Mục 2 Chương 4 Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2022 hợp nhất Luật Điện lực do Văn phòng Quốc hội ban hành
Mục 2. MUA BÁN ĐIỆN VÀ DỊCH VỤ CUNG CẤP ĐIỆN THEO HỢP ĐỒNG CÓ THỜI HẠN
Điều 22. Hợp đồng mua bán điện có thời hạn
Hợp đồng mua bán điện có thời hạn phải được thể hiện bằng văn bản, bao gồm các nội dung sau đây:
1. Chủ thể hợp đồng;
2. Mục đích sử dụng;
3. Tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ;
4. Quyền và nghĩa vụ của các bên;
5. Giá điện, phương thức và thời hạn thanh toán;
6. Điều kiện chấm dứt hợp đồng;
7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
8. Thời hạn của hợp đồng;
9. Các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.
1. Bên mua điện phải thanh toán đủ và đúng thời hạn số tiền điện ghi trong hóa đơn cho bên bán điện theo biểu giá điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tiền điện được thanh toán tại trụ sở, nơi ở của bên mua điện hoặc tại địa điểm thuận lợi do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện.
2. Bên mua điện chậm trả tiền điện phải trả cả tiền lãi của khoản tiền chậm trả cho bên bán điện.
3. Bên bán điện thu thừa tiền điện phải hoàn trả cho bên mua điện, kể cả tiền lãi của khoản tiền thu thừa.
4. Lãi suất của số tiền chậm trả hoặc thu thừa do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay cao nhất của ngân hàng mà bên bán điện có tài khoản ghi trong hợp đồng tại thời điểm thanh toán.
5. Bên mua điện có quyền yêu cầu bên bán điện xem xét lại số tiền điện phải thanh toán. Khi nhận được yêu cầu của bên mua điện, bên bán điện có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn mười lăm ngày. Trường hợp không đồng ý với cách giải quyết của bên bán điện, bên mua điện có thể đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tổ chức việc hòa giải. Trong trường hợp không đề nghị hòa giải hoặc hòa giải không thành, bên mua điện có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Trong thời gian chờ giải quyết, bên mua điện vẫn phải thanh toán tiền điện và bên bán điện không được ngừng cấp điện.
6.[26] Trong trường hợp bên mua điện không trả tiền điện và đã được bên bán điện thông báo hai lần thì sau mười lăm ngày, kể từ ngày thông báo lần đầu tiên, bên bán điện có quyền ngừng cấp điện. Bên bán điện phải thông báo thời điểm ngừng cấp điện cho bên mua điện trước 24 giờ và không chịu trách nhiệm về thiệt hại do việc ngừng cấp điện gây ra.
Điều 24. Đo đếm điện
1. Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm đầu tư và lắp đặt toàn bộ các thiết bị đo đếm điện và thiết bị phụ trợ cho việc đo đếm điện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật[27].
2.[28] Thiết bị đo đếm điện phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường và được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật về đo lường.
3. Công tơ phải được lắp đặt trong khu vực quản lý của bên mua điện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác bảo đảm quyền lợi giữa các bên nhưng không trái với quy định của pháp luật[29]. Vị trí lắp đặt và việc lắp đặt công tơ phải bảo đảm an toàn, mỹ quan, thuận lợi cho bên mua điện kiểm tra chỉ số công tơ và bên bán điện ghi chỉ số công tơ.
4. Bên mua điện có trách nhiệm bảo vệ công tơ lắp đặt trong khu vực quản lý của mình và thông báo kịp thời cho bên bán điện khi phát hiện công tơ bị mất hoặc bị hỏng. Bên bán điện có trách nhiệm bảo vệ công tơ lắp đặt ở ngoài khu vực quản lý của bên mua điện.
Điều 25. Kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thiết bị đo đếm điện[30]
1.[31] Chỉ những tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã đăng ký hoặc được chỉ định theo quy định của pháp luật về đo lường mới được phép kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thiết bị đo đếm điện.
2.[32] Bên bán điện có trách nhiệm tổ chức việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thiết bị đo đếm điện theo đúng yêu cầu và thời hạn quy định của pháp luật về đo lường.
3. Khi có nghi ngờ thiết bị đo đếm điện không chính xác, bên mua điện có quyền yêu cầu bên bán điện kiểm tra; trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của bên mua điện, bên bán điện phải kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế xong. Trường hợp không đồng ý với kết quả kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế của bên bán điện, bên mua điện có quyền đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương tổ chức kiểm định độc lập. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của bên mua điện, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương có trách nhiệm tổ chức việc kiểm định.
4. Chi phí cho việc kiểm định thiết bị đo đếm điện theo quy định tại khoản 3 Điều này được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tổ chức kiểm định độc lập xác định thiết bị đo đếm điện hoạt động theo đúng Tiêu chuẩn Việt Nam thì bên mua điện phải trả phí kiểm định;
b) Trường hợp tổ chức kiểm định độc lập xác định thiết bị đo đếm điện hoạt động không đúng Tiêu chuẩn Việt Nam thì bên bán điện phải trả phí kiểm định.
5. Trường hợp tổ chức kiểm định độc lập xác định chỉ số đo đếm của thiết bị đo đếm điện vượt quá số lượng điện sử dụng thực tế thì bên bán điện phải hoàn trả khoản tiền thu thừa cho bên mua điện.
Điều 26. Bảo đảm chất lượng điện năng
1. Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện phải bảo đảm điện áp, tần số dòng điện phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam, công suất, điện năng và thời gian cung cấp điện theo hợp đồng. Trường hợp không bảo đảm tiêu chuẩn điện áp, tần số dòng điện, công suất, điện năng và thời gian cung cấp điện theo hợp đồng đã ký mà gây thiệt hại cho bên mua điện thì bên bán điện phải bồi thường cho bên mua điện theo quy định của pháp luật.
2. Bên mua điện có trách nhiệm bảo đảm các trang thiết bị sử dụng điện của mình hoạt động an toàn để không gây ra sự cố cho hệ thống điện, không làm ảnh hưởng đến chất lượng điện áp của lưới điện.
Điều 27. Ngừng, giảm mức cung cấp điện
1. Trường hợp ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 23 của Luật này, bên bán điện phải thông báo cho bên mua điện biết trước thời điểm ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện ít nhất năm ngày bằng cách thông báo trong ba ngày liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức thông tin khác.
2. Trường hợp ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện khẩn cấp do sự cố, do sự kiện bất khả kháng mà bên bán điện không kiểm soát được có nguy cơ làm mất an toàn nghiêm trọng cho người, trang thiết bị hoặc do thiếu nguồn điện đe dọa đến an toàn của hệ thống điện thì đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện được ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện đối với bên mua điện để xử lý và trong thời hạn 24 giờ phải thông báo cho bên mua điện biết nguyên nhân, dự kiến thời gian cấp điện trở lại.
3. Trường hợp đơn vị điện lực ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện trái các quy định về ngừng, giảm mức cung cấp điện thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên mua điện theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp bên mua điện không thực hiện đúng các quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 46, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 47 của Luật này thì bên bán điện có quyền ngừng cấp điện cho bên mua điện.
Điều 28. Mua bán điện với nước ngoài
1. Việc mua bán điện với nước ngoài phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và được ghi trong giấy phép hoạt động điện lực.
2. Việc mua bán điện với nước ngoài thông qua hệ thống điện quốc gia phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Không làm ảnh hưởng đến độ an toàn, tin cậy và tính ổn định trong vận hành hệ thống điện quốc gia;
b) Đáp ứng các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật, quy trình, quy chuẩn kỹ thuật[33] quản lý vận hành hệ thống điện quốc gia;
c)[34] Không làm tổn hại đến lợi ích của khách hàng sử dụng điện, lợi ích của Nhà nước và an ninh năng lượng quốc gia.
3. Khách hàng sử dụng điện ở khu vực biên giới được mua điện trực tiếp với nước ngoài không qua hệ thống điện quốc gia nhưng phải bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn điện và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2022 hợp nhất Luật Điện lực do Văn phòng Quốc hội ban hành
- Số hiệu: 06/VBHN-VPQH
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 25/01/2022
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Bùi Văn Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 943 đến số 944
- Ngày hiệu lực: 25/01/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chính sách phát triển điện lực
- Điều 5. Hợp tác quốc tế trong hoạt động điện lực
- Điều 6. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về điện lực
- Điều 7. Các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện
- Điều 8. Quy hoạch phát triển điện lực[11]
- Điều 9. Lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, tổ chức thực hiện và điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực[13]
- Điều 10. Chi phí lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, điều chỉnh và đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển điện lực[14]
- Điều 11. Đầu tư phát triển điện lực
- Điều 12. Sử dụng đất cho các công trình điện lực
- Điều 13. Chính sách và biện pháp khuyến khích, thúc đẩy tiết kiệm điện
- Điều 14. Tiết kiệm trong phát điện
- Điều 15. Tiết kiệm trong truyền tải, phân phối điện
- Điều 16. Tiết kiệm trong sử dụng điện
- Điều 17. Nguyên tắc hoạt động
- Điều 18. Hình thành và phát triển thị trường điện lực
- Điều 19. Đối tượng tham gia thị trường điện lực
- Điều 20. Mua bán điện trên thị trường điện lực
- Điều 21. Hoạt động, điều hành giao dịch trên thị trường điện lực
- Điều 22. Hợp đồng mua bán điện có thời hạn
- Điều 23. Thanh toán tiền điện
- Điều 24. Đo đếm điện
- Điều 25. Kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm thiết bị đo đếm điện[30]
- Điều 26. Bảo đảm chất lượng điện năng
- Điều 27. Ngừng, giảm mức cung cấp điện
- Điều 28. Mua bán điện với nước ngoài
- Điều 29. Chính sách giá điện
- Điều 30. Căn cứ lập và điều chỉnh giá điện
- Điều 31. Giá điện và các loại phí
- Điều 32. Đối tượng, điều kiện được cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 33. Hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 34. Trường hợp miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 35. Nội dung của giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 36. Thời hạn cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 37. Thu hồi giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 38. Thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực
- Điều 39. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị phát điện
- Điều 40. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị truyền tải điện
- Điều 41. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị phân phối điện
- Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia
- Điều 43. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị bán buôn điện
- Điều 44. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị bán lẻ điện
- Điều 45. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị tư vấn chuyên ngành điện lực
- Điều 46. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng điện
- Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng điện lớn
- Điều 48. Trách nhiệm bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện
- Điều 49. Trách nhiệm phối hợp thực hiện khi xây dựng, cải tạo, kết thúc sử dụng công trình điện lực và các công trình khác[64]
- Điều 50. Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp
- Điều 51. Bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không
- Điều 52. Bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm
- Điều 53. Bảo vệ an toàn trạm điện
- Điều 54. An toàn trong phát điện
- Điều 55. An toàn trong truyền tải điện, phân phối điện
- Điều 56. An toàn trong đấu nối vào hệ thống điện quốc gia
- Điều 57. An toàn trong sử dụng điện cho sản xuất
- Điều 58. An toàn trong sử dụng điện cho sinh hoạt, dịch vụ
- Điều 59. Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp
- Điều 60. Chính sách phát triển điện nông thôn, miền núi, biên giới[81], hải đảo
- Điều 61. Đầu tư phát triển điện ở nông thôn, miền núi, biên giới[85], hải đảo
- Điều 62. Giá bán điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo[88]
- Điều 63. Thanh toán tiền điện thủy nông
- Điều 64. An toàn điện ở nông thôn, miền núi, biên giới[89], hải đảo