Điều 16 Văn bản hợp nhất 951/VBHN-BTP năm 2019 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật nuôi con nuôi do Bộ Tư pháp ban hành
Điều 16. Yêu cầu về xác nhận trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi ở nước ngoài[16]
1.Trước khi xác nhận trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi ở nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật nuôi con nuôi, Sở Tư pháp kiểm tra, thẩm định hồ sơ trẻ em và đối chiếu với các quy định về đối tượng, độ tuổi của trẻ em được nhận làm con nuôi, trường hợp được nhận đích danh, trường hợp phải thông qua thủ tục giới thiệu.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi được cho làm con nuôi ở nước ngoài, thì phải có văn bản xác minh và kết luận rõ ràng của Công an cấp tỉnh về nguồn gốc trẻ em bị bỏ rơi, không xác định được cha mẹ đẻ.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi mà Công an cấp tỉnh xác minh được thông tin về cha, mẹ đẻ và Sở Tư pháp liên hệ được với cha, mẹ đẻ thì Sở Tư pháp tiến hành lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ trước khi xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi.
Trường hợp không thể liên hệ được với cha, mẹ đẻ, Sở Tư pháp niêm yết tại trụ sở Sở Tư pháp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, đồng thời có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của cha, mẹ đẻ niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cho trẻ em làm con nuôi. Thời hạn niêm yết là 60 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp.
2. Việc xác nhận trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi phải bảo đảm trẻ em đáp ứng đủ các yêu cầu về độ tuổi, đối tượng được nhận đích danh, đối tượng phải thông qua thủ tục giới thiệu; hồ sơ phải có đủ các giấy tờ hợp lệ.
Trường hợp trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi, Sở Tư pháp phải có văn bản xác nhận đối với từng trường hợp cụ thể.
3. Sau khi xác nhận trẻ em đủ điều kiện được cho làm con nuôi ở nước ngoài, Sở Tư pháp gửi Cục Con nuôi văn bản xác nhận trẻ em đủ điều kiện được cho làm con nuôi, văn bản xác minh của Công an cấp tỉnh đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, văn bản lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi; trường hợp trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng thì phải có văn bản lấy ý kiến của Giám đốc cơ sở nuôi dưỡng về việc cho trẻ em làm con nuôi.
Văn bản hợp nhất 951/VBHN-BTP năm 2019 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật nuôi con nuôi do Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 951/VBHN-BTP
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 21/03/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Khánh Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 373 đến số 374
- Ngày hiệu lực: 21/03/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi
- Điều 3. Trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi
- Điều 4. Hỗ trợ, tiếp nhận, quản lý, sử dụng hỗ trợ nhân đạo ở cơ sở nuôi dưỡng[8]
- Điều 5. Thời hạn có giá trị sử dụng của giấy tờ
- Điều 6. Rà soát, tìm người nhận trẻ em làm con nuôi [10]
- Điều 7. Hồ sơ của người nhận con nuôi
- Điều 8. Trách nhiệm lấy ý kiến của những người liên quan về việc nuôi con nuôi
- Điều 9. Yêu cầu về kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến của những người liên quan
- Điều 10. Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi
- Điều 11. [13] (được bãi bỏ)
- Điều 12. Thông báo danh sách các nước miễn hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ, tài liệu
- Điều 13. Hồ sơ của người nhận con nuôi
- Điều 14. Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi
- Điều 15. Kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến của những người liên quan về việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài
- Điều 16. Yêu cầu về xác nhận trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi ở nước ngoài[16]
- Điều 17. Thủ tục nộp và tiếp nhận hồ sơ của người nhận con nuôi nước ngoài
- Điều 18. Yêu cầu về kiểm tra, thẩm định hồ sơ của người nhận con nuôi nước ngoài
- Điều 19. Yêu cầu chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi cho Sở Tư pháp để giới thiệu trẻ em làm con nuôi
- Điều 20. Yêu cầu về giới thiệu trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài
- Điều 21. Thủ tục giải quyết việc người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi
- Điều 22. Thủ tục giải quyết việc công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới làm con nuôi
- Điều 23. Đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế
- Điều 24. Hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế
- Điều 25. Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế
- Điều 26. Hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi
- Điều 27. Thủ tục nộp hồ sơ và đăng ký việc nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện
- Điều 28. Thông báo tình hình phát triển của con nuôi và theo dõi việc nuôi con nuôi
- Điều 29. Đăng ký lại việc nuôi con nuôi
- Điều 30. Ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi việc nuôi con nuôi đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài [19]
- Điều 31. Hồ sơ của tổ chức con nuôi nước ngoài xin cấp phép hoạt động tại Việt Nam
- Điều 32. Tiêu chuẩn của người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 33. Trình tự cấp giấy phép cho tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
- Điều 34. Gia hạn Giấy phép
- Điều 35. Sửa đổi Giấy phép
- Điều 36. Thu hồi Giấy phép
- Điều 37. Quản lý tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam