỉ được xác định cụ thể bên nhận chuyển giao công nghệ hoàn tất quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mà không thể xác định được ngay khi nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, nguyên vật liệu sản xuất.

- Phí bản quyền được xác định theo giá bán tịnh của sản phẩm thành phẩm (được sản xuất từ linh kiện, phụ tùng nhập khẩu và các linh kiện sản xuất trong nước) do vậy phát sinh khó khăn trong việc tính toán, phân bổ mức giá trị phải cộng vào khi xác định trị giá nhập khẩu của linh kiện, phụ tùng … cấu thành trong thành phẩm.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Hiệp định về thực hiện Điều VII của Hiệp định về Thuế quan và Thương mại 1994; Các khoản tính thêm vào giá hàng đã thanh toán hoặc phải thanh toán theo Điều này cần phải dựa trên dữ liệu khách quan và có thể định lượng được. Cụ thể: Khi không tồn tại các dữ liệu khách quan và có thể lượng hóa được liên quan đến các khoản tính thêm đòi hỏi phải bổ sung thì trị giá giao dịch không thể xác định theo các quy định nêu trên. Nếu tiền bản quyền một phần dựa trên hàng hóa nhập khẩu và một phần được dựa trên các nhân tố khác không có liên hệ gì với hàng hóa nhập khẩu đó (thí dụ khi hàng hóa nhập khẩu được trộn lẫn với các thành phần sản xuất trong nước và không thể phân tách riêng rẽ được) thì việc cố gắng đưa một khoản bổ sung tiền phí bản quyền khi xác định trị giá tính thuế là không thích hợp. Đồng thời, theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 40/2007/NĐ-CP nêu trên: “Việc cộng thêm hoặc trừ đi các chi phí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này chỉ được thực hiện trên cơ sở các số liệu khách quan, có sẵn và định lượng được, phù hợp với các quy định của pháp luật về kế toán”.

Ngoài ra, đối với phần thu nhập từ phí bản quyền của bên chuyển giao công nghệ nước ngoài theo quy định hiện hành là khoản thu nhập áp dụng tính thuế nhà thầu. Cụ thể, theo quy định tại điểm 2.3 khoản 2 mục I phần B Thông tư số 134/2008/TT-BTC ngày 31/12/3008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam thì thu nhập chịu thuế của nhà thầu nước ngoài (bao gồm: tổ chức nước ngoài kinh doanh có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; cá nhân nước ngoài kinh doanh là đối tượng cư trú tại Việt Nam hoặc không là đối tượng cư trú tại Việt Nam) có: ”Thu nhập từ tiền bản quyền là khoản thu nhập dưới bất kỳ hình thức nào được trả cho quyền sử dụng, chuyển quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ (bao gồm: các khoản tiền trả cho quyền sử dụng, chuyển giao quyền tác giả và quyền chủ sở hữu tác phẩm; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ)”. Do đó, trường hợp cộng thêm khoản phí bản quyền khi xác định trị giá tính thuế nhập khẩu rồi lại thu thuế nhà thầu (bao gồm cả thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng) là không hợp lý và trùng lắp.

Về vấn đề này, tại công văn số 1030/KHCN-ĐTG ngày 07/5/2009 về việc xác định giá tính thuế liên quan đến sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ có ý kiến đề nghị cân nhắc việc cộng tiền phí chuyển giao công nghệ, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ vào giá tính thuế nhập khẩu do có thể dẫn đến việc hạn chế hoạt động chuyển giao công nghệ vào Việt Nam.

Từ những nội dung nêu trên, quan điểm xử lý của Bộ Tài chính là không cộng thêm khoản phí bản quyền (phí kỳ vụ) liên quan đến Hợp đồng Li-xăng sử dụng nhãn hiệu, bằng sáng chế, Hợp đồng Li-xăng về sử dụng “bí quyết kỹ thuật” vào trị giá tính thuế nhập khẩu mà tiếp tục áp dụng tính thuế nhà thầu theo quy định hiện hành.

Để có cơ sở giải quyết vấn đề, đề nghị quý Bộ nghiên cứu, có ý kiến cụ thể về vấn đề này và gửi lại Bộ Tài chính trước ngày 20/11/2009.

Cảm ơn sự phối hợp công tác của quý Bộ.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng cục Hải quan;
- Vụ Pháp chế;
- Lưu: VT, Vụ CST (XNK)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 16029/BTC-CST xác định trị giá tính thuế nhập khẩu hàng hóa liên quan đến phí kỳ vụ (phí bản quyền) do Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 16029/BTC-CST
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 12/11/2009
  • Nơi ban hành: Bộ Tài chính
  • Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 12/11/2009
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản
Các nội dung liên quan: một lần cho cả thời gian thuêthuê đất trả tiềnnghĩa vụ mời bạn đọc tham khảo thêm trong Điều 85 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Điều 85. Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:

a) Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;

b) Trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c) Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;

d) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất;

đ) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất kết hợp với đăng ký biến động về các nội dung theo quy định tại Điều này thì thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.