Chương 5 Văn bản hợp nhất 951/VBHN-BTP năm 2019 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật nuôi con nuôi do Bộ Tư pháp ban hành
Điều 50. Điều khoản chuyển tiếp
1. Hồ sơ xin nhận con nuôi trong nước do Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận và hồ sơ do Cơ quan đại diện tiếp nhận trước ngày 01 tháng 01 năm 2011 mà chưa giải quyết xong, thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về quản lý và đăng ký hộ tịch và các văn bản liên quan khác.
2. Hồ sơ xin nhận con nuôi nước ngoài do Cục Con nuôi tiếp nhận và đã thông báo cho người nhận con nuôi về trẻ em có đủ điều kiện được giới thiệu làm con nuôi trước ngày 01 tháng 01 năm 2011 mà chưa giải quyết xong, thì tiếp tục được giải quyết theo quy định của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và các văn bản liên quan khác.
3. Tổ chức con nuôi nước ngoài đã được cấp Giấy phép lập Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2011 được hoạt động tại Việt Nam đến ngày 30 tháng 9 năm 2011; nếu tiếp tục hoạt động tại Việt Nam, thì tổ chức con nuôi nước ngoài phải đáp ứng đủ điều kiện và được cấp Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của Luật Nuôi con nuôi và Nghị định này.
Điều 51. Bãi bỏ các quy định về nuôi con nuôi tại các Nghị định liên quan
1. Bãi bỏ chương IV “Nuôi con nuôi” từ Điều 35 đến Điều 64, Điều 71 và những quy định liên quan khác về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
2. Bãi bỏ các khoản 8, 9, 10, 11, 12, 13 của Điều 2 và những quy định liên quan khác về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
3. Bãi bỏ các điều từ Điều 25 đến Điều 28 và những quy định liên quan khác về trình tự, thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về quản lý và đăng ký hộ tịch.
4. Bãi bỏ Chương IV “Đăng ký nhận nuôi con nuôi” từ Điều 15 đến Điều 17 tại Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định về việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 5 năm 2011.
2. Bộ Tư pháp tổ chức thi hành Nghị định này./.
Văn bản hợp nhất 951/VBHN-BTP năm 2019 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật nuôi con nuôi do Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 951/VBHN-BTP
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 21/03/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Khánh Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 373 đến số 374
- Ngày hiệu lực: 21/03/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi
- Điều 3. Trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo được nhận đích danh làm con nuôi
- Điều 4. Hỗ trợ, tiếp nhận, quản lý, sử dụng hỗ trợ nhân đạo ở cơ sở nuôi dưỡng[8]
- Điều 5. Thời hạn có giá trị sử dụng của giấy tờ
- Điều 6. Rà soát, tìm người nhận trẻ em làm con nuôi [10]
- Điều 7. Hồ sơ của người nhận con nuôi
- Điều 8. Trách nhiệm lấy ý kiến của những người liên quan về việc nuôi con nuôi
- Điều 9. Yêu cầu về kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến của những người liên quan
- Điều 10. Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi
- Điều 11. [13] (được bãi bỏ)
- Điều 12. Thông báo danh sách các nước miễn hợp pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ, tài liệu
- Điều 13. Hồ sơ của người nhận con nuôi
- Điều 14. Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi
- Điều 15. Kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến của những người liên quan về việc cho trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài
- Điều 16. Yêu cầu về xác nhận trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi ở nước ngoài[16]
- Điều 17. Thủ tục nộp và tiếp nhận hồ sơ của người nhận con nuôi nước ngoài
- Điều 18. Yêu cầu về kiểm tra, thẩm định hồ sơ của người nhận con nuôi nước ngoài
- Điều 19. Yêu cầu chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi cho Sở Tư pháp để giới thiệu trẻ em làm con nuôi
- Điều 20. Yêu cầu về giới thiệu trẻ em làm con nuôi ở nước ngoài
- Điều 21. Thủ tục giải quyết việc người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi
- Điều 22. Thủ tục giải quyết việc công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới làm con nuôi
- Điều 23. Đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế
- Điều 24. Hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế
- Điều 25. Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi thực tế
- Điều 26. Hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi
- Điều 27. Thủ tục nộp hồ sơ và đăng ký việc nuôi con nuôi tại Cơ quan đại diện
- Điều 28. Thông báo tình hình phát triển của con nuôi và theo dõi việc nuôi con nuôi
- Điều 29. Đăng ký lại việc nuôi con nuôi
- Điều 30. Ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi việc nuôi con nuôi đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài [19]
- Điều 31. Hồ sơ của tổ chức con nuôi nước ngoài xin cấp phép hoạt động tại Việt Nam
- Điều 32. Tiêu chuẩn của người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 33. Trình tự cấp giấy phép cho tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
- Điều 34. Gia hạn Giấy phép
- Điều 35. Sửa đổi Giấy phép
- Điều 36. Thu hồi Giấy phép
- Điều 37. Quản lý tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam