Điều 14 Văn bản hợp nhất 37/VBHN-BGTVT năm 2024 hợp nhất Nghị định quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 14. Phạm vi đất dành cho đường bộ
1. Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.
2. Đất của đường bộ bao gồm phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ (dưới đây gọi tắt phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ là phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ).
Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ dùng để giữ vật tư sử dụng cho bảo trì, để di chuyển hoặc đặt các thiết bị thực hiện việc bảo trì, để chất bẩn từ mặt đường ra hai bên đường, chống xâm hại công trình đường bộ.
Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ có bề rộng theo cấp đường, được xác định từ mép ngoài cùng của nền đường bộ (chân mái đường đắp hoặc mép ngoài của rãnh dọc tại các vị trí không đào không đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào) ra mỗi bên như sau:
a) 03 mét đối với đường cao tốc, đường cấp I, đường cấp II;
b) 02 mét đối với đường cấp III;
c) 01 mét đối với đường từ cấp IV trở xuống.
3.[28] Đối với đường bộ xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo, chủ đầu tư phải xác định giới hạn đất dành cho đường bộ và thực hiện như sau:
Đối với đất của đường bộ, lập thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất, thực hiện bồi thường theo quy định của pháp luật về đất đai.
Đối với đất hành lang an toàn đường bộ: Chủ đầu tư tiến hành cắm mốc giới hạn để bàn giao cho địa phương và cơ quan quản lý đường bộ quản lý theo quy định như đối với hành lang đường bộ đang khai thác. Trường hợp công trình và các tài sản khác nằm trong hành lang an toàn đường bộ ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ thì chủ đầu tư tiến hành xác định mức độ ảnh hưởng, phối hợp cùng cơ quan quản lý đất đai của địa phương lập thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
4.[29] Đối với đường bộ đang khai thác, cơ quan quản lý đường bộ chủ trì, phối hợp cùng cơ quan quản lý đất đai của địa phương xác định giới hạn đất dành cho đường bộ, đất hành lang an toàn đường bộ và lập kế hoạch thực hiện các công việc dưới đây:
a) Rà soát, xác định giới hạn phần đất của đường bộ; lập thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất, thực hiện bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Rà soát, xác định giới hạn phần đất hành lang an toàn đường bộ; tiến hành cắm mốc giới hạn để bàn giao cho địa phương và cơ quan quản lý đường bộ quản lý theo quy hoạch; lập thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Văn bản hợp nhất 37/VBHN-BGTVT năm 2024 hợp nhất Nghị định quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 37/VBHN-BGTVT
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 04/09/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Xuân Sang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/09/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 5. [2] (được bãi bỏ)
- Điều 6. [3] (được bãi bỏ)
- Điều 7. [4] (được bãi bỏ)
- Điều 8. Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Điều 9. Cấp kỹ thuật đường bộ
- Điều 10. Áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Điều 11. Quy định chung về thẩm định an toàn giao thông
- Điều 12. Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông[5]
- Điều 13. Các giai đoạn thẩm định an toàn giao thông
- Điều 14. Phạm vi đất dành cho đường bộ
- Điều 15. Giới hạn hành lang an toàn đường bộ[30]
- Điều 16. Giới hạn hành lang an toàn đối với cầu, cống
- Điều 17. Giới hạn hành lang an toàn đối với hầm đường bộ
- Điều 18. Giới hạn hành lang an toàn đối với bến phà, cầu phao
- Điều 19. Giới hạn hành lang an toàn đối với kè bảo vệ đường bộ
- Điều 20. Phạm vi bảo vệ đối với một số công trình khác trên đường bộ
- Điều 21. Giới hạn bảo vệ trên không của công trình đường bộ xây dựng mới
- Điều 22. Khoảng cách các công trình đến công trình đường bộ
- Điều 23. Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ theo chiều ngang
- Điều 24. Giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước
- Điều 25. Sử dụng đường bộ vào các hoạt động văn hóa
- Điều 26. Sử dụng đất dành cho đường bộ
- Điều 27. Xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ
- Điều 28. Khai thác, sử dụng trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ
- Điều 29. Đấu nối vào quốc lộ[39]
- Điều 30. Thi công công trình trên đường bộ đang khai thác
- Điều 31. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
- Điều 32. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 33. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- Điều 34. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 35. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Điều 36. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng
- Điều 37. [41] (được bãi bỏ)
- Điều 38. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 39. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Điều 40. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 41. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Điều 42. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
- Điều 43. Xác định mốc thời gian đối với công trình tồn tại trong phạm vi đất dành cho đường bộ
- Điều 44. Quy định về giải quyết các công trình tồn tại trong đất dành cho đường bộ
- Điều 45. Phối hợp bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ