Điều 17 Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH hợp nhất Luật Luật sư do Văn phòng Quốc hội ban hành
Điều 17. Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư[14]
1. Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.
Hồ sơ gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
b) Phiếu lý lịch tư pháp;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe;
d) Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;
đ) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định của Luật này.
2. Người được miễn tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Sở Tư pháp nơi người đó thường trú.
Hồ sơ gồm có:
a) Các giấy tờ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
b) Giấy tờ quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, trừ những người là giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật;
c) Bản sao giấy tờ chứng minh là người được miễn tập sự hành nghề luật sư quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.
3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh tính hợp pháp của hồ sơ và có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp.
Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và Sở Tư pháp nơi gửi hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.
Người bị từ chối cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền khiếu nại, khiếu kiện theo quy định của pháp luật.
4. Người thuộc một trong những trường hợp sau đây thì không được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư:
a) Không đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 của Luật này;
b) Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Không thường trú tại Việt Nam;
d) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý kể cả trường hợp đã được xóa án tích;
đ) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
e) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
g) Những người quy định tại điểm b khoản này bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực.
Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH hợp nhất Luật Luật sư do Văn phòng Quốc hội ban hành
- Số hiệu: 12/VBHN-VPQH
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 12/12/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Hạnh Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 781 đến số 782
- Ngày hiệu lực: 12/12/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Luật sư
- Điều 3. Chức năng xã hội của luật sư[3]
- Điều 4. Dịch vụ pháp lý của luật sư
- Điều 5. Nguyên tắc hành nghề luật sư
- Điều 6. Nguyên tắc quản lý luật sư và hành nghề luật sư[5]
- Điều 7. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư
- Điều 8. [8] (được bãi bỏ)
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm[9]
- Điều 10. Tiêu chuẩn luật sư
- Điều 11. Điều kiện hành nghề luật sư
- Điều 12. Đào tạo nghề luật sư[10]
- Điều 13. Người được miễn đào tạo nghề luật sư
- Điều 14. Tập sự hành nghề luật sư[11]
- Điều 15. Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư[12]
- Điều 16. Người được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư[13]
- Điều 17. Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư[14]
- Điều 18. Thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư[15]
- Điều 19. Cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư[16]
- Điều 20. Gia nhập Đoàn luật sư[17]
- Điều 21. Quyền, nghĩa vụ của luật sư[18]
- Điều 22. Phạm vi hành nghề luật sư
- Điều 23. Hình thức hành nghề của luật sư[19]
- Điều 24. Nhận và thực hiện vụ, việc của khách hàng
- Điều 25. Bí mật thông tin
- Điều 26. Thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý
- Điều 27. Hoạt động tham gia tố tụng của luật sư[20]
- Điều 28. Hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư
- Điều 29. Hoạt động đại diện ngoài tố tụng của luật sư
- Điều 30. Hoạt động dịch vụ pháp lý khác của luật sư
- Điều 31. Hoạt động trợ giúp pháp lý[21] của luật sư
- Điều 32. Hình thức tổ chức hành nghề luật sư, điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư[25]
- Điều 33. Văn phòng luật sư
- Điều 34. Công ty luật
- Điều 35. Đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 36. Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 37. Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 38. Công bố nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 39. Quyền của tổ chức hành nghề luật sư[26]
- Điều 40. Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư[27]
- Điều 41. Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 42. Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 43. Đặt cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài
- Điều 44. Cử luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý ở nước ngoài
- Điều 45. Hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề luật sư[28]
- Điều 46. Tạm ngừng hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 47. Chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 48. Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 49. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân[29]
- Điều 50. Đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân[30]
- Điều 51. Thay đổi, cung cấp thông tin về nội dung đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân
- Điều 52. [31] (được bãi bỏ)
- Điều 53. Quyền, nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động
- Điều 54. Thù lao luật sư
- Điều 55. Căn cứ và phương thức tính thù lao
- Điều 56. Thù lao, chi phí trong trường hợp luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý
- Điều 57. Thù lao, chi phí trong trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng
- Điều 58. Tiền lương theo hợp đồng lao động của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân
- Điều 59. Giải quyết tranh chấp về thù lao, chi phí, tiền lương theo hợp đồng lao động
- Điều 60. Đoàn luật sư[32]
- Điều 61. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn luật sư[33]
- Điều 62. Các cơ quan của Đoàn luật sư
- Điều 63. [34] (được bãi bỏ)
- Điều 64. Liên đoàn luật sư Việt Nam[35]
- Điều 65. Nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn luật sư Việt Nam[42]
- Điều 66. Các cơ quan của Liên đoàn luật sư Việt Nam
- Điều 67. Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam[52]
- Điều 68. Điều kiện hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài[53]
- Điều 69. Hình thức hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài[54]
- Điều 70. Phạm vi hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài[55]
- Điều 71. Chi nhánh
- Điều 72. Công ty luật nước ngoài[56]
- Điều 73. Quyền, nghĩa vụ của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
- Điều 74. Điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài[57]
- Điều 75. Hình thức hành nghề của luật sư nước ngoài
- Điều 76. Phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài[58]
- Điều 77. Quyền và nghĩa vụ của luật sư nước ngoài
- Điều 78. Cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài
- Điều 79. Đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
- Điều 80. Thay đổi nội dung Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
- Điều 81. Chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 82. Cấp, gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài[61]
- Điều 83. Trách nhiệm quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư[63]
- Điều 84. Trách nhiệm tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư
- Điều 85. Xử lý kỷ luật đối với luật sư
- Điều 86. Khiếu nại quyết định kỷ luật luật sư
- Điều 87. Khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư, các cơ quan của Liên đoàn luật sư Việt Nam[68]
- Điều 88. Giải quyết tranh chấp
- Điều 89. Xử lý vi phạm đối với luật sư[74]
- Điều 90. Xử lý vi phạm đối với tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 91. Xử lý vi phạm đối với các hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 92. Xử lý vi phạm đối với cá nhân, tổ chức hành nghề luật sư bất hợp pháp