Điều 51 Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2022 hợp nhất Luật Điện lực do Văn phòng Quốc hội ban hành
Điều 51. Bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không
1. Chủ sở hữu hoặc người sử dụng nhà ở, công trình đã được phép tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không không được sử dụng mái hoặc bất kỳ bộ phận nào của nhà ở, công trình vào những mục đích có thể vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp và phải tuân thủ các quy định về bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không khi sửa chữa, cải tạo nhà ở, công trình.
2. Trước khi cấp phép cho tổ chức, cá nhân xây dựng mới hoặc cơi nới, cải tạo nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, cơ quan cấp phép phải yêu cầu chủ đầu tư xây dựng nhà ở, công trình thỏa thuận bằng văn bản với đơn vị quản lý lưới điện cao áp về các biện pháp bảo đảm an toàn đường dây dẫn điện trên không và an toàn trong quá trình xây dựng, cơi nới, cải tạo, sử dụng nhà ở, công trình này.
3. Không cho phép tồn tại nhà ở và công trình có người thường xuyên sinh sống, làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp từ 500 kV trở lên, trừ những công trình chuyên ngành phục vụ vận hành lưới điện đó.
4. Cấm tiến hành mọi công việc trong hành lang bảo vệ đường dây dẫn điện trên không nếu sử dụng thiết bị, dụng cụ, phương tiện có khả năng vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp. Trường hợp đặc biệt, do yêu cầu cấp bách của công tác quốc phòng, an ninh, phải có sự thỏa thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện về các biện pháp bảo đảm an toàn cần thiết.
5. Ở những đoạn giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường bộ, đường sắt, chiều cao tối thiểu của dây dẫn điện tại điểm thấp nhất khi dây dẫn ở trạng thái võng cực đại bằng 4,5 mét cộng với khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp.
Trường hợp điểm cao nhất trên phương tiện vận chuyển có chiều cao lớn hơn 4,5 mét thì chủ phương tiện phải liên hệ với đơn vị quản lý công trình lưới điện cao áp để thực hiện các biện pháp an toàn cần thiết.
6. Ở những đoạn giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường sắt dành cho tàu chạy điện, chiều cao tối thiểu của dây dẫn điện tại điểm thấp nhất khi dây dẫn ở trạng thái võng cực đại bằng 7,5 mét cộng với khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp.
7. Ở những đoạn giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường thủy nội địa, chiều cao tối thiểu của dây dẫn điện tại điểm thấp nhất khi dây dẫn ở trạng thái võng cực đại bằng chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa cộng với khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp. Phương tiện vận tải thủy khi đi qua điểm giao chéo giữa đường dây dẫn điện trên không với đường thủy nội địa phải bảo đảm chiều cao không vượt quá chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa đó.
Khoảng cách an toàn của đường dây dẫn điện trên không giao chéo với tuyến giao thông đường biển được quy định cho từng trường hợp cụ thể.
8. Khi tiến hành các công việc trên mặt đất, dưới lòng đất ở gần hoặc trong hành lang bảo vệ đường dây dẫn điện trên không có khả năng ảnh hưởng đến sự vận hành bình thường của đường dây hoặc có nguy cơ gây sự cố, tai nạn về điện thì đơn vị tiến hành những công việc đó phải có sự thỏa thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện về các biện pháp bảo đảm an toàn cần thiết.
Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2022 hợp nhất Luật Điện lực do Văn phòng Quốc hội ban hành
- Số hiệu: 06/VBHN-VPQH
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 25/01/2022
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Bùi Văn Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 943 đến số 944
- Ngày hiệu lực: 25/01/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chính sách phát triển điện lực
- Điều 5. Hợp tác quốc tế trong hoạt động điện lực
- Điều 6. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về điện lực
- Điều 7. Các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện
- Điều 8. Quy hoạch phát triển điện lực[11]
- Điều 9. Lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, tổ chức thực hiện và điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực[13]
- Điều 10. Chi phí lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, điều chỉnh và đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển điện lực[14]
- Điều 11. Đầu tư phát triển điện lực
- Điều 12. Sử dụng đất cho các công trình điện lực
- Điều 13. Chính sách và biện pháp khuyến khích, thúc đẩy tiết kiệm điện
- Điều 14. Tiết kiệm trong phát điện
- Điều 15. Tiết kiệm trong truyền tải, phân phối điện
- Điều 16. Tiết kiệm trong sử dụng điện
- Điều 17. Nguyên tắc hoạt động
- Điều 18. Hình thành và phát triển thị trường điện lực
- Điều 19. Đối tượng tham gia thị trường điện lực
- Điều 20. Mua bán điện trên thị trường điện lực
- Điều 21. Hoạt động, điều hành giao dịch trên thị trường điện lực
- Điều 22. Hợp đồng mua bán điện có thời hạn
- Điều 23. Thanh toán tiền điện
- Điều 24. Đo đếm điện
- Điều 25. Kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thiết bị đo đếm điện[30]
- Điều 26. Bảo đảm chất lượng điện năng
- Điều 27. Ngừng, giảm mức cung cấp điện
- Điều 28. Mua bán điện với nước ngoài
- Điều 29. Chính sách giá điện
- Điều 30. Căn cứ lập và điều chỉnh giá điện
- Điều 31. Giá điện và các loại phí
- Điều 32. Đối tượng, điều kiện được cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 33. Hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 34. Trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 35. Nội dung của giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 36. Thời hạn cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 37. Thu hồi giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 38. Thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 39. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị phát điện
- Điều 40. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị truyền tải điện
- Điều 41. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị phân phối điện
- Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia
- Điều 43. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị bán buôn điện
- Điều 44. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị bán lẻ điện
- Điều 45. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị tư vấn chuyên ngành điện lực
- Điều 46. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng điện
- Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng điện lớn
- Điều 48. Trách nhiệm bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện
- Điều 49. Trách nhiệm phối hợp thực hiện khi xây dựng, cải tạo, kết thúc sử dụng công trình điện lực và các công trình khác[64]
- Điều 50. Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp
- Điều 51. Bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không
- Điều 52. Bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm
- Điều 53. Bảo vệ an toàn trạm điện
- Điều 54. An toàn trong phát điện
- Điều 55. An toàn trong truyền tải điện, phân phối điện
- Điều 56. An toàn trong đấu nối vào hệ thống điện quốc gia
- Điều 57. An toàn trong sử dụng điện cho sản xuất
- Điều 58. An toàn trong sử dụng điện cho sinh hoạt, dịch vụ
- Điều 59. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp
- Điều 60. Chính sách phát triển điện nông thôn, miền núi, biên giới[81], hải đảo
- Điều 61. Đầu tư phát triển điện ở nông thôn, miền núi, biên giới[85], hải đảo
- Điều 62. Giá bán điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo[88]
- Điều 63. Thanh toán tiền điện thủy nông
- Điều 64. An toàn điện ở nông thôn, miền núi, biên giới[89], hải đảo