Điều 28 Văn bản hợp nhất 37/VBHN-BGTVT năm 2024 hợp nhất Nghị định quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 28. Khai thác, sử dụng trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ
Đất hành lang an toàn đường bộ được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng không được ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ và tuân theo quy định sau đây:
1. Các ao, hồ nuôi trồng thủy sản phải cách mép chân đường một khoảng tối thiểu bằng mức chênh lệch về độ cao giữa mép chân nền đường đắp và đáy ao, hồ. Mức nước trong ao, hồ không được cao hơn cao độ chân nền đường.
Không làm ao, hồ nuôi trồng thủy sản hoặc tích nước phía trên ta luy nền đường đào.
2. Trường hợp trồng cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả thì chiều cao của cây không cao quá 0,9 mét (so với mặt đường) ở đoạn nền đường đắp trong khu vực đường cong, nơi giao nhau của đường bộ, giao cắt đường bộ với đường sắt, che khuất tầm nhìn; đối với đường đào thì phải trồng cách mép ngoài dải đất của đường bộ ít nhất là 06 mét.
3. Các mương phải cách mép ngoài đất của đường bộ một khoảng cách tối thiểu bằng chiều sâu của mương và mức nước thiết kế an toàn trong mương không được cao hơn cao độ chân nền đường.
4.[38] (được bãi bỏ)
5. Các biển quảng cáo lắp đặt tạm thời trong hành lang an toàn đường bộ, không được gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông và phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền chấp thuận.
Không được lắp đặt biển quảng cáo trong hành lang an toàn đường cao tốc. Biển quảng cáo lắp đặt ngoài hành lang an toàn đường bộ không được gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
6. Việc sử dụng hành lang an toàn đường bộ liên quan đến công trình an ninh, quốc phòng liền kề phải có ý kiến thống nhất của Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng.
7. Các công trình xây dựng trên đất hành lang an toàn đường bộ chỉ được thi công khi đã được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp Giấy phép thi công và đã tổ chức bảo đảm giao thông theo quy định.
8. Chủ đầu tư công trình sử dụng, khai thác phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện đầy đủ các thủ tục về thỏa thuận, chấp thuận thiết kế (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công - tùy theo quy mô, tính chất của công trình xây dựng, sau đây gọi chung là thiết kế), thẩm định thiết kế (nếu cần thiết) và cấp Giấy phép thi công theo quy định của Nghị định này và quy định liên quan khác của pháp luật;
b) Cam kết di chuyển hoặc cải tạo công trình đúng tiến độ theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền;
c) Không được yêu cầu bồi thường và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, kinh phí liên quan.
9. Trường hợp công trình trên đất hành lang an toàn đường bộ có trước khi quy định về quản lý hành lang an toàn đường bộ có hiệu lực, đúng với mục đích sử dụng trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan có thẩm quyền cấp, không ảnh hưởng đến an toàn giao thông thì được tiếp tục sử dụng.
Khi có yêu cầu thu hồi đất để nâng cấp, cải tạo công trình giao thông thì Chủ đầu tư tiến hành việc nâng cấp, cải tạo công trình giao thông phải bồi thường, hỗ trợ cho chủ công trình bị dỡ bỏ theo quy định của pháp luật.
Văn bản hợp nhất 37/VBHN-BGTVT năm 2024 hợp nhất Nghị định quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 37/VBHN-BGTVT
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 04/09/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Sang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/09/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 5. [2] (được bãi bỏ)
- Điều 6. [3] (được bãi bỏ)
- Điều 7. [4] (được bãi bỏ)
- Điều 8. Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Điều 9. Cấp kỹ thuật đường bộ
- Điều 10. Áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Điều 11. Quy định chung về thẩm định an toàn giao thông
- Điều 12. Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông[5]
- Điều 13. Các giai đoạn thẩm định an toàn giao thông
- Điều 14. Phạm vi đất dành cho đường bộ
- Điều 15. Giới hạn hành lang an toàn đường bộ[30]
- Điều 16. Giới hạn hành lang an toàn đối với cầu, cống
- Điều 17. Giới hạn hành lang an toàn đối với hầm đường bộ
- Điều 18. Giới hạn hành lang an toàn đối với bến phà, cầu phao
- Điều 19. Giới hạn hành lang an toàn đối với kè bảo vệ đường bộ
- Điều 20. Phạm vi bảo vệ đối với một số công trình khác trên đường bộ
- Điều 21. Giới hạn bảo vệ trên không của công trình đường bộ xây dựng mới
- Điều 22. Khoảng cách các công trình đến công trình đường bộ
- Điều 23. Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang
- Điều 24. Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước
- Điều 25. Sử dụng đường bộ vào các hoạt động văn hóa
- Điều 26. Sử dụng đất dành cho đường bộ
- Điều 27. Xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ
- Điều 28. Khai thác, sử dụng trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ
- Điều 29. Đấu nối vào quốc lộ[39]
- Điều 30. Thi công công trình trên đường bộ đang khai thác
- Điều 31. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
- Điều 32. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 33. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 35. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Điều 36. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
- Điều 37. [41] (được bãi bỏ)
- Điều 38. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 39. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Điều 40. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 41. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Điều 42. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
- Điều 43. Xác định mốc thời gian đối với công trình tồn tại trong phạm vi đất dành cho đường bộ
- Điều 44. Quy định về giải quyết các công trình tồn tại trong đất dành cho đường bộ
- Điều 45. Phối hợp bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ