Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/TCT-CS
V/v chính sách thuế

Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2017

 

Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Bình Dương

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 13630/CT-KTT3 ngày 13/9/2016 và công văn số 11499/CT-KTT3 ngày 15/7/2016 của Cục Thuế tỉnh Bình Dương vướng mắc về việc xử lý thuế GTGT đầu vào của TSCĐ đã khấu trừ khi doanh nghiệp phá sản. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Tại điểm 1.2.c Mục III Phần B Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ:

“c) Xác định thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ:

- Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ là thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng”.

Tại điểm 1.2.c Mục III Phần B Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ:

c/Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:

c.1- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.

c.2- Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT; số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào chi phí của hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT.

Riêng đối với tài sản cố định dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì được khấu trừ toàn bộ số thuế GTGT đầu vào...”.

Tại điểm 1.2.c3 Mục III Phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính và Khoản 3 Điều 14 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính quy định:

“Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ”.

Tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào:

“Điều 14. Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.

2. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra không hạch toán riêng được”.

Căn cứ các hướng dẫn trên và tài liệu kèm theo, trường hợp Công ty TNHH Kur Bong Zipper Vina có mua TSCĐ từ năm 2003 - 2005 để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, Công ty đã được Cục Thuế tỉnh Bình Dương giải quyết hoàn thuế GTGT đầu vào của TSCĐ, năm 2015 Công ty bị tuyên bố phá sản theo Quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương thì số thuế GTGT đầu vào của TSCĐ đã được hoàn nêu trên không xử lý lại.

Trường hợp Tổ quản lý, thanh lý tài sản - TAND tỉnh Bình Dương (hoặc cá nhân, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản) bán thanh lý tài sản của Công ty TNHH Kur Bong Zipper Vina theo quy định của pháp luật về phá sản và pháp luật về bán đấu giá tài sản thì tài sản bán thanh lý của Công ty TNHH Kur Bong Zipper Vina phải thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Tổng cục Thuế trả lời để Cục Thuế tỉnh Bình Dương được biết./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó TCTr Cao Anh Tuấn (để b/c);
- Vụ PC - BTC;
- Vụ PC - TCT;
- Lưu: VT, CS (3b).

TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH




Lưu Đức Huy

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 04/TCT-CS năm 2017 xử lý thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định đã khấu trừ khi doanh nghiệp phá sản do Tổng cục Thuế ban hành

  • Số hiệu: 04/TCT-CS
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 03/01/2017
  • Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
  • Người ký: Lưu Đức Huy
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 03/01/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản
Các nội dung liên quan: một lần cho cả thời gian thuêthuê đất trả tiềnnghĩa vụ mời bạn đọc tham khảo thêm trong Điều 85 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Điều 85. Trình tự, thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc từ giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất hoặc từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất

1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động.

2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:

a) Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;

b) Trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c) Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;

d) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất;

đ) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất kết hợp với đăng ký biến động về các nội dung theo quy định tại Điều này thì thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.