Mục 2 Chương 3 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Thể dục, thể thao do Văn phòng Quốc hội ban hành
Điều 44. Phát triển thể thao chuyên nghiệp
1. Thể thao chuyên nghiệp là hoạt động thể thao, trong đó huấn luyện viên, vận động viên lấy huấn luyện, biểu diễn, thi đấu thể thao là nghề của mình.
2.34 Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp, đào tạo vận động viên, huấn luyện viên và tổ chức thi đấu thể thao chuyên nghiệp.
3.35 Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật để phục vụ hoạt động thể thao chuyên nghiệp.
Điều 45. Quyền và nghĩa vụ của vận động viên chuyên nghiệp
1. Vận động viên chuyên nghiệp phải ký hợp đồng lao động với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp.
2. Quyền và nghĩa vụ của vận động viên chuyên nghiệp được thực hiện theo hợp đồng lao động đã ký với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp.
3. Hợp đồng lao động ký giữa vận động viên chuyên nghiệp với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và phù hợp với quy định của tổ chức thể thao quốc tế tương ứng.
Điều 46. Quyền và nghĩa vụ của huấn luyện viên chuyên nghiệp
1. Huấn luyện viên chuyên nghiệp phải ký hợp đồng lao động với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp hoặc liên đoàn thể thao quốc gia.
2. Quyền và nghĩa vụ của huấn luyện viên chuyên nghiệp được thực hiện theo hợp đồng lao động đã ký với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp hoặc với liên đoàn thể thao quốc gia.
3. Hợp đồng lao động ký giữa huấn luyện viên chuyên nghiệp với câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp hoặc với liên đoàn thể thao quốc gia theo quy định của pháp luật về lao động và phù hợp với quy định của tổ chức thể thao quốc tế tương ứng.
Điều 47. Chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp
1. Việc chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp giữa hai câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trong nước được thực hiện bằng hợp đồng khi hợp đồng lao động của vận động viên chuyên nghiệp còn hiệu lực.
2. Việc chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp giữa câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp Việt Nam và câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật này và các quy định về chuyển nhượng của liên đoàn thể thao quốc tế.
3. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp do liên đoàn thể thao quốc gia quy định phù hợp với pháp luật Việt Nam và các quy định của liên đoàn thể thao quốc tế mà mình là thành viên.
Điều 48. Hợp đồng chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp
1. Hợp đồng chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và thông lệ quốc tế.
2. Hợp đồng chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp do các bên thỏa thuận bằng văn bản, bao gồm những nội dung sau đây:
a) Đối tượng chuyển nhượng;
b) Các bên tham gia chuyển nhượng;
c) Hình thức và phạm vi chuyển nhượng;
d) Thời gian chuyển nhượng;
đ) Giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán;
e) Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng;
g) Trách nhiệm và mức bồi thường của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;
h) Cơ quan giải quyết tranh chấp;
i) Các nội dung khác do các bên thỏa thuận.
Điều 49. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp36
1. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp là doanh nghiệp thực hiện đào tạo, huấn luyện vận động viên và tổ chức thi đấu thể thao chuyên nghiệp.
2. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp là thành viên của liên đoàn thể thao quốc gia.
3. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp phải tuân thủ các quy định của liên đoàn thể thao quốc gia và liên đoàn thể thao quốc tế khi tham gia thi đấu thể thao chuyên nghiệp do liên đoàn thể thao quốc gia hoặc liên đoàn thể thao quốc tế tổ chức.
Điều 50. Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp37
1. Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp bao gồm:
a) Có đội ngũ cán bộ, nhân viên thể thao đáp ứng yêu cầu của hoạt động thể thao chuyên nghiệp;
b) Có vận động viên chuyên nghiệp, huấn luyện viên chuyên nghiệp;
c) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với hoạt động thể thao chuyên nghiệp.
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
1. Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh, tạm ngừng kinh doanh, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp; việc phá sản câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật phá sản.
2.38 Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
3.39 Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp chỉ được kinh doanh hoạt động thể thao khi đã được cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao theo quy định tại Điều 50 của Luật này.
4.40 Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
c) Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh theo quy định tại Điều 50 của Luật này.
Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp theo quy định tại Điều 50 của Luật này và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 52. Nhiệm vụ, quyền hạn của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp
1. Tham gia thi đấu giải thể thao chuyên nghiệp do liên đoàn thể thao quốc gia, liên đoàn thể thao quốc tế tổ chức.
2. Đào tạo, huấn luyện vận động viên chuyên nghiệp.
3. Phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng năng khiếu thể thao.
4. Ký hợp đồng lao động với vận động viên chuyên nghiệp, huấn luyện viên chuyên nghiệp.
5. Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện và thi đấu thể thao.
6. Bảo đảm nguồn tài chính hoạt động của câu lạc bộ.
7. Được sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
8. Được hưởng chính sách ưu đãi trong sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị do Nhà nước quản lý.
9. Được Nhà nước tạo điều kiện để tăng nguồn thu hợp pháp.
10. Được tiếp nhận, sử dụng các nguồn tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Điều 53. Quyền sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp
1. Việc bảo hộ quyền sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp được thực hiện theo pháp luật về dân sự và pháp luật về sở hữu trí tuệ.
2. Liên đoàn thể thao quốc gia, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác tổ chức giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp là chủ sở hữu giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp do mình tổ chức.
3. Chủ sở hữu giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp được chuyển nhượng quyền sở hữu đối với giải thể thao cho tổ chức, cá nhân theo hợp đồng do các bên thỏa thuận.
4. Chính phủ quy định chi tiết về quyền sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp.
Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Thể dục, thể thao do Văn phòng Quốc hội ban hành
- Số hiệu: 09/VBHN-VPQH
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 29/06/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Hạnh Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 833 đến số 834
- Ngày hiệu lực: 29/06/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng Luật Thể dục, thể thao
- Điều 4. Chính sách của Nhà nước về phát triển thể dục, thể thao
- Điều 5. Cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao
- Điều 6. Nội dung quản lý nhà nước về thể dục, thể thao
- Điều 7. Thanh tra thể dục, thể thao
- Điều 8. Khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thể dục, thể thao
- Điều 9. Thông tin, tuyên truyền về thể dục, thể thao
- Điều 10. Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thể dục, thể thao
- Điều 11. Phát triển thể dục, thể thao quần chúng
- Điều 12. Phong trào thể dục, thể thao quần chúng
- Điều 13. Thẩm quyền quyết định tổ chức giải thể thao quần chúng12
- Điều 14. Thể dục, thể thao cho người khuyết tật
- Điều 15. Thể dục, thể thao cho người cao tuổi
- Điều 16. Thể dục phòng bệnh, chữa bệnh
- Điều 17. Các môn thể thao dân tộc
- Điều 18. Thể thao giải trí
- Điều 19. Thể thao quốc phòng
- Điều 20. Giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường
- Điều 21. Trách nhiệm của Nhà nước đối với giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường
- Điều 22. Trách nhiệm của nhà trường
- Điều 23. Quyền và nghĩa vụ của giáo viên, giảng viên thể dục thể thao
- Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của người học
- Điều 25. Thi đấu thể thao trong nhà trường21
- Điều 26. Trách nhiệm của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thể thao
- Điều 27. Hoạt động thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang
- Điều 28. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang
- Điều 29. Trách nhiệm của các đơn vị trong lực lượng vũ trang
- Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của cán bộ, chiến sỹ
- Điều 31. Phát triển thể thao thành tích cao24
- Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của vận động viên thể thao thành tích cao 25
- Điều 33. Quyền và nghĩa vụ của huấn luyện viên thể thao thành tích cao26
- Điều 34. Quyền và nghĩa vụ của trọng tài thể thao thành tích cao
- Điều 35. Đội thể thao quốc gia, đoàn thể thao quốc gia
- Điều 36. Tiêu chuẩn vận động viên đội thể thao quốc gia
- Điều 37. Giải thể thao thành tích cao 28
- Điều 38. Thẩm quyền quyết định tổ chức giải thể thao thành tích cao29
- Điều 39. Thẩm quyền ban hành điều lệ giải thể thao thành tích cao31
- Điều 40. Thủ tục đăng cai tổ chức giải thể thao thành tích cao32
- Điều 41. Công nhận thành tích thi đấu thể thao thành tích cao
- Điều 42. Đẳng cấp vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao thành tích cao
- Điều 43. Tiêu chuẩn cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tập luyện và thi đấu thể thao thành tích cao
- Điều 44. Phát triển thể thao chuyên nghiệp
- Điều 45. Quyền và nghĩa vụ của vận động viên chuyên nghiệp
- Điều 46. Quyền và nghĩa vụ của huấn luyện viên chuyên nghiệp
- Điều 47. Chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp
- Điều 48. Hợp đồng chuyển nhượng vận động viên chuyên nghiệp
- Điều 49. Câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp36
- Điều 50. Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp37
- Điều 51. Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh, tạm ngừng kinh doanh, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể, phá sản câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp
- Điều 52. Nhiệm vụ, quyền hạn của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp
- Điều 53. Quyền sở hữu đối với giải thể thao thành tích cao và giải thể thao chuyên nghiệp
- Điều 54. Loại hình cơ sở thể thao
- Điều 55. Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của doanh nghiệp42
- Điều 56. Hộ kinh doanh và các tổ chức khác kinh doanh hoạt động thể thao43
- Điều 57. Đơn vị sự nghiệp thể thao
- Điều 58. Đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, giải thể đơn vị sự nghiệp thể thao
- Điều 59. Nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao
- Điều 60. Nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm hoạt động thể thao, cơ sở dịch vụ hoạt động thể thao
- Điều 61. Trường năng khiếu thể thao
- Điều 62. Nhiệm vụ, quyền hạn của trường năng khiếu thể thao
- Điều 63. Quyền và nghĩa vụ của học sinh trường năng khiếu thể thao
- Điều 64. Nguồn tài chính cho thể dục, thể thao
- Điều 65. Đất đai dành cho thể dục, thể thao
- Điều 66. Nhân lực cho phát triển thể dục, thể thao
- Điều 67. Quỹ hỗ trợ phát triển tài năng thể thao
- Điều 70. Liên đoàn thể thao quốc gia
- Điều 71. Quyền và nghĩa vụ của liên đoàn thể thao quốc gia
- Điều 72. Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thể thao ngành, địa phương
- Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thể thao ngành, địa phương